Đánh giá hoạt động tín dụng tại Maritime Bank Hà Đông

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải hà đông (Trang 51)

II – THỰC TRẠNG CHẤT TÍN DỤNG TẠI MARITIME BANK HÀ ĐÔNG

3. Phân tích chất lƣợng tín dụng tại Maritime Bank Hà Đông

3.3. Đánh giá hoạt động tín dụng tại Maritime Bank Hà Đông

3.3.1. Những kết quả đạt được

Mặc dù môi trƣờng cho hoạt động tín dụng của các Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Song dƣới sự chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành từ trung ƣơng tới địa phƣơng, sự giúp của các cơ quan hữu quan cùng với sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ, nhân viên trong Ngân hàng, Maritime Bank Hà Đông trong những năm qua đã đạt đƣợc những kết quả sau trong hoạt động tín dụng:

- Công tác phục vụ có nhiều đổi mới thích hợp với nền kinh tế thị trƣờng. Phong cách phục vụ, giao dịch, văn hóa lịch sự tạo đƣợc ấn

47

tƣợng, uy tín đối với khách hàng, tăng đƣợc số lƣợng khách hàng, mở rộng thị phần

- Doanh số cho vay năm sau cao hơn năm trƣớc, quy mô dƣ nợ không ngừng tăng trƣởng. Cơ cấu cho vay không chỉ bó hẹp trong một số đối tƣợng mà cung cấp cho đa dạng khách hàng. Tín dụng ngắn hạn đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vốn lƣu động của doanh nghiệp và cá nhân - Xây dựng cơ chế lãi suất linh hoạt, bám sát với lãi suất của Ngân hàng

khác, nhƣng không vƣợt quá mức lãi suất quy định của Maritime Bank Việt Nam. Lãi suất này còn dựa trên cơ chế lãi suất thoả thuận lãi suất, tuỳ từng khách hàng là cá nhân, Doanh nghiệp Nhà nƣớc hay Doanh Nghiệp Ngoài quốc doanh,... và lịch sử tín dụng của họ mà chi nhánh đƣa ra các mức lãi suất phù hợp. Điều này nâng cao khả năng cho vay, củng cố, mở rộng, nâng cao chất lƣợng tín dụng của Chi nhánh .

- Công tác thu nợ quá hạn, nợ khó đòi đã đƣợc chú trọng đúng mức, phân loại nợ quá hạn, kiểm tra đối chiếu nợ đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. - Ngân hàng đã lựa chọn những cán bộ có đủ năng lực, có trách nhiệm và

nhiệt tình trong công tác, tạo điều kiện giúp đỡ cho khách hàng.

3.3.2. Những hạn chế

Vấn đề về nợ quá hạn:

Có thể nói nợ quá hạn là tồn tại cơ bản nhất đối với mọi Ngân hàng, nếu không nhanh chóng khắc phục sẽ đe dọa trực tiếp đến sự lành mạnh và an toàn của hệ thống ngân hàng cũng nhƣ tình hình kinh tế- xã hội. Khi các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ tạo ra rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy để nâng cao chất lƣợng tín dụng thì việc chấn chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế là điều tất yếu. Hay cụ thể hơn là chấn chỉnh chế độ tài chính của doanh nghiệp, cho dù Ngân hàng có đề ra kiểm soát trƣớc, trong, sau khi cho vay nhƣng thực tế Ngân hàng là sao có thể kiểm soát đƣợc. Bởi lẽ hoạt động kinh tế là muôn hình vạn trạng, hơn nữa doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với Ngân hàng lại bình đẳng, thậm

48

chí khách hàng là thƣợng đế của Ngân hàng. Khi có sự kiểm soát thì sự việc đã diễn ra rồi.

Trên thực tế, khoảng cách giữa ngƣời cho vay và khách hàng còn xa, không có nghiệp vụ tín dụng gắn liền với mối quan hệ tiếp xúc thƣờng xuyên giữa Ngân hàng và khách hàng. Vấn đề thông tin và nắm bắt tình hình biến đổi kinh tế- xã hội tác động đến khách hàng còn chậm, không đầy đủ và xử lý chƣa triệt để. Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, Ngân hàng co sẵn sàng tiếp thêm vốn cho doanh nghiệp không? Đây là câu hỏi mà Ngân hàng cần cân nhắc kỹ lƣỡng. Nếu tiếp thêm vốn cho khách hàng thì khách hàng có thể trả đƣợc nợ cũ lẫn nợ mới không thậm chí là lãi. Đây là một bài toán khó mà Ngân hàng cần xem xét, đánh giá cẩn thận trƣớc khi quyết định cho vay tiếp hay không. Sự tồn tại và phát triển của khách hàng quyết định sự tồn tai và phát triển của chính Ngân hàng. Vì vậy Ngân hàng cần tìm biện pháp tối ƣu nhất để giúp doanh nghiệp vƣợt qua khó khăn đồng thời quản trị rủi ro cho mình.

Những khó khăn vƣớng mắc khi cấp tín dụng:

Về nguyên tắc khi cho vay, phải có tài sản đảm bảo có thể là tín chấp hoặc thế chấp tài sản. Về tín chấp, Ngân hàng phải xét uy tín khả năng chi trả của khách hàng, hoặc uy tín bảo lãnh cho khách hàng đó. Nếu nhƣ xét khách hàng có đầy đủ uy tín thì có thể cho vay tín chấp. Ngoài ra cán bộ tín dụng còn cần phải cảnh giác với nhóm đối tƣợng tìm mọi cách để vay bằng đƣợc vốn Ngân hàng, nhóm đối tƣợng này thƣờng sắp phá sản, cần vốn để cứu nguy khẩn cấp. Vì vậy họ dùng mọi thủ đoạn từ việc năn nỉ đến quà cáp, biếu xén, hối lộ cán bộ tín dụng. Đây là một rủi ro đạo đức do khách hàng gây nên. Chúng ta không nên quá coi trọng vấn đề tín chấp hay tài sản thế chấp.

Trong luật cầm cố, ngƣời đi vay phải chuyển tài sản cho Ngân hàng, điều này chƣa triệt để vì trong lĩnh vực thƣơng mại không thích hợp. Ví dụ: trong thế chấp kho Ngân hàng không thể quản lý đƣợc. Bản chất của sự cầm cố là ngƣời đi vay phải chuyển tài sản của mình cho Ngân hàng cầm cố trong khi về mặt pháp lý họ vẫn là chủ sở hữu của tài sản đó. Trong trƣờng hợp thế

49

chấp kho hàng, không thể lấy hàng hóa trong kho đƣa về Ngân hàng đƣợc. Trƣờng hợp này cần ủy thác cho ngƣời thứ ba trông coi kho hàng và quản lý tài sản đó. Đây là một khâu sơ hở dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng do khách hàng và cán bộ tín dụng ngân hàng gây nên.

Về tín chấp, có rất nhiều quy định ngặt nghèo việc cho vay không có tài sản đảm bảo trong luật. Thậm chí còn đƣợc hình sự hóa vấn đề nay. Điều đó có làm cho chất lƣợng tín dụng tốt hơn không? Thực tế vấn đề tài sản đảm bảo đã ăn sâu vào tâm trí mọi ngƣời đến mức hầu hết các đoàn thanh tra kiểm tra ngân hàng Nhà nƣớc đòi hỏi tất cả các món vay đều phải có tài sản thế chấp , mặc dù nhiều văn bản của Chính phủ hoặc NHNN vẫn cho phép vay tín chấp, không có tài sản đảm bảo thế chấp nhƣ đối với nông dân nghèo, sinh viên… vấn đề làm cho Ngân hàng coi tài sản thế chấp là nguồn thu nợ thứ hai và là nguồn thu nợ duy nhất nên đã không xem xét thẩm định doanh thu, lợi nhuận hoặc thu nhập của khách hàng. Thậm chí có nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn có hiệu quả. Phƣơng án vốn có tính khả thi rõ ràng cũng bị từ chối cho vay vì không có tài sản đảm bảo.

Tình trạng khách hàng cố tình cung cấp thông tin sai lệch, bằng những thủ đoạn tinh vi để thực hiện hành vi lừa đảo cán bộ tín dụng nhằm chiếm đoạt tài sản. Những rủi ro trên đối với Ngân hàng cũng gây ra những tổn thất lớn, có ảnh hƣởng lớn tới hoạt động của Ngân hàng, gây ra những trục trặc trong kinh doanh. Qua theo dõi tình hình hoạt động kinh tế liên quan đến hoạt động Ngân hàng trong những năm qua cho thấy nỗi lên tình trạng lừa đảo chiếm dụng vốn vay của Ngân hàng hay thông qua các thủ đoạn nâng cao giá trị tài sản thế chấp hoặc sử dụng một hồ sơ vay nhiều Ngân hàng khác. Khi Ngân hàng bị lừa đảo dẫn đến hậu quả nặng nề: tài sản bị mất, Ngân hàng mất khả năng thanh toán, Ngân hàng phá sản ảnh hƣởng trực tiếp đến nền kinh tế- xã hội.

50

3.3.3. Nguyên nhân hạn chế:

Rủi ro từ phía khách hàng: Khách hàng cung cấp những thông tin không chính xác, sai sự thât liên quan đến họ. Khách hàng thiếu vốn nên tìm mọi cách để vay đƣợc vốn Ngân hàng, điều này dẫn đến họ gian dối trong quan hệ tín dụng nhƣ: cung cấp giấy tờ, tài sản, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,...sai sự thật điều này gây khó khăn, sai sót cho hoạt động thẩm định tín dụng, dẫn đến việc ra quyết định tín dụng sai. Vì vậy, khi khách hàng của Chi nhánh làm ăn thua lỗ, hoạt động không có hiệu quả dẫn đến tình trạng không trả đƣợc nợ, khả năng mất vốn của Chi nhánh sảy ra.

Nguyên nhân từ phia Ngân hàng: Mạng lƣới chi nhánh tƣơng đối lớn song số lƣợng cán bộ cán bộ công nhân viên ít không đáp ứng đƣợc hết yêu cầu của công việc. Hệ thống thông tin về khách hàng không đƣợc cung cấp đầy đủ, không theo dõi sát sao hoạt động sử dụng vốn của họ, ảnh hƣởng đến công tác kiểm tra giám sát. Cán bộ thẩm định Chi nhánh có trình độ chuyên môn cao, song còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn và hiểu biết về khách hàng, trong khi đó môi trƣờng kinh doanh đầy biến động phức tạp đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có khả năng phân tích và tổng hợp thông tin rất rộng điều nay dẫn đến xác định thời hạn, lãi suất tín dụng chƣa chính sác, chƣa phù hợp điều này làm giảm chất lƣợng tín dụng của Chi nhánh .

Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh: Môi trƣờng kinh doanh là vấn đề muôn thủa tại Việt Nam. Đó là sự can thiệp quá mức của các cơ quan quản lý nhà nƣớc vào hoạt động kinh tế, đặc biệt các thức quản lý mang tính chất hành chính. Các văn bản luật ban hành chồng chéo, chƣa cụ thể rõ ràng, gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp. Hoạt động huy động vốn khó khăn hơn trƣớc nhiều do cuộc cạnh tranh tăng lãi suất giữa các Ngân hàng trong nƣớc làm Lãi suất huy động liên tục tăng cao, trong khi đó lãi suất cho vay lãi không biến động nhiều làm cho lợi nhuận của toàn hệ thống Ngân hàng và Chi nhánh giảm.

51

Ảnh hưởng của tài chính quốc tế: Trong thời gian vừa qua, giá của một số mặt hàng liên tục tăng cao nhƣ: sắt thép, giá dầu; trong khi đó đồng USD mất giá, giá vàng tăng cao làm ảnh hƣởng rất nhiều đến hoạt động tín dụng của hệ thống tài chính, tín dụng cả nƣớc nói chung và hoạt động tín dụng của Chi nhánh nói riêng, đặc biệt là các khoản vay bằng USD.

52

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI MARITIME BANK HÀ ĐÔNG

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải hà đông (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)