II – THỰC TRẠNG CHẤT TÍN DỤNG TẠI MARITIME BANK HÀ ĐÔNG
2. Giải pháp nâng chất lƣợng tín dụng
2.4. Tăng cƣờng về thẩm định tình hình tài chính
Việc phân tích tình hình tài chính khách hàng thƣờng dựa trên các BCTC của doanh nghiệp. Thông thƣờng bộ hồ sơ tài chính gồm có: Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. Tuy nhiên khi lập các báo cáo tài chính, doanh nghiệp thƣờng cố ý làm đẹp các báo cáo, sai lệch so với thực tế để đƣợc vay vốn Ngân hàng.
Nội dung chính cần thẩm định hồ sơ tài chính doanh nghiệp là:
Đối với Bảng cân đối kế toán: CBTD cần phải xem xét, đánh giá các khoản mục bên Tài sản, bên nguồn vốn. Bên tài sản của Bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp bao gồm: Tài sản lƣu động (tiền và các chứng khoán ngắn hạn đẽ bán, các khoản phải thu, dự trữ), tài sản tài chính, tài sản cố định hữu hình và vô hình. Bên nguồn vốn xem xét nợ ngắn hạn ( nợ phải trả nhà cung cấp, các khoản phải nộp, nợ ngắn hạn ngân hang thƣơng mại và các tổ chức tín dụng khác), nợ dài hạn( nợ vay dài hạn ngân hang thƣơng mại và các tổ chức tín dụng khác, vay bằng cách phát hành trái phiếu), vốn chủ sở hữu( vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, phát hành cổ phiếu mới)
55
Về mặt kinh tế, bên tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài sản, bên nguồn vốn phản ánh cơ cấu tài trợ, cơ cấu vốn cũng nhƣ khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp.
Nhìn vào Bảng cân đối kế toán, cán bộ thẩm định phân tích và đánh giá để kết luận về loại hình doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán là một tƣ liệu quan trọng bậc nhất giúp cho cán bộ thẩm định biết đƣợc khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp
Báo cáo kết quả kinh doanh:
Báo cáo kết quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyển tiền trong quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Báo cáo kết qủa kinh doanh cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
Cán bộ thẩm định cần xem xét những khoản mục chủ yếu đƣợc phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh: doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính, doanh thu từ hoạt động bất thƣờng và chi phí tƣơng ứng với từng hoạt động đó. Trên cơ sở đó, CBTD phân tích BCTC: doanh thu ròng, giá vốn hàng bán, lãi gộp, chi phí lãi vay, lợi nhuận trƣớc thuế và lợi nhuận sau thuế; các thông số này sẽ đƣợc sử dụng để tính toán các tỷ số tài chính làm cơ sở cho việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, là cơ sở để Ngân hàng đƣa ra quyết định tài trợ đúng đắn.
Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ
Để đánh giá một doanh nghiệp có đảm bảo đƣợc chi trả hay không, CBTD cần tìm hiểu tình hình ngân quỹ của doanh nghiệp
Đối với bản báo cáo lƣu chhuyển tiền tệ, CBTD phải tiến hành:
Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực nhập quỹ, bao gồm: dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động kinh doanh ( từ bán hang hoá hoặc dịch vụ); dòngtiền
56
nhập quỹ từ hoạt động đầu tƣ, tài chính; dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động bất thƣờng
Xác định dòng tiền thực xuất quỹ, bao gồm: dòng tiền thực xuất quỹ thực hiện sản xuất kinh doanh, dòng tiền thực xuất quỹ thực hiện hoạt động tài chính, dòng tiền thực xuất quỹ thực hiện hoạt động bất thƣờng
Trên cơ sở dòng tiền thực nhập quỹ và dòng tiền thực xuất quỹ, CBTD thực hiện cân đối ngân quỹ với số dƣ ngân quỹ đầu kỳ để xác định số dƣ ngân quỹ cuối kỳ. Từ đó có thể thiết lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu cho doanh nghiệp nhằm mục tiêu đảm bảo chi trả.
Để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, cán bộ thẩm định phải đọc và hiểu đƣợc các BCTC, qua đó họ nhận biết đƣợc nên tập trung vào các chỉ tiêu tài chính liên quan đến mục tiêu phân tích tài chính của họ, để từ đó có nhận định đúng về khả năng hòan trả nợ vay của doanh nghiệp.