SANG ĐẤT KHU CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
3.1 Định hướng chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội trong những năm
đất khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội trong những năm tới.
Đất đai là tài nguyên hạn chế, nhưng lại là điều kiện không thể thiếu được trong quá trình phát triển. Vì vậy, việc khai thác sử dụng đất có hiệu quả là quan điểm đặt lên hàng đầu. Từ nay đến 2020 cơ bản đưa quỹ đất chưa sử dụng vào sử dụng tối đa phục vụ cho các mục đích. Việc bảo vệ, sử dụng tiết kiệm đất, chuyển đổi hợp lý đất đai đem lại hiệu quả kinh tế cao là nhiệm vụ quan trọng, nhằm đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội.
Trong những năm tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020 đã được thành phố phê duyệt. Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã duyệt quy hoạch sử dụng đất 3 huyện Phú Xuyên, Chương Mỹ, Đông Anh đến năm 2020, cụ thể:
Trong 5 kỳ đầu, UBND huyện Phú Xuyên sử dụng diện tích đất nông nghiệp giảm dần, diện tích đất phi nông nghiệp tăng dần: năm 2011 đất nông nghiệp có diện tích 11.160,84ha; đến năm 2015 còn 10.568,80ha; đất phi nông nghiệp năm 2011 có diện tích 5.881,94ha, đến năm 2015 tăng lên 6.475,00ha.UBND huyện Đông Anh năm 2011 đất nông nghiệp có diện tích 9.187,25 ha; đến năm 2015 còn 8.473,67 ha; đất phi nông nghiệp năm 2011 có diện tích 8.681,80 ha, đến năm 2015 tăng lên 9.699,76 ha. Đất khu dân cư nông thôn tăng từ 2.245,44 ha lên 3.135,71ha. diện tích đất nông nghiệp chiếm 57,55% tổng diện tích đất tự nhiên (13.375,55ha),
đất phi nông nghiệp chiếm 41,37% (9.614,58ha). Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Chương Mỹ, diện tích đất nông nghiệp chiếm57,55% tổng diện tích đất tự nhiên (13.375,55ha), đất phi nông nghiệp chiếm 41,37% (9.614,58ha). Trong 5 kỳ đầu, UBND huyện Chương Mỹ sử dụng diện tích đất nông nghiệp giảm dần, diện tích đất phi nông nghiệp tăng dần, tuy nhiên diện tích tăng giảm không
đáng kể. UBND Thành phố giao UBND huyện Phú Xuyên, Chương Mỹ, Đông Anh tổ chức công bố, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai;
Thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; đồng thời, tổ chức kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, có trách nhiệm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố.Việc chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp được quy hoạch rõ ràng, cụ thể.
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đang trong giai đoạn gay cấn, đòi hỏi chính quyền thành phố Hà Nội cần vào cuộc mạnh hơn nữa để đạt được mục tiêu đề ra. Nhân thức được quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp là không thẻ tránh khỏi, thành phố Hà Nội đã điều tra, khảo sát kỹ lượng diện tích, chất lượng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố, phân loại đất và chi chuyển đổi mục đích sử dụng với những khu đất có chất lượng đất nông nghiệp thấp.
Dành một quỹ đất ưu tiên cho việc xây dựng các khu đô thị mới theo quy hoạch và phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái. Hình thành các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp. Khai thác hiệu quả quỹ đất và cơ sở hạ tầng hiện có, gắn liền phát triển với quá trình đô thị hoá nhiều mặt.
Nông nghiệp là một lợi thế của thành phố Hà Nội, thành phố Hà Nội khảng định tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng năng suất và chất lượng cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu là mục tiêu lớn của ngành nông nghiệp thành phố trong thời gian qua. Tiếp tục đầu tư vào nông nghiệp để gia tăng giá trị sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống nông thôn. Đồng thời, hoàn thiện các chính
khu công nghiệp, định hướng phát triển khu công nghiệp theo chiều sâu, gia tăng giá trị sản xuất và giá trị sản xuất, ngày càng giải quyết nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương tiến hành chuyển đổi sử dụng đất.
Sử dụng đất phải đáp ứng nhu cầu đất ở cho nhân dân, việc sử dụng đất ở cần được bố trí tập trung, từng bước thực hiện bố trí sắp xếp lại các khu dân cư đã hình thành kết hợp với việc xây dựng các khu dân cư mới phát triển theo hướng vừa chú trọng đến môi trường sinh thái, mỹ quan đô thị, vừa đáp ứng nhu cầu về cơ sở hạ tầng cũng như các mặt xã hội khác.
Khai thác sử dụng đất phải hết sức tiết kiệm, có hiệu quả và không ngừng làm giàu cho đất. Phát huy tối đa hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của việc sử dụng đất.
3.2 Định hướng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của việc chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp.
Trong thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tập trung tiếp tục nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp. Tập trung hơn vào việc nâng cao hiệu quả xã hội, ổn định cuộc sống, chỗ ở, việc làm của người lao động, ổn định an ninh trật tự và phát triển các truyền thống văn hóa của địa phương.
Bố trí hợp lý quỹ đất cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhằm khai thác hiệu quả sử dụng đất phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch, kế hoạch.
Chuyển mạnh đất trồng lúa kém hiệu quả sang các mục đích khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Quy hoạch chuyển đổi tất cả các diện tích đất nông nghiệp nằm xen lẫn trong khu dân cư, sản xuất không hiệu quả sang các mục đích phi nông nghiệp phù hợp với thực tế sử dụng đất của nhân dân với diện tích khoảng 4ha.
Ưu tiên phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch, nhất là những ngành công nghiệp có khả năng khai thác tiềm năng sẵn có, hình thành các khu công nghiệp trung nhằm sử dụng có hiệu quả quỹ đất và cơ sở hạ tầng, gắn việc phát triển công nghiệp với quá trình đô thị hóa.
Đất ở phải được bố trí tập trung, cân đối trên cơ sở mở rộng khu dân cư cũ hoặc phát triển khu dân cư mới, nhưng phải mỹ quan và thuận tiện cho sản xuất. Xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phải đồng bộ, có quy hoạch trong quá trình hình thành các khu công nghiệp và mở rộng đô thị nhằm tiết kiệm đất, kết hợp cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế và phục vụ đời sống văn hóa xã hội của nhân dân. Thu hút đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, hoàn thiện hệ thống pháp luật – chính sách phù hợp với tình hình thực tế. Tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.