Điều kiện tự nhiên, cảnh quan và môi trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế Xã hội của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội (Trang 29)

ĐẤT KHU CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2008 – 2013.

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, cảnh quan và môi trường.

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Hà Nội mới bao gồm Hà Nội cũ, thêm tinh Hà Tây, huyện Mê Linh (tinh Vĩnh Phúc)và bốn xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn (tinh Hoà Bình).

Tổng diện tích Hà Nội mới hơn 3.344 km2, gấp 3,6 lần Hà Nội cũ, dân số hơn 6,5 triệu người, với 29 đơn vị hành chính cấp quận, huyện. Thủ đô mới sẽ nằm trong top 17 thành phố lớn nhất thế giới.

Hà Nội có vị trí quan trọng, có ưu thế

đặc biệt so với các tinh trong vùng và cả nước. Nghị quyết 15 NQ/TW, ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị đã xác định “Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế”. Từ Hà Nội có thể đi các tinh, thành phố trong cả nước, các nước trong khu vực và trên thế giới thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Hà Nội có 2 sân bay (sân bay Quốc tế Nội Bài và sân bay Gia Lâm) là đầu mối giao thông của 4 tuyến đường sắt ( Nội – TP Hồ Chí Minh, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Đồng Đăng), 5 tuyến quốc lộ (Quốc lộ 1, 6, 2, 3, 32). Cùng với việc nâng cấp, mở rộng

các tuyến quốc lộ, đường cao tốc là điều kiện thuận lợi để Hà Nội giao lưu trao đổi và tiếp nhận kịp thời các thông tin, thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên

thế giới.

2.1.1.2 Đặc điểm khí hậu

Khí hậu của Hà Nội mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa chủ yếu là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, với đặc điểm là nóng ẩm mưa nhiều, hướng gió thịnh hành là Đông Nam. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 và thường kết thúc vào tháng 3 năm sau, với đặc điểm là lạnh và khô, ít mưa; hướng gió thịnh hành là Đông Bắc. Tháng 4 và tháng 10 được coi như những tháng chuyển tiếp tạo cho Hà Nội có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 240C, tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 6, tháng 7; tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1; số giờ nắng trung bình 1.640 giờ; lượng bức xạ trung bình 4.270 kcal/m2;

Lượng mưa trung bình năm 1.600 - 1.700 mm, tháng có lượng mưa trung bình cao nhất trong năm là tháng 7, thấp nhất là tháng 1; lượng bốc hơi trung bình 938 mm/năm; độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm từ 80 - 90%.

2.1.1.3 Các nguồn tài nguyên

Về tài nguyên đất:

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của Thành phố là 334.460,24 ha, trong đó: đất nông nghiệp 189.314,24 ha, chiếm 56,60% diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp có 134.682,97 ha, chiếm 40,27% diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng 10.463,03 ha chiếm 3,13% diện tích tự nhiên.

* Kết quả điều tra nông hóa – thổ nhưỡng, trên địa bàn Thành phố có 5 nhóm đất chính, gồm 19 đơn vị đất với diện tích 68.795,5 ha, chiếm 74,63% diện tích tự nhiên, trong đó:

- Nhóm đất phù sa (gồm 13 đơn vị đất) có diện tích 42.328,4 ha chiếm 61,5% diện tích điều tra, phân bố hầu khắp trên địa bàn Thành phố, nhưng tập trung nhiều ở các huyện Từ Liêm, Gia Lâm và Thanh Trì. Đất phù sa được hình thành do quá trình bồi lắng phù sa của sông Hồng, sông Đuống và sông Cầu. Loại đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng như lúa, rau, màu và cây công nghiệp.

- Đất bạc màu (gồm 2 đơn vị đất) có diện tích 17.663 ha, chiếm 25,7% diện tích điều tra, phân bố chủ yếu ven theo các đồi núi thấp, hình thành những dải ruộng nhỏ hẹp, bậc thanh hay thoải dốc, tập trung ở hai huyện Sóc Sơn và Đông

và cây công nghiệp.

- Nhóm đất đỏ vàng (gồm 2 đơn vị đất) có diện tích 8.386,8 ha, chiếm 12,2% diện tích điều tra.

- Nhóm đất cát và nhóm đất thung lũng có diện tích 417,3 ha, chiếm 0,6% diện tích điều tra.

Xuất phát từ yêu cầu sử dụng đất trên địa bàn Thành phố, 2 loại đất có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển kinh tế – xã hội đó là đất sản xuất nông - lâm nghiệp và đất xây dựng. Qua thực tế sử dụng và trên cơ sở một số chi tiêu về thành phần vật lý, cơ giới, hóa học, đất nông nghiệp được chia thành 3 loại: đất tốt, đất trung bình và đất xấu; đất xây dựng được chia thành 3 cấp: thuận lợi, ít thuận lợi và không thuận lợi.

Kết hợp đánh giá quỹ đất trên cơ sở cả 2 yêu cầu sản xuất nông – lâm nghiệp và xây dựng, diện tích đất của Thành phố có thể phân thành 9 nhóm tương đối như sau:

- Đất xây dựng thuận lợi và phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp tốt phân bố ở phía Nam huyện Đông Anh và hình thành những khu vực nhỏ, tập trung ở phía Tây huyện Từ Liêm.

- Đất xây dựng thuận lợi và phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp trung bình phân bố thành các dải hẹp ở các huyện Sóc Sơn, Từ Liêm và một khu vực nhỏ ở phía Tây Nam huyện Đông Anh.

- Đất xây dựng thuận lợi và phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp xấu phân bố tập trung ở 3 huyện Sóc Sơn, Đông Anh và Từ Liêm, chiếm 2/5 diện tích toàn Thành phố. Đây là vùng đất có tiềm năng lớn để phát triển xây dựng.

- Đất xây dựng kém thuận lợi nhưng phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp tốt phân bố tập trung ở 4 huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh và Từ Liêm (Hiện tại đây là khu đất chuyên canh trồng lúa nước, rau màu các loại).

- Đất xây dựng kém thuận lợi, phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp ở mức trung bình có diện tích không đáng kể, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Thanh Trì và Từ Liêm.

- Đất xây dựng kém thuận lợi, phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp xấu, diện tích nhỏ phân bố ở phía Đông Bắc của huyện Gia Lâm và một phần đất giáp với nội thành thuộc huyện Từ Liêm.

- Đất xây dựng thuận lợi và phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp tốt, phân bố ở 2 huyện Gia Lâm và Thanh Trì; ngoài ra có một phần diện tích không đáng kể ở Từ Liêm và Đông Anh.

- Đất xây dựng không thuận lợi, phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp trung bình, phân bố rải rác ở hầu hết các huyện trên địa bàn Thành phố.

- Đất xây dựng không thuận lợi, phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp kém, phân bố tập trung và chiếm diện tích lớn ở huyện Sóc Sơn, nội thành Hà Nội và một phần nhỏ ở 2 huyện Đông Anh và Thanh Trì.

Trong khu vực nội thành, phần lớn diện tích đất đai được đánh giá là không thuận lợi cho xây dựng do có hiện tượng tích nước ngầm, nước mặt, sụt lún, nứt đất, sạt lở, trôi trượt dọc sông, cấu tạo nền đất yếu,…

Về tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Diện tích khoảng 32,6 km2 và khoảng 3.600 ha ao, hồ, đầm. Trữ lương nước mặt khá lớn, lưu lượng nước thấp nhất vào mùa khô của các sông trên địa bàn 49,36 triệu m3/ngày dung tích nước trong các hồ chứa đạt 10,66 triệu m3. Tuy nhiên nguồn nước mặt đang có nguy cơ ô nhiễm, khó khăn cho khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; Nguồn nước ngầm: khá dồi dào với trữ lượng lớn, chất lượng nước tốt, có tầng bảo vệ chống ô nhiễm. Lượng nước ngầm có thể khai thác 1.232.000 m3/ngày đêm, lượng nước đang khai thác sử dụng hiện nay 700.000 m3/ngày đêm. Tuy nhiên trong quá trình khai thác, nhân dân (vùng ngoại thành) tự đào giếng khoan mà không có sự kiểm soát của cơ quan chức năng, nguồn nước thải từ sinh hoạt đã thấm qua lỗ giếng khoan xuống tâng nước ngầm đã làm cho chất lượng nước ngầm đang có nguy cơ bị ô nhiễm.

Về tài nguyên khoáng sản,

Hà Nội và vùng phụ cận có vị trí cấu trúc đặc biệt, nơi quy tụ nhiều đới kiến tạo, khoáng sản phong phú và đa dạng với khoảng 500 mỏ và điểm quặng của gần 40 loại khoáng sản khác nhau đã được phát hiện và đánh giá ở các mức độ khác nhau.

Nhìn chung trên địa bàn Hà Nội ít khoáng sản nhưng các vùng phụ cận có khá nhiều loại khoáng sản khác nhau thuộc nhóm: khoáng sản cháy cứng, kim loại

Trong các loại kể trên có nhiều loại có quy mô trữ lượng hoặc có chất lượng có thể đáp ứng một phần đáng kể cho các yêu cầu và phát triển của Hà Nội. Một vài loại khoáng sản như vàng, chì, kẽm, đồng, antimoan đã được khai thác sử dụng từ lâu, còn phần lớn các loại khoáng sản khác chi mới được phát hiện trong vài chục năm gần đây và hầu như chưa được khai thác sử dụng.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên: Thuận lợi:

- Hà Nội có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, là trung tâm chính trị trong suốt 1000 năm hình thành và phát triển, là địa bàn thu hút được nhiều nguồn lực để phát triển, đồng thời cũng tạo ra ảnh hưởng và tác động rất lớn tới các vùng khác trong cả nước.

- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa có mùa đông lạnh và ẩm, thành phố Hà Nội có thể phát triển nông nghiệp đa dạng với chủng loại cây vụ đông mang tính ôn đới khá phong phú. Nếu có đủ điều kiện có thể đưa hệ số sử dụng đất canh tác lên 3 lần thậm chí còn cao hơn.

- Do vị trí nằm dọc theo các sông lớn như sông Hồng, sông Đuống, sông Nhuệ..., nên Hà Nội có điều kiện để phát triển giao thông thuỷ, khai thác nguồn nước mặt.

Khó khăn :

- Do đặc điểm, cấu tạo của địa hình, địa chất nên hình thành rất nhiều ô trũng cục bộ, thường bị úng lụt trong mùa mưa. Ở những vùng đất yếu khi xây dựng cần có sự đầu tư lớn để gia cố nền móng nên rất tốn kém như quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì, Từ Liêm,..., đây là mặt hạn chế rất lớn của thành phố Hà Nội.

- Về khí hậu thời tiết tuy có những thuận lợi nhưng do đặc điểm nóng, lạnh thất thường của gió mùa cộng với độ ẩm cao đã tác động mạnh tới các kết cấu xây dựng, làm cho các công trình xây dựng của thành phố chóng hư hỏng và xuống cấp nhanh.

- Do vị trí nằm dọc theo các sông lớn nên thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thuỷ chế của các con sông lớn. Vì vậy để ổn định phát triển được sản xuất, xây dựng và an toàn đời sống nhân dân rất cần có kế hoạch đầu tư về sức người, sức của và cả đất đai trên địa bàn Thành phố.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế Xã hội của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w