Kết quả chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế Xã hội của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội (Trang 45)

ĐẤT KHU CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2008 – 2013.

2.2.2Kết quả chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp.

công nghiệp.

Từ 1/1/2011 – 6/2012, thành phố Hà Nội đã thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất được 362 dự án, với tổng diện tích là 841,67 ha trong đó đất cho khu công nghiệp là 43,45.

Quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội với tổng diện tích 2.203,47 ha, trong đó diện tích có nguồn gốc là đất sản xuất nông nghiệp 1.763,01 ha, chiểm tỷ lệ 80,01%. Hầu hết các khu, cụm công nghiệp 100% diện tích quy hoạch chuyển đổi từ đất sản xuất nông nghiệp sang đất phát triển công nghiệp.

Thực trạng trên là đòi hỏi khách quan để đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố Hà Nội thời gian qua, cụ thể như sau:

- Đặc thù thành phố Hà Nội là địa phương có phần lớn diện tích đất tự nhiên là đất nông nghiệp. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất nông nghiệp sang đất công nghiệp để xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp để thu

hút đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp.

- Quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất công nghiệp thời gian qua trên địa bàn thành phố đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích đất công nghiệp bình quân cao hơn từ 8- 10 lần so với đất nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thành phố giai đoạn 2002 – 2008 tăng bình quân trên 12%, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng tăng từ 36,4% lên 41,1%.

- Do điều kiện hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thành phố phát triển chưa đồng đều nên nhiều khu, cụm công nghiệp được quy hoạch, xây dựng trên cơ sở tận dụng hệ thống hạ tầng (đặc biệt là hệ thống giao thông) sẵn có, do vậy phải sử dụng, chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đất sản xuất lúa 2 vụ. Trong khi đó nhiều khu vực không thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp (vùng đồi, gò, bán sơn địa,...) do hạ tầng kỹ thuật hạn chế nên chưa phát triển được các khu, cụm công nghiệp.

Cơ cấu diện tích đất chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Bảng2.3 : Kết quả chuyển mục đích để xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

STT Loại đất Diện tích(ha) Tỷ lệ (%)

I Đất nông nghiệp 1339,8 85,11

1 Đất trồng lúa 1214,41 77,14

2 Đất cây lâu năm 181,15 7,97

II Đất phi nông nghiệp 258,81 14,89

1 Đất ở 108 6,86

2 Đất công trình công cộng 150,81 8,03

Tổng cộng 1574,24 100

Nguồn: Tổng cục quản lý đất đai

Diện tích đất các khu công nghiệp chiếm đa số là diện tích đất nông nghiệp với 85,11%, trong khi đó đất phi nông nghiệp chuyển đổi sang đất khu công nghiệp chi đạt 14,89%. Diện tích đất trồng lúa được chuyển đổi sang đất khu công nghiệp

Cụ thể:

- Khu công nghiệp Bắc Thăng Long: diện tích 272,5 ha toàn bộ lấy vào đất lúa.

- Khu công nghiệp Nội Bài: diện tích 100 ha, toàn bộ lấy vào đất lúa. - Khu công nghiệp Hà Nội – Đài Tư: diện tích 40 ha, toàn bộ lấy vào đất lúa. - Khu công nghiệp Nam Thăng Long: diện tích 30,38 ha, toàn bộ lấy vào đất lúa.

- Khu công nghiệp Bắc Phú Cát: diện tích 306,72 ha, trong đó diện tích lấy vào đất lúa 90,75 ha.

- Khu công nghiệp Bắc Thường Tín: diện tích 308,1 ha, lấy vào đất lúa 194,85 ha, đất ở 50,67 ha, đất mặt nước 37,26 ha, đất nghĩa địa 23,25 ha, đất trồng cây hàng năm khác 2,07 ha.

- Khu công nghiệp Phú Nghĩa: diện tích 170,12 ha, trong đó diện tích lấy vào đất lúa 150 ha.

- Khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai: diện tích 273,74 ha, trong đó diện tích lấy vào đất lúa 150 ha.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế Xã hội của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội (Trang 45)