Thực trạng phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế Xã hội của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội (Trang 34)

ĐẤT KHU CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2008 – 2013.

2.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế.

2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Trong giai đoạn 2008 – 2013, kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, cụ thể:

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2008-2013 bình quân đạt 9,52%/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thủ đô luôn đạt mức tăng gấp 1,5 lần so tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước.

Quy mô GRDP năm 2012 đạt 88.157 tỷ đồng (giá cố định 1994) tăng gấp 1,43 lần so 2008; Thu nhập tính theo GRDP theo đó tăng lên, bình quân đầu người năm 2012 đạt 2.257 USD/người, gấp 1,33 lần so năm 2008 (năm 2008 đạt 1.697 USD/người).

Tăng trưởng kinh tế thủ đô trong năm 2013 có dấu hiệu phục hồi, các ngành, lĩnh vực kinh tế đều duy trì tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 8,25% - đạt kế hoạch đề ra là từ 8,0-8,5% và cao hơn năm trước (năm 2012 là 8,06%) và bằng 1,53 lần mức tăng chung của cả nước. tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 138.373 tỷ đồng, bằng 85,7% dự toán, trong đó, thu ngân sách địa phương được hưởng từ các khoản thu ngân sách nhà nước theo phân cấp tính trong cân đối là 45.102 tỷ đồng, đạt 79,2% dự toán, giảm 11.823 tỷ đồng so với dự toán đầu nămCộng dồn 9 tháng đầu năm 2013, chi số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 4,4% so cùng kỳ. Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn (vốn đầu tư xã hội): đạt 172647 tỷ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực vốn nhà nước do địa phương quản lý tăng 21,1% so với cùng kỳ, riêng phần vốn ngân sách của Thành phố tăng 24,4%, đạt 63,6% so với kế hoạch năm 2013. Tốc độ giải ngân 9 tháng năm 2013 tăng khá so với tốc độ giải ngân của cùng kỳ năm trước.

Ngành dịch vụ tăng trưởng cao, giá trị gia tăng bình quân 10,07%/năm. Lĩnh vực thương mại tiếp tục được chú trọng phát triển. Hạ tầng thương mại được đầu tư. Trong 5 năm đã hoàn thành đưa vào sử dụng 16 trung tâm thương mại, 81 siêu thị và 33 chợ các loại (đến nay, trên địa bàn có 25 trung tâm thương mại, 121 siêu thị và 414 chợ). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ duy trì tăng trưởng khá, trung bình hàng năm tăng 23%.

Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 10,5%/năm, trong đó, xuất khẩu địa phương tăng 13,3%/năm. Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 1,1%/năm. Kim

Các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, trình độ cao, chất lượng cao tiếp tục được phát triển: Ngân hàng, thông tin, bưu chính viễn thông...

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2012 gấp 1,62 lần với năm 2008, bình quân tăng trưởng giai đoạn 2008-2012 đạt 12,97%.

Thu hút đầu tư tại 08 khu công nghiệp đã và đang hoạt động với diện tích trên 1.230 ha, tỷ lệ lấp đầy diện tích đạt 98%. Năm 2013 có thêm 02 khu công nghiệp mới đi vào hoạt động: Khu công viên Công nghệ thông tin Hà Nội có diện tích 36 ha, Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội với diện tích giai đoạn 72 ha; Khu công nghệ cao Hòa Lạc triển khai XD và thu hút đầu tư.

Các ngành công nghiệp chủ lực, mũi nhọn và các ngành có trình độ công nghệ cao tiếp tục được chú trọng phát triển, đến nay có 57 sản phẩm công nghiệp chủ lực của 48 doanh nghiệp thuộc các ngành cơ khí - điện tử, hóa nhựa, dệt may - da giầy, chế biến lương thực, thực phẩm…

Ngành xây dựng tăng trưởng liên tục, giá trị tăng thêm đạt trung bình 10,57%/năm. Trong 5 năm, nhiều công trình hạ tầng kinh tế xã hội, công trình giao thông, khu đô thị …được đầu tư xây dựng góp phần từng bước hoàn chinh kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2008-2013 liên tục đạt và vượt dự toán, bình quân hàng năm đạt 106.880 tỷ đồng, tăng trung bình 19,2%/năm. Năm 2012 thu ngân sách đạt 146.331 tỷ đồng gấp 2 lần năm 2008; Chi ngân sách địa phương trung bình đạt 57.117 tỷ đồng/năm, tăng bình quân 14,1%/năm, năm 2012 chi ngân sách gấp 1,7 lần so với năm 2008.

Với lợi thế là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước, Hà Nội đã phát huy nhiều giải pháp sáng tạo để huy động vốn đầu tư cho mục tiêu phát triển của Thủ đô. Năm 2013, tổng vốn đầu tư xã hội đạt 232.659 ti đồng gấp 1,8 lần so với năm 2008. Trong đó, vốn nhà nước gấp 2,4 lần, vốn đầu tư nước ngoài gấp 2,5 lần. Cũng trong giai đoạn 2008 – 2013, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn đạt 9.028 triệu USD vốn đăng ký, đến từ 1.474 dự án. Tổng cộng đã có hơn 80.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong thời gian này, với số vốn khoảng 1.140 ti đồng. Thế và lực đã thay đổi nhanh chóng, Hà Nội ngày nay đóng góp 10,06% GDP, 9% kim ngạch xuất khẩu, 13,5% giá trị sản xuất công nghiệp, 23,5% vốn đầu tư phát triển, 19,73% thu ngân sách và 23,5% tổng vốn đầu tư xã hội của cả nước...

Công tác huy động vốn đầu tư trên địa bàn được đẩy mạnh: Năm 2012 tổng vốn đầu tư xã hội đạt 233 ngàn tỷ đồng (gấp 1,87 lần so năm 2008), trong đó vốn nhà nước tăng gấp 2,4 lần, vốn đầu tư nước ngoài tăng 2,5 lần. Đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2008-2012 thu hút được 1.357 dự án với số vốn đăng ký 9.028 triệu USD, bằng 55% về số dự án và 41,7% về vốn đầu tư lũy kế từ thời điểm thực hiện Luật đầu tư nước ngoài đến nay (25 năm). Trong 5 năm qua cũng đã có hơn 80.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với số vốn đăng ký khoảng 1.140 nghìn tỷ đồng.

Kinh tế Thủ đô ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân: Vai trò, vị trí của Thủ đô với cả nước ngày càng quan trọng. Thực tế phát triển của Thủ đô trong 5 năm qua đã khẳng định tính đúng đắn, giá trị lịch sử, ý nghĩa thực tiễn lâu dài của chủ trương mở rộng địa giới hành chính đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô. Năm 2012, với diện tích chiếm khoảng 1%, dân số chiếm 7,84%, Thành phố Hà Nội đã đóng góp 10,06% GDP, 9% kim ngạch xuất khẩu; 13,5% giá trị sản xuất công nghiệp; 23,5% vốn đầu tư phát triển, 19,73% thu ngân sách (trong đó, thu nội địa đóng góp trên 25%) và 23,5% tổng vốn đầu tư xã hội của cả nước. Kinh tế Thủ đô xứng đáng giữ vị trí đầu tầu và là động lực phát triển kinh tế khu vực phía Bắc và ngày càng giữ vị trí quan trọng đối với kinh tế của cả nước

2.1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và dịch vụ. Khu vực kinh tế công nghiệp tăng từ 41,4% (năm 2008) lên 41,6% (năm 2010) và tiếp tục tăng lên 41,9% ( năm 2013), khu vực kinh tế nông nghiệp giảm từ 6,6% (năm 2008) xuống còn 6,1% (năm 2010) và tiếp tục giảm xuồng còn 5,4% vào năm 2013; khu vực kinh tế dịch vụtăng 0,6 điểm % trong cả giai đoạn, cụ thể ở bảng sau:

Bảng 2.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 - 2013

Đơn vị tính: (%)

Chi tiêu Năm 2008 Năm 2010 Năm 2012 Năm 2013

Khu vực kinh tế nông nghiệp 6,6 6,1 5,6 5,4

Khu vực kinh tế công nghiêp 41,4 41,6 41,8 41,9

Các thành phần kinh tế đều được khuyến khích phát triển. Khu vực kinh tế Nhà nước được củng cố, sắp sếp lại, tiếp tục giữ vị trí quan trọng (đóng góp 59,6% GDP Thành phố). Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước phát triển cả về số lượng và quy mô, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng cao, hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao trình độ công nghệ, trình độ tay nghề của người lao động. Hình thành nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty, có mô hình tổ chức và quy mô thích hợp, có khả năng cạnh tranh trong nước và khu vực.

Cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế phù hợp với mục tiêu, đường lối của Đảng và nhà nước, tác động tích cực tới quá trình chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp.

2.1.2.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng.

Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện chiếu sáng, cấp thoát nước,...; hạ tầng xã hội như giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục - thể thao, văn hóa - thông tin,…mặc dù đã được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển nhanh về kinh tế - xã hội và sự gia tăng đột biến về dân số của Thủ đô trong những năm gần đây.

Giao thông

Thủ đô Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng sông Hồng, là đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất ở khu vực phía Bắc, có đủ các loại hình giao thông bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không.

Thủy lợi

Trong nhiều năm Hà Nội đã có hệ thống các công trình thủy lợi khá phát triển, đã giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản với các yêu cầu tưới và tiêu nước. Đặc biệt trong lĩnh vực tưới nước, đã phục vụ có hiệu quả cho quá trình đầu tư thâm canh trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên việc tiêu úng và giải quyết triệt để vấn đề úng ngập ở địa bàn Hà Nội còn là yêu cầu rất lớn cần phải đầu tư, khắc phục cho nhiều năm tới.

Nguồn nước sử dụng ở tất cả các nhà máy chủ yếu là nước ngầm được khai thác từ các giếng sâu và giếng nông. Tuy nhiên, nguồn nước ngầm sử dụng cho sinh hoạt

ở một số nhà máy nước phía tây nam Hà Nội, có hiện tượng ô nhiễm do amoniac và E.Coli, đặc biệt phía nam vành đai 3. Mẫu nước từ nhà máy nước Yên Phụ và Pháp Vân cho thấy hàm lượng thạch tín hơi vượt quá mức tối đa cho phép tiêu chuẩn (0,016 mg/l và 0,02 mg/l so với 0,01 mg/l theo tiêu chuẩn). Nếu không xử lý phù hợp, trong tương lai có thể gây ra nguy cơ nhiễm độc. Vì những rủi ro nói trên cần hạn chế khai thác nước ngầm, chuyển dần từ khai thác nước ngầm sang nước mặt. Nguồn nước mặt thô chủ yếu là từ sông Hồng và sông Đuống.

Hệ thống thoát nước: Mục đích của hệ thống thoát nước là phòng chống ngập úng trong khu vực đô thị. Ở phía nam sông Hồng, hệ thống thoát nước mưa truyền thống bao gồm các kênh và mương dẫn nước cũng như mạng lưới cống tổng hợp bao phủ khoảng 35 km2 trong khu vực nội thành cũ và các vùng lân cận. Tuy nhiên do công suất hạn chế, người dân ở đây vẫn phải chịu cảnh úng ngập hàng năm. Ngoại trừ khu vực nội thành cũ và các khu vực lân cận, ở các khu vực còn lại, hệ thống thoát nước chưa được phát triển và chủ yếu là hệ thống thoát nước tự nhiên qua các con sông nhỏ, hồ, ao hay kênh thuỷ lợi.

Quá trình đô thị hoá dần dần làm tăng tần suất ngập lụt do việc lấp hồ, ao và xoá bỏ đồng ruộng vốn có chức năng chứa nước mưa và thay vào đó là các công trình bê tông và đường nhựa làm tăng dòng chảy tràn trên mặt đất. Vấn đề ngập lụt nghiêm trọng hơn tại các khu vực có mật độ dân số cao và các khu vực có các hoạt động kinh tế nhộn nhịp. Tình trạng ngập lụt tại một số điểm trong trung trung tâm thành phố Hà Nội với mức nước ngập 50 – 60 cm xảy ra rất thường xuyên. Phạm vi dịch vụ và chất lượng cần phải được cải thiện để có thể đáp ứng được áp lực phát triển cũng như giảm bớt tình trạng ngập lụt. Cần phải xác định các vị trí và công suất của các cửa xả, trạm bơm, hồ chứa và hệ thống ống thoát nước.

Năng lượng

Thời gian qua mạng lưới điện trên địa bàn Thành phố đã và đang được xây dựng cơ bản theo quy hoạch đã được duyệt, tính đến nay đã đầu tư 127 dự án cho 110 xã ngoại thành. Đến nay toàn bộ các xã trên địa bàn Thành phố đã được cấp điện, đáp ứng kịp thời nhu cầu điện cho sinh hoạt và phát triển kinh tế tại địa phương.

điện Hòa Bình với công suất 1.920 MW (8 x 240 MW); Nhà máy nhiệt điện Phả Lại 1 với công suất 440 MW (4 x 110 MW) và Phả Lại 2 với công suất 600 MW (2 x 300 MW).

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế Xã hội của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w