Phát triển các hoạt động Marketing và dịch vụ chăm sóc khách hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực canh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương (Techcombank) Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 101)

Nội dung giải pháp:

Một ngân hàng dù tốt nhưng để khách hàng biết đến một cách tường tận và rộng rãi thì phải tiến hành công tác Marketing. Ngoài ra, công tác Marketing giúp ngân hàng nâng cao uy tín, vị thế trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, công tác Marketing cũng có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.

Đối với công tác Marketing cần phải:

− Rà soát, đánh giá lại hiệu quả kinh doanh của từng nhóm dịch vụ. Những

dịch vụ nào không hiệu quả, có biện pháp loại bỏ hoặc có chính sách phát triển.

− Rà soát lại các quy trình cung cấp dịch vụ. Trong việc thực hiện quy trình,

− Vấn đề quảng cáo, quảng bá:

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề quan trọng nhất trong lĩnh vực quảng cáo là kiểm soát hình ảnh mang tính thống nhất như phối hợp hoặc tài trợ với Đài truyền hình thành phố, báo thành phố nhằm giới thiệu rộng rãi hình ảnh và sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh Techcombank Thanh Khê nói riêng và toàn hệ thống Techcombank nói chung. Nên thiết lập trang Web riêng của Chi nhánh để giới thiệu cho khách hàng các thông tin hoạt động và sản phẩm của Techcombank Thanh Khê. Nghiên cứu phối hợp với các công ty Viễn thông giới thiệu sản phẩm thông qua tin nhắn trên điện thoại di động.

−Nâng cao sự phối hợp giữa chức năng Marketing với các chức năng khác

như tài chính, kế hoạch...để từ đó có những chính sách phát triển dịch vụ, mở rộng thị trường đúng hướng, hiệu quả.

− Tăng cường công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ nhân viên kinh doanh, tiếp

thị. Bên cạnh đó, cần có các chương trình đào tạo để nâng cao nhận thức về hoạt động Marketing đến với tất cả nhân viên toàn Chi nhánh như mở các lớp về kỹ năng giao tiếp, nghệ thuật kinh doanh, kiến thức thị trường....

Đối với dịch vụ chăm sóc khách hàng, khuyến mãi Chi nhánh cần phải:

− Hoàn thiện các chính sách chăm sóc từng đối tượng khách hàng. Chính

sách cần theo hướng mở, tăng quyền cho các đơn vị cơ sở. Mở thêm kênh thu thập trực tiếp ý kiến của khách hàng: Điện thoại nóng, website....

− Tăng cường các hình thức cung cấp thông tin các dịch vụ mới cho khách hàng.

− Lập sổ theo dõi đối với những khách hàng có uy tín, quan hệ truyền thống

với ngân hàng để có chính sách khuyến mãi tặng quà.

− Việc tặng quà vào sinh nhật hay những ngày đặc biệt của khách hàng có uy

tín cũng rất hữu hiệu, một mặt tạo sự thân thiện với khách hàng quan hệ, nhằm luôn giữ được khách hàng bên mình, bên cạnh đó nó còn là biện pháp tốt nhất để ngân hàng có thể tuyên truyền hoạt động của mình rộng rãi hơn.

Hiệu quả dự kiến mang lại:

Góp phần lớn vào việc tạo dựng được hình ảnh, thương hiệu của Chi nhánh nói riêng và toàn hệ thống Techcombank nói chung.

Chi nhánh sẽ nắm được tình hình thị trường kịp thời. Nắm được điểm mạnh, yếu, cơ hội, nguy cơ trong kinh doanh dịch vụ ngân hàng từng thời điểm. Từ đó giúp chi nhánh phản ứng nhanh trước các lực lượng cạnh tranh, góp phần tạo dựng, củng cố vị thế của doanh nghiệp.

Xác định rõ thị trường mục tiêu, từ đó có chính sách phù hợp để giữ và phát triển khúc thị trường này.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực canh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương (Techcombank) Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)