Tình hình huy động vốn của Techcombank Chi nhánh Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực canh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương (Techcombank) Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 50)

2009 - 2011:

Đối với hoạt động ngân hàng, nguồn vốn được xem là quan trọng quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng. Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, để

duy trì sự tồn tại và phát triển của mình thì ngân hàng cần phải có vốn để hoạt động bởi vì nguồn vốn là yếu tố quan trọng quyết định quy mô, cơ cấu của quá trình kinh doanh. Do đó, ngân hàng cần phải không ngừng mở rộng thị trường để thu hút nguồn vốn, nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn của xã hội.

Đối với NHTM, nguồn vốn huy động là nguồn vốn quan trọng nhất và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. Việc các NHTM đảm bảo huy động đủ nguồn vốn cho công tác sử dụng vốn vừa đảm bảo thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, vừa đảm bảo cho hoạt động của NHTM được ổn định và đạt hiệu quả cao.

Ngoài nguồn vốn huy động thì trong nghiệp vụ tài sản Nợ của NHTM còn có nguồn vốn tự có (tuy nó rất quan trọng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và chủ yếu đầu tư vào cơ sở vật chất, tạo uy tín với khách hàng) và một số nguồn khác như: vốn đi vay, vốn ủy thác đầu tư….nhưng cũng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.

Nhận thức được điều này, Chi nhánh Techcombank Thanh Khê đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp và sử dụng những công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Nhờ vậy, trong thời gian qua công tác huy động vốn của Chi nhánh đã đạt được những kết quả cao và được thể hiện qua bảng số liệu sau:

4

4

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Techcombank Thanh khê năm 2009 - 2011

ĐVT: Triệu đồng

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Chỉ Tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Nội tệ 564.247 97,94% 746.580 97,10% 868.657 97,06% 182.333 32,31% 122.077 16,35% Tiền gửi tổ chức

kinh tế 139.764 24,26% 201.801 26,25% 242.161 27,06% 62.037 44,39% 40.360 20%

Tiền gửi dân cư 424.483 73,68% 544.779 70,85% 626.496 70% 120.296 28,34% 81.717 15%

2. ngoại tệ 11.870 2,06% 22.297 2,90% 26.314 2,94% 10.427 87,84% 4.017 18%

Dưới 12 tháng 6.698 1,16% 13.456 1,75% 16.147 1,8% 6.758 100,89% 2.691 20%

Trên 12 tháng 5.172 0,90% 8.841 1,15% 10.167 1,14% 3.669 70,94% 1.326 15%

Tổng nguồn

vốn 576.117 100% 768.877 100% 894.971 100% 192.760 33,46% 126.094 16,4%

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn tại Techcombank Thanh Khê 576.117 768.877 894.971 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Huy động vốn

Nhận xét:

Qua bảng báo cáo tình hình huy động vốn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Techcombank Thanh Khê (Chi nhánh Đà Nẵng) trong giai đoạn 2009 - 2011, ta nhận thấy tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng đã tăng lên đáng kể. Năm 2009 là 576.117 trệu đồng sang năm 2010 đã lên đến 768.877 triệu đồng tăng 33,46% so với năm 2009 tương ứng với mức tăng là 192.760 triệu đồng là con số tuyệt đối. Có được kết quả như vậy là một sự nổ lực to lớn của Chi nhánh. Vì năm 2009, kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế Đà Nẵng nói riêng đang phải vực dậy sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, tuy nước ta không bị ảnh hưởng nặng nề nhưng nền kinh tế gặp không ít khó khăn. Năm 2010, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư sản xuất kinh doanh. Để có thể đáp ứng được nhu cầu vốn của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thì Ngân hàng đưa ra các sản phẩm tiết kiệm có lãi suất hấp dẫn và nhều chương trình khuyến mãi, bốc thăm trúng thưởng với các giải thưởng có giá trị lớn để thu hút lượng tiền gửi của khách hàng. Bước sang năm 2011 tổng nguồn vốn huy động của

ngân hàng là 894.971 triệu đồng tăng 126.094 triệu đồng tương ứng tăng 16,4% so với năm 2010. Uy tín của ngân hàng cộng với những sản phẩm tiết kiệm mà Ngân hàng áp dụng với các mức lãi suất hấp dẫn đã tạo được lòng tin của khách hàng và thu hút được một lượng vốn tương đối lớn.

Trong tổng nguồn vốn huy động được của ngân hàng thì lượng vốn huy động chủ yếu là tiền gửi dân cư luôn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Cụ thể, năm 2009 tiền gửi dân cư chiếm 73,68% trong tổng nguồn vốn, năm 2010 là 70,85% tăng 28,34% so với năm 2009. Năm 2011, tiền gửi dân cư chiếm 70% trong tổng nguồn vốn, tăng 15% so với năm 2010. Sở dĩ có được kết quả khả quan như vậy vì đây được xem là nguồn vốn cơ bản, có tính ổn định cao, nền tảng kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư và thực hiện các dịch vụ của ngân hàng, đem lại sự tăng trưởng kinh tế cho ngân hàng đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng trên địa bàn thành phố nên Ngân hàng rất đặc biệt coi trọng công tác thu hút. Ngân hàng đã thực hiện nhiều hình thức huy động với lãi suất linh hoạt, hấp dẫn trong từng kì hạn và cho từng thời kì, kèm theo nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn nhưng vẫn rất mang tính cạnh tranh nhằm thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Techcombank còn đặt biệt chú ý tạo sự năng động trong đội ngũ nhân viên cùng phong cách phục vụ tận tình mang đến sự hài lòng, cảm giác tin tưởng cho khách hàng, giữ được sự trung thành của khách hàng. Thêm vào đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ngày càng cao, đời sống của người dân ngày càng được đảm bảo và cải thiện, thu nhập có xu hướng tăng lên kéo theo xu hướng tích lũy tiết kiệm của người dân cũng tăng theo. Nhiều người dân đồng tình rằng việc đem tiền gửi tại Ngân hàng ngoài mục đích tiết kiệm, an toàn lại có lãi nên lượng tiền gửi ngày càng tăng. Ngân hàng Techcombank đã có một mạng lưới tương đối rộng khắp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đặc biệt tại các khu dân cư đông đúc nhằm huy động tối đa lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư. Như vậy, chính nhờ các chính sách thu hút của Ngân hàng cùng với tình hình kinh tế thuận lợi, ý thức tiết kiệm của người dân đã đem lại cho Techcombank Đà Nẵng một khoản tiền huy động khủng lồ, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Bên cạnh sự gia tăng của nguồn tiền gửi tiết kiệm cũng là sự gia tăng nhưng với tốc độ kém hơn và cũng chiếm tỷ trọng ít hơn trong tổng nguồn vốn huy động là nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Năm 2009, nguồn tiền gửi này là 139.764 triệu đồng chiếm tỷ trọng 24,26%, sang năm 2010 lượng tiền tăng lên 201.801 triệu đồng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 26,25%. Năm 2011, tiền gửi tổ chức kinh tế là 242.161 triệu đồng tăng 40.360 triệu đồng tương ứng tăng 20% so với năm 2010 nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 27,06%. Các nguồn tiền gửi khác cũng tăng nhưng không đáng kể và chiếm một tỷ trọng rất bé trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng.

Như vậy, có thể thấy rằng tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Chi nhánh Thanh Khê (Đà Nẵng) trong giai đoạn 2009 - 2011 đã có những bước phát triển vượt bậc, tạo điều kiện tiên đề thuận lợi cho công tác sau huy động vốn, đem lại nhiều cơ hội kinh doanh cho Ngân hàng, phát triển các dịch vụ, góp phần nâng cao tổng thu nhập, nâng cao uy tín, vị thế trên thị trường đối với Ngân hàng Kỹ Thương tại Thanh Khê nói riêng và hệ thống Ngân hàng Kỹ Thương trên toàn quốc nói chung.

2.1.5.2 Tình hình cho vay của NHTMCP Kỹ thương Chi nhánh Thanh Khê (Đà Nẵng)

Bảng 2.2: Tình hình cho vay tại Techcombank Thanh Khê

ĐVT: Triệu đồng

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

1.Doanh số cho vay 623.541 809.535 971.442 185.994 29,83% 161.907 20% 2. doanh số thu nợ 406.549 574.841 660.837 168.292 41,40% 85.996 14,96% 3. Dư nợ 342.330 394.542 473.450 52.212 15,25% 78.908 19,97% 4. Nợ quá hạn 4.519 3.590 3.051 -928 -20,55% -539 -15,01%

Nguồn: Báo cáo kqkd của Techcombank Thanh Khê Đà Nẵng năm 2009 - 2011

Trong năm qua, nhờ sự cố gắng nỗ lực hết mình của Techcombank Chi nhánh Thanh Khê Đà Nẵng nhằm thực hiện tốt kế hoạch đẩy mạnh hoạt động tín dụng một cách có chọn lọc nên hoạt động tín dụng có tỷ lệ tăng trưởng cao, điều này còn có ý

nghĩa đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt giữa các Ngân hàng thương mại. Cụ thể là trong năm 2010, 2011 doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ đều tăng mạnh so với năm 2009.

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay năm 2010 đạt 809.535 triệu đồng tăng 185.994 triệu đồng hay tăng 29,83% so với năm 2009. Bước sang năm 2011, doanh số cho vay đạt 971.442 triệu đồng tăng 20% so với năm 2010. Có được tốc độ tăng mạnh như vậy chứng tỏ công tác tìm đầu ra cho nguồn vốn huy động của Techcombank có bước chuyển biến rất tốt, cho thấy sự nổ lực hết mình của nhân viên tín dụng trong việc tiếp cận với khách hàng từ doanh nghiệp đến bộ phận dân cư trên địa bàn thành phố. Song song với công tác cho vay thì công tác thu nợ là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như sự sống còn của Ngân hàng. Nhờ vào chính sách chú trọng đến chất lượng tín dụng, sự nỗ lực của nhân viên tín dụng trong khâu tín thẩm định, phê duyệt cùng với việc thực hiện tốt công tác thu nợ, tốc độ doanh số thu nợ tăng lên đáng kể. Cụ thể doanh số thu nợ năm 2010 tăng 41,4% so với năm 2009, 2011 tăng 85.996 triệu đồng so với năm 2010 tốc độ tăng là 14,9%. Qua đó nó phản ánh được hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có hiệu quả.

Bên cạnh chỉ tiêu doanh số cho vay thì chỉ tiêu dư nợ cũng được dùng để đánh giá quy mô cho vay của Ngân hàng. Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Bất kỳ một ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải nâng cao mức dư nợ. Tuy doanh số thu nợ của ngân hàng trong 3 năm qua đều tăng nhưng dư nợ của ngân hàng cũng liên tục tăng trong suôt những năm qua do tốc độ tăng của doanh số cho vay cao hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ. Nguyên nhân là do trong những năm vừa qua nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng và đủ điều kiện vay vốn nên được ngân hàng đáp ứng. Điều này cho thấy Ngân hàng đã nổ lực cải tiến, đơn giản hóa thủ tục cho vay, đa dạng hóa sản phẩm và gia hạn nợ, khoanh nợ cho một số khách hàng gặp khó khăn để họ hoạt động kinh doanh suôn sẻ.

Nợ quá hạn của Ngân hàng giảm dần qua các năm, năm 2010 giảm 20,55% so với năm 2009. Bước sang năm 2011, nợ quá hạn đã giảm 539 triệu đồng tương ứng với mức giảm là 15,01% so với năm 2010. Điều đó chứng tỏ Ngân hàng đã chú trọng đến công tác đòi nợ, đôn đốc khách hàng vay trả nợ đúng hạn.

Nhìn chung, hoạt động tín dụng của Chi nhánh tăng mạnh về quy mô lẫn chất lượng. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần phải hoàn thiện hơn nữa công tác cho vay để không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động tín dụng của mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực canh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương (Techcombank) Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)