Cơ sở của các thủ pháp chỉ huy là những hình vung tay hai, ba và bốn phách. Khi điều khiển việc trình tấu một bản nhạc, người ta dùng tay mặt hoặc cả hai tay để vừa xác định nhịp độ của bản nhạc, vừa phác họa sự chuyển động của các phách, lại vừa diễn tả cường độ, sắc thái âm thanh.
Phách đầu thường có hướng đi xuống, phách cuối thường có hướng đi lên. Trong mỗi phách đều có phần xuống và phần lên, nối kết lại ta có một đường vòng cung mà chỗ thấp nhất là chỗ bắt đầu của âm thành.
Các sơ đồ dưới đây là của tay phải Tất cả các loại
nhịp đơn hai phách chỉ huy bằng 2 lần vung tay - đi xuống và đi lên: Tất cả các loại nhịp đơn ba phách chỉ huy bằng ba lần vung tay - xuống, sang phải và lên:
Loại nhịp 4 phách sử dụng bốn lần vung tay - xuống, sang trái, sang phải, và lên:
Loại nhịp sáu phách chỉ huy bằng 6 lần vung tay. Thủ pháp này cơ bản dựa vào cách chỉ huy 4 phách, trong đó động tác xuống và sang phải nhắc lại 2 lần.
XIII. LỜI KẾT.
Tài liệu này được sưu tầm. tuyển chọn, hệ thống lại từ nhiều nguồn khác nhau ví như sách nhạc lý căn bản do nhóm nhạc quê hương viết từ năm 1993….. Trong này cũng có những phần viết thêm vào cũng như chỉnh sửa lại cho phù hợp với nội dung cần thiết. Chắc chắn không thể không có những sai sót kính xin mọi người góp ý và bỏ qua cho.
Học nhạc là việc làm đòi hỏi nhiều thời gian công sức tập luyện, mỗi người có những kết quả khác nhau tùy tấm lòng và ơn ban đến từ Chúa. Ước ao một chút những điều này sẽ giúp ích cho mọi người trong công tác hầu việc Chúa. Nguyện
Chúa gia ân và thêm sức quý anh chị em luôn.
Muốn thật hết lòng Huỳnh Trần Ngọc Hùng
(email danangchurch@yahoo.com ) Moscow ngày 05.05.2011