Trước hết nhìn vào 1 bản nhạc thì có hai trường hợp: hoặc bài ấy đã có ghi sẵn các hợp âm (chords), hoặc không ghi hợp âm nào cả. Nếu có ghi sẵn hợp âm thì tốt, vì vấn đề cho bàn tay trái đã được giải quyết xong và bạn chỉ còn cần tìm cách làm sao để chạy các ngón tay phải. Nếu gặp những bản nhạc không ghi sẵn hợp âm thì ta tìm hợp âm theo cách sau đây.
1: Tìm chủ âm của bài nhạc 2: Tìm các hợp âm trong bài nhạc 3: Ðặt các hợp âm vào bài nhạc:
1 : Tìm chủ âm của bài nhạc
Nhìn vào bộ khóa ở đầu bài nhạc, ta sẽ thấy có 3 trường hợp xảy ra
a) Bộ khóa không có dấu thăng giảm : Chủ âm của bài có thể là Đô trưởng (C) hay La thứ (Am) hay La thứ (Am)
b) Bộ khóa có dấu thăng : Từ dấu thăng cuối cùng, cọng thêm nửa cung thì sẽ có tên chủ âm trưởng, rồi từ đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên âm giai tương ứng là chủ âm tên chủ âm trưởng, rồi từ đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên âm giai tương ứng là chủ âm thứ
c) Bộ khóa có dấu giảm : Nếu có 1 dấu giảm (Bb) thì chủ âm của bài có thể là Fa trưởng (F) hay Re thứ (Dm) . Nếu có hơn 1 dấu giảm, thì dấu giảm ngay trước dấu trưởng (F) hay Re thứ (Dm) . Nếu có hơn 1 dấu giảm, thì dấu giảm ngay trước dấu giảm cuối sẽ là tên của chủ âm trưởng và sau đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên của chủ âm ở cung thứ.
d) Để biết bản nhạc đó thuộc hợp âm nào thì cần phải xác định được nốt kết thúc là nốt gì. Nếu nốt kết thúc của bản nhạc trùng với một trong 2 nốt đầu cuối của hợp âm nào trong 2 hợp âm tìm được thì hợp âm đó sẽ là chủ âm.
Đầu cuối của C : là Đô-Sol Đầu cuối của Am là La-Mi
Nếu nốt cuối cùng của bản nhạc là Đô hay là nốt Sol thì chủ âm sẽ là C Nếu nốt cuối cùng của bản nhạc là La hay Mi thì chủ âm sẽ là Am
Cách xác định này áp dụng tương tự với các chủ âm khác 2. Tìm các hợp âm trong bản nhạc :
Thông thường thì trong các sẽ có 6 hợp âm chính và những hợp âm khác. Ờ đây ta chỉ tìm hiểu về 6 hợp âm chính này mà thôi vì nó là những hợp âm căn bản của một bản nhạc
1. Tìm 3 hợp âm chính trước theo số 1-3-5, cách đơn giản là ta dùng 5 ngón của bàn tay trái mà đếm. bàn tay trái mà đếm.
Ví dụ 1: Tìm các hợp âm đi kèm của chủ âm C ta lấy ngón cái : 1 Do - ngón trỏ 2 Re bỏ - ngón giữa 3 Mi bỏ - ngón áp út 4 Fa OK – ngón út 5 Sol . Ngón số 5 thường là át âm bậc 7
Vậy ta có Do (C ), Fa (F) và Sol (G7) là 3 hợp âm chính đầu tiên.
Áp dụng tương tự cho các chủ âm khác.
2. Tìm 3 hợp âm tiếp theo bằng cách ta lấy âm giai tương ứng và dùng luật 1-4-5 đối với hợp âm tương ứng với chủ âm bài hát : Ví dụ C có âm giai tương ứng là Am đối với hợp âm tương ứng với chủ âm bài hát : Ví dụ C có âm giai tương ứng là Am
Ví dụ 2: Với C ta lấy Am đếm theo cách trên ta được Dm và Em.
Vậy 6 hợp âm đi kèm của chủ âm C sẽ là C-F-G7-Am-Dm-Em
Lý do để cho ta chọn Dm chứ không phải D là do dấu hóa ở đầu bản nhạc. Chủ âm C và Am mà ta xét phía trên là ở bản nhạc không có thăng giáng, nếu D thì Fa trong hợp âm D là Fa thăng, nó không phù hợp với bản nhạc. Vì vậy mà ta chọn Dm chứ không phải là D.
Ví dụ 3: Tìm 6 hợp âm dùng trong 1 bài nhạc có 1 dấu thăng: a) Bài này có thể thuộc Sol trưởng (G) hay Mi thứ (Em) b) Dùng luật 1-4-5 theo nhánh G sẽ có 3 hợp âm G, C, D c) Dùng luật 1-4-5 theo nhánh Em sẽ có Em, Am, B Vậy 6 hợp âm này là G – C – D – Em –Am – B
6. Một số các hợp âm thường dùng
Ngoài những hợp âm này người ta có thể thêm vào những hợp âm khác cho hay hơn là tùy vào trình độ hay kinh nghiệm của mỗi người khác nhau.
3. Đặt hợp âm vào bản nhạc:
Việc đặt hợp âm có những nguyên tắc sau:
1. Nguyên tắc thứ 1: hợp âm thường xuất hiện vào đầu nhịp. Trong nhịp cũng có thể xuất hiện thêm hợp âm khác để thêm màu sắc cho cách đệm. xuất hiện thêm hợp âm khác để thêm màu sắc cho cách đệm.
3. Nguyên tắc thứ 3: các hợp âm sẽ nối tiếp nhau từ nhịp này sang nhịp khác theo 2 cách: cách:
a) theo vòng quãng 4:
C => F => Bb => Eb => Ab => Db (C#) => Gb (F#) => Cb (B) => Fb (E) => A => D => G => và quay về C
hoặc theo vòng quãng 5 (ngược lại với vòng trên):
C => G => D => A => E => B => F# => C# => G# (Ab) => D# (Eb) => A# (Bb) => F => và quay về C
Hình vòng tròn hợp âm căn bản như sau :
b) Thay thế nhau: các hợp âm có những nốt giống nhau có thể thay thế nhau. Thí dụ:
C và Am (có 2 nốt giống nhau: C, E); C và Em (có 2 nốt giống nhau: E, G); F và Am (có 2 nốt giống nhau: A, C); C và F (có một nốt giống nhau: C), v.v...
4. Nguyên tắc thứ 4: Để việc chuyển hợp âm này sang hợp âm khác nghe "mượt mà", du dương thì giữa các hợp âm này phải có một nốt giống nhau và các nốt còn mà", du dương thì giữa các hợp âm này phải có một nốt giống nhau và các nốt còn lại của hợp âm trước được chuyển sang các nốt của hợp âm sau theo 1/2 cung hoặc tối đa 1 cung lên hoặc xuống.
Ví dụ: từ G chuyển về Dm: hợp âm G = GBD và hợp âm Dm = DFA - Nốt D (trong hợp âm G) sẽ giữ nguyên là nốt D (trong hợp âm Dm)
- Nốt G (trong hợp âm G) sẽ giảm xuống 1 cung để về nốt F (trong hợp âm Dm)
- Nốt B (trong hợp âm G) sẽ tăng lên 1 cung để lên nốt A (trong hợp âm Dm)
5. Bài nhạc phần lớn bắt đầu bằng chủ âm và kết ở ô nhịp cuối bằng chủ âm ( trừ những trường hợp đặt biệt, nhưng quan trọng nhất vẫn phải xác định chủ âm trong những trường hợp đặt biệt, nhưng quan trọng nhất vẫn phải xác định chủ âm trong bản nhạc )
Một bản nhạc thông thường thì căn bản có 6 hợp âm trên và cách để vào trong bản nhạc căn bản cũng chỉ như vậy. Ngoải ra còn nhiều cách để làm cho bản nhạc hay hơn, để đưa hợp âm vào đúng và hay thì cần thực hành nhiều và học hỏi nhiều hơn.
DÀNH CHO NGƯỜI HÁT TÔN VINH
Âm nhạc được khởi nguồn từ Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo nên loài người, Chúa yêu thích khi con người ngợi khen Chúa. Thi thiên 22: 3 có chép Còn Chúa
là thánh, Ngài là Đấng ngự giữa sự khen ngợi của Y-sơ-ra-ên. vì vậy khi hát tôn vinh Chúa cần nhận biết sự hiện diện của Chúa.
Âm nhạc có tác dụng rất lớn đối với đới sống con người cũng như với thế giới thuộc linh, Công vụ 16: 25 có chép về câu chuyện của Phaolô và Si-la trong tù, “25
Lối nửa đêm, Phao-lô và Si-la đương cầu nguyện, hát ngợi khen Đức Chúa Trời;
và những tù phạm đều nghe. 26 Thình lình, có cơn động đất rất lớn, đến nỗi nền ngục rúng động; cùng một lúc, các cửa mở ra, xiềng tù phạm thảy đều tháo cả”
Cũng bởi ảnh hưởng rất lớn của nó mà chúng ta cũng cần phải cẩn thận về tấm lòng của mình khi tôn vinh Chúa. Sa tan đã từng sa ngã trong lĩnh vực này cho chúng ta một gương để khi hát tôn vinh Chúa, đứng trước sự hiện diện thánh của Ngài thì chúng ta cần biết khiêm nhường để danh Chúa được tôn cao.
Khi người ta nói đến những bài thánh ca thì chúng ta cũng cần biết Thánh ca là những bài ca ca ngợi Chúa, nó được gọi là Thánh ca khi những bài ca đó được dùng để ca ngợi Ngài. Chính vì là Thánh nên khi học, khi ca ngợi Chúa cũng cần đến với Chúa bằng sự thánh khiết và phải hòa lòng mình vào những lời hát ca ngợi tôn vinh Chúa.
Người hầu việc Chúa trong lĩnh vực ca đoàn cũng cần phải học tập cũng như luyện tập một cách kỹ càng để có thể tôn vinh Chúa và hướng dẫn người khác vào sự thờ phượng Chúa cách tự do. Vua Đavit là người sáng tác rất nhiều bản nhạc được chép lại trong sách Thi Thiên, ông hiểu rất rõ việc cần phải có sự luyện tập để có thể phục vụ Chúa cách tốt hơn. Chính vì thế khi ông lập lên những người chuyên về việc hát tôn vinh Chúa thì trong I Sử ký 25 : 6- 8 có chép 6 Các người ấy đều ở
dưới quyền cai quản của cha mình là A-sáp, Giê-đu-thun, và Hê-man, để ca xướng trong đền Đức Giê-hô-va với chập chỏa, đàn sắt, đàn cầm, và phục sự tại đền của
Đức Chúa Trời, theo mạng lịnh của vua. 7 Chúng luôn với anh em mình có học tập trong nghề ca hát cho Đức Giê-hô-va, tức là những người thông thạo, số được hai
trăm tám mươi tám người. 8 Chúng đều bắt thăm về ban thứ mình, người lớn như kẻ
nhỏ, người thông thạo như kẻ học tập.
Cũng bởi âm nhạc đến từ Chúa nên nếu muốn thành thạo trong lĩnh vực ca hát cần lắm ân điển đế từ nơi Chúa. Khi hầu việc trong lĩnh vực âm nhạc với tấm lòng ngợi khen, thuận phục Chúa thì chính Chúa sẽ ban ân tứ và khả năng cho.
Được hát tôn vinh Chúa là ân điển mà Chúa dành cho mỗi một người tin Chúa, ai cũng có thể hát ngợi khen Chúa cả, đó cũng chính là mục đích mà Chúa tạo dựng nên mỗi người chúng ta trên đất.