- Câu hát dài lấy hơi sâu.
Tập lấy hơi sâu dần để có thể hát một câu nhạc dài độ 12 phách nhanh vừa, mà không dứt hơi.
Khi lấy hơi thì ta lấy hơi bằng mũi khi khởi tấu, và trong thân bài khi không vội vã. lấy hơi bằng miệng khi hơi thở cần nhịp nhàng, khít khao với tiếng hát theo nhịp nhanh, hoặc trường hợp lấy hơi trộm.
Lấy hơi đúng sẽ làm cho tiếng hát sẽ đầy đặn và có sức hơn. Không biết lấy hơi, tiếng hát yếu ớt, đứt quãng.
2. Nén Hơi
Rất nhanh, khoảng 1 giây, giúp làm chủ lượng hơi sẽ đẩy ra, đồng thời nghĩ tới lời ca hoặc ý tưởng sắp đến.
3. Phát Âm.
Âm thanh phát ra không được sớm qúa kẻo nghe cứng cỏi, vì dây phát âm đã rung trước làn hơi .
Âm thanh phát ra không được muộn qúa kẻo vừa tốn hơi và âm thanh nghe không rõ, vì hơi thở ra trước sự rung động của dây phát âm.
Âm thanh phát ra phải thật chính xác, không sớm, không muộn: dây phát âm rung cùng một lúc với hơi thở, âm thanh phát ra nghe rõ ràng và không cứng cỏi. Âm thanh phát ra vang dội là do người phát âm biết thanh lọc, khuyếch đại âm thanh qua các hang hốc dội âm trong miệng mũi và trên đầu, và cũng là do mũi môi miệng đã tô điểm cho âm thanh được giàu âm sắc, ngọt ngào, tròn tiếng.
Khi phát âm đúng cách, người hát cảm thấy âm thanh đó rung trên đầu.
4. Dưỡng Âm
Âm thanh phát ra vang dội rồi, còn phải được nuôi dưỡng rền rỉ, bằng cách chế định làn hơi cho hợp với cao độ, cuờng độ và trường độ của âm thanh , mà âm sắc vẫn cứ đồng đều phẳng lặng như giải lụa căng.
5.) Tắt Âm
Âm thanh cũng phải được tắt đi chính xác như khi phát ra: Không nghe tiếng động sau khi tắt.
Tắt rồi không nghe tiếng thở.
Khi hát trong hợp ca, người hát cần cắt hơi chính xác theo tay của người hướng dẫn, không còn nghe tiếng hát và hơi thở.
G. Thực Tập Phát Âm
A. Phát âm cá nhân hay từng bè
Lấy hơi 1 phách, có thể nhịp tay theo.
Phát âm chính xác, không sớm không muộn.
Đưa âm thanh lên phía trên cho đến khi cảm thấy rung trên đầu. Dưỡng cho âm thanh đó đều đặn trong 4 nhịp.
Tắt âm chính xác ở trong nhịp thứ 5 mà không có tiếng động, tiếng thở.
G. Những điểm cần lưu ý.
1. Theo nhịp độ :
Nếu hát loại bài với nhịp độ thong thả, thì lấy hơi vào cũng thong thả. Gặp loại bài sôi nổi, thì lấy hơi cũng phải nhanh nhẹn, nhịp nhàng đáp ứng yêu cầu tốc độ của bài hát.
Ví dụ 5 :
2. Theo sắc thái :
Gặp đoạn nhạc sắp hát rời, thì lấy hơi chuẩn bị cũng phải lấy hơi rời, nghĩa là lấy hơi nhanh rồi nén hơi chờ đợi cho đến khi hát các âm thanh rời.
Ví dụ 6 :
H. Nhạc và lời hát.
Một bài hát gồm có Nhạc và Lời, trong đó lời ca là yếu tố nền tảng để xây dựng âm nhạc. Lời định hướng cho nhạc, để nhạc chắp cánh cho Lời. Vì thế, khi ca hát không rõ lời, là vô tình đánh mất yếu tố nền tảng, có khả năng miêu tả, trình bày chi tiết, cụ thể tình ý, nội dung của bài hát, yếu tố âm nhạc còn lại rất lẻ loi, sẽ không diễn tả được đầy đủ nội dung bài hát, có khi còn làm cho nó tệ hơn. Cho nên, hát rõ lời thuộc về bản chất của tiếng hát, nghĩa là đã hát thì cần phải rõ lời, nếu không thì nó cũng giống như nhạc không lời mà thôi.
Thuật ngữ “tròn vành rõ chữ” là cách nói khái quát về yêu cầu và quan niệm đối với nghệ thuật ca hát, và về kỹ thuật, phương pháp ca hát cổ. Tiếng hát “tròn vành” là âm thanh nghe gọn gàng, đầy đặn, trau chuốt sáng sủa ; “rõ chữ” là lời ca nghe rõ ràng, không phải đoán nghĩ mới hiểu, không thể hiểu lầm ra ý khác. “Tròn vành rõ chữ” vì vậy là sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật âm nhạc và tiếng nói dân tộc, là sự nâng cao, làm đẹp, khai thác, phát huy đến cao độ tính tượng hình, tượng thanh và mọi đặc điểm ngữ âm dân tộc bằng nghệ thuật âm thanh của giọng hát.”