KỸ THUẬT TẬP HÁT VÀ HUẤN LUYỆN HỢP CA

Một phần của tài liệu SÁCH NHẠC DÀNH CHO NGƯỜI hầu VIỆC (Trang 47 - 49)

Để tập hát cho Ban hợp ca, người hướng dẫn cần phải biết tiến trình "dựng" một bản hợp ca từ lúc hát đúng cho tới lúc rút "linh hồn" của bản nhạc ra. Người tập hát cũng cần có một giọng ca khả quan để hát mẫu cho Ban hợp ca khi tập hát. Biết dùng những phương pháp huấn luyện Ban hợp ca để mỗi ngày giọng ca tròn hơn, vang hơn, rõ lời ca hơn. Vì thế, người hướng dẫn cần phải:

1. Biết tiến trình "dựng' một bản nhạc qua những giai đoạn:

a.) Hát đúng. b.) Hát rõ lời ca. c.) Hát sống động. d.) Hát diễn tả tâm tình.

Hợp ca cần đạt được giọng ca đồng nhất - tròn tiếng - vang tiếng - và rõ lời ca.

Trong nhạc hợp ca, nếu biết áp dụng đúng mức to nhỏ, thêm lên hay bớt đi, theo luật tiết tấu, và biết thực hiện cho khéo léo các vẻ nhạc, thì bài hát sẽ thêm ý nghĩa, thêm mầu sắc.

Trong hợp ca, người hướng dẫn không mong có những tiếng hát mà âm sắc đặc biệt lảnh hẳn ra ngoài, trái lại hướng cần huấn luyện cho hợp ca để âm sắc toàn ban phong phú và đồng đều.

Người hướng dẫn, khi tập hát cần tập cho từng bè hát đúng và luôn nhắc cho các bè phải nghe nhau, để có thể hòa bè mình vào các bè khác cho có sự cân bằng hòa âm. Như thế, khi hát hợp ca, người hát không những hòa tiếng hát mà còn nhịp nhàng cả hơi thở. Vì vậy, nghệ thuật hợp ca vẫn được coi là nghệ thuật giàu tinh thần tập thể và hòa đồng hơn các nghệ thuật khác.

Luyện tập đều, tai người hát sẽ nghe thấy sự giàu có huyền diệu của thế giới âm thanh rõ ràng, như mắt họ xem cảnh lộng lẫy huy hoàng trong bức họa muôn mầu.

2. Cách tập một bản hợp ca:

- Tập cho hợp ca hát đúng cao độ, cường độ, nhịp độ và các vẻ nhạc

- Tập cho hợp ca biết kỹ thuật phát âm, biết vận dụng lưỡi, môi, miệng, hơi thở đồng loạt, rõ ràng lời ca.

- Tập cho hợp ca hát sống động theo nguyên tắc của tiết tấu, biết diễn tả tiếng hát, từng bè liên kết chặt chẽ với nhau, biết phân phát sức mạnh một cách hợp lý, lúc êm ái nhẹ nhàng thanh thoát, lúc mạnh mẻ dồn dập như vũ bão.

Sau khi đã nhuần nhuyễn, hợp ca sẽ diễn tả bằng nét mặt, dáng điệu, theo ý nghĩa của lời ca và nhạc điệu, với tất cả tâm tình. Ban hợp ca muốn cho thính giả rung động, thì chính mình phải rung động trước.

3. Cách sắp xếp giọng hát

Giọng nữ cao, sáng: xếp vào bè Soprano. (Bè 1) Giọng nữ thấp, ấm: xếp vào bè Alto. ( Bè 2) Giọng nam cao, nhẹ: xếp vào bè Tenore . ( Bè 3 ) Giọng nam trầm, nặng: xếp vào bè Basso . ( Bè 4 )

Trong một bản nhạc có 4 vị trí của các nốt nhạc trong 2 khóa Sol và Fa thì tính từ trên xuống dưới ta có 4 bè khác nhau.

Một phần của tài liệu SÁCH NHẠC DÀNH CHO NGƯỜI hầu VIỆC (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)