Điều lệ trường tiểu học

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN HỆ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KHOA CƠ BẢN) (Trang 30)

- Luật giáo dục 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho tổ chức và hoạt động giáo dục Qua 3 năm thực hiện, Luật giáo dục đã góp phần phát triển

4.1.2.Điều lệ trường tiểu học

4.1.2.1. Những quy định chung

- Trường tiểu học là cơ sở giáo dục có tư cách pháp nhân và con dấu riêng - Trường có nhiệm vụ

+ Tiến hành hoạt động giảng dạy, học tập

+ Các hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục của bộ GD&ĐT. + Huy động hết trẻ em vào lớp 1

+ Vận động học sinh bỏ học đến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học. - Trường tiểu học có 2 loại hình giáo dục

+ Công lập

+ dân lập...hay ta gọi chung là các trường tiểu học ngoài công lập.

Trường tiểu học được xác định trong mạng lưới trường học đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Trường tiểu học do chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định với đầy đủ hồ sơ quy định thành lập trường. Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hồ sơ theo quy định. Phòng giáo dục và đào tạo chấp nhận hồ sơ và cùng với ủy ban nhân dân xã khảo sát tính khả thi và trình lên chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét

a. Đối với cơ sở giáo dục tiểu học khác muốn mở cơ sở đào tạo phải phù hợp với yêu cầu phổ cập giáo dục tiểu học của địa phương.

b. Tổ chức hay cá nhân muốn mở cơ sở giáo dục tiểu học phải + Đủ số lượng giáo viên yêu cầu

+ Phải có sự bảo trợ việc thực hiện mục tiêu giáo dục c. Tổ chức và quản lí trường tiểu học.

- Hiệu trưởng:

+ Hiệu trưởng trường công lập do chủ tịch ủy ban nhân dân quận huyện bổ nhiệm theo nhiệm kì 5 năm và không quá hai nhiệm kì liên tục cung một trường.

+ Phải là giáo viên tiểu học công tác ít nhất 5 năm, có uy tín, được sự tín nhiệm về chuyên môn và đạo đức có năng lực quản lí trường học.

- Hiệu phó:

+ Là người giúp việc cho hiệu trưởng, mỗi trường tiểu học có từ 1 đến 2 hiệu phó do chủ tịch ủy ban nhân dân huyện hoặc quận bổ nhiệm.

+ Phải là người có thời gian dạy tiểu học ít nhất 3 năm không kể thời gian tập sự và có trình độ đào đạo sư phạm tiểu học từ cao đẳng trở lên.

- Lớp học

+ Học sinh được tổ chức theo lớp, mỗi lớp không quá 35 học sinh

+ Lớp có lớp trưởng, lớp phó do học sinh trong lớp bầu ra hoặc giáo viên chủ nhiệm chỉ định. + Mỗi lớp có giáo viên vùa là giáo viên chủ nhiệm vừa là giáo viên giảng dạy các môn học + Ở trường có nhiều lớp học có thể chia thành khối lớp học

- Tổ chuyên môn:Trong trường tiểu học, tổ chyên môn được chia theo khối lớp, xây dựng kế hoạch hoạt động chung, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

- Hội đồng giáo dục

+ Hội đồng giáo dục tư vấn cho hiệu trưởng thành lập vào đầu năm học và do hiệu trưởng làm chủ tịch.

+ Thành phần hội đồng giáo dục bao gồm: .) Hiệu trưởng .) Phó hiệu trưởng .) Bí thư Đảng .) Bí thư Đoàn TNCSHCM .) Chủ tịch Công Đoàn .) Phụ trách Đội và các tổ trưởng. - Tổ chức Đảng và đoàn thể

+ Công Đoàn giáo dục + Đoàn TNCSHCM

- Hoạt động giáo dục trong trường tiểu học

+ Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy và học các môn học bắt buộc. + Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường phối hợp với các lực lượng giao dục khác ngoài nhà trường tổ chức như: Hoạt động vui chơi, tham quan du lịch...

4.1.2.2. Thầy giáo và học trò a. thầy giáo

- Thầy giáo tiểu học có trách nhiệm vụ

+ Dạy học và giáo dục trong nhà trường tiểu học theo đúng chương trình và kế hoạch của bộ GD&ĐT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tham gia công tác giáo dục phổ cập

+ Rèn luyện học sinh về các mặt văn hóa, đạo đức.

+ Rèn luyện nghĩa vụ công dân được quy định trong hiến pháp - Phải có trình độ chuẩn từ trung cấp sư phạm trở lên

- Ngôn gữ phải đạt chuẩn phổ thông, có âm thanh trong sáng và thuyết phục

- Có đạo đức trong sáng, tác phong chuẩn mực (tránh xúc phạm tới học sinh và thô tục với người khác...)

b. Học sinh

- Tuổi từ 6 – 14, nếu có sức khỏe và trí lực tốt có thể học vượt lớp - Phải biết kính trọng thầy giáo và người mọi người

- Chăm chỉ học tập và hoàn thành nhiệm vụ học tập - Rèn luyện thân thể và giữ gìn vệ sinh môi trường

+ Được tham gia các hoạt động phát triển năng khiếu. + Được nhận học bổng trợ cấp theo quy định.

- ngôn ngữ của học sinh trong nhà trường phải trong sáng và cấm mọi hành vi phi đạo đức. Học sinh nếu học tập tốt, giữ gìn vệ sinh tốt, rèn luyện tốt thì được nhà trường khen thưởng và nếu ngược lại thì bị kỷ luật tùy theo múc độ vi phạm.

4.1.2.3. Cơ sở vật chất và quan hệ xã hội a. Cơ sở vật chất

- Trường phải được xây dựng ở một địa điểm thích hợp :

+ Học sinh đến trường không phải đi quá 2 km, vùng núi có thể 3 km. + Môi trường xung quanh không tác động xấu tới nhà trường

- Khuân viên trường thoáng mát,

- Bố trí lớp học, nơi làm việc, đảm bảo hợp lí, đảm bảo thuận tiện cho giảng dạy và học tập. b. Mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội

- Nhà trường phải chủ động phối hợp với gia đình để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất , thực hiện mục tiêu giáo dục.

- Nhà trường thường xuyên kết hợp vơi sban đai diện học sinh và hội đồng giáo dục cấp xã thống nhất quan điểm, nội dung phương pháp giáo dục giũa gia đình, nhà trường, xã hội

- Thống nhất quan điểm, nội dung và phương pháp giáo dục giữa nhà trường và xã hội

Nhà trường phải kết hợp với gia đình, xã hội để xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục

Tìm hiểu: Quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN HỆ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KHOA CƠ BẢN) (Trang 30)