- Luật giáo dục 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho tổ chức và hoạt động giáo dục Qua 3 năm thực hiện, Luật giáo dục đã góp phần phát triển
4.1.3. Điều lệ trường trung học.
4.1.3.1. Những qui định chung.
Trường trung học là cơ sở giáo dục bậc Trung học, bậc học nối tiếp bậc tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh bậc học phổ thông.
- Trường trung học có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng, có quyền sau:
- Tổ chức hoạt động dạy, học và các hoạt động khác theo chương trình giáo dục trung học do Bộ GD&ĐT qui định.
- Tiếp nhận và vận động học sinh bỏ học tới trường, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở - Phối hợp với gia đình và các tổ lực lượng xã hội khác thực hiện các hoạt động giáo dục.
- Trường trung học được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công, dan lập (Các trường không phải công lập gọi là ngoài công lập)
Qui định: Công lập = THPT(THCS) + tên riêng
Ngoài công lập: THPT(THCS) + ( loại hình)+ tên riêng 4.1.3.2. Tổ chức và quản lí
- Trường THCS do chủ tịch UBND huyện quyết định thành lập trên cơ sở thoả thuận bằng văn bản với Sở GD&ĐT
- Trường THPT do chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập sau khi thoả thuận bằng văn bản với Bộ GD&ĐT
- Bộ máy
+ Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng
.) Trường trung học có 1 hiệu trường và có từ 2 đến 3 hiệu phó.
.) nhiệm kí của hiệu trưởng và các hiệu phó là 5 năm và không quá hai nhiệm kì ở một trường trung học.
.) Hiệu trưởng là giao viên đạt trình độ chuẩn, quy định, đã dạy ít nhất 5 năm ở bậc trung học hoặc cao hơn. Có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực quản lý được bồi dưỡng lý luận quản lý và được bạn đồng nghiệp tín nhiệm.
.) Hiệu trưởng, hiệu phó trường THCS do trưởng phòng giáo dục đòa tạo đề nghị, chủ tịch Ủy ban nhân huyện bổ nhiệm
.) Hiệu trưởng thực hiện chế độ thủ trưởng, thực hiện nhiệm vụ: Tổ chức bộ máy nhà trường
Xây dựng kế hoạch giáo dục
Quản lí giáo viên, nhân viên và học sinh Thực hiện chính sách của nhà nước .) Phó hiệu trưởng
Chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về nhiệm vụ được hiệu trưởng phân công Cùng với hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc được giao Thay mặt hiệu trưởng khi được ủy nhiệm
+ Tổ chức Đảng và các đoàn thể quần chúng + Hoạt động giáo dục
4.1.3.3. Hoạt động giáo dục trong trường học
- Chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học của trường trung học thực hiện theo biên chế năm học do Bộ GD&ĐT ban hành
- Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy và học các môn học bắt buộc do Bộ GD&ĐT ban hành.
- Nhà trường còn phối hợp các lực lượng GD ngoài nhà trường tổ chức hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh và bồi dưỡng học sinh năng khiếu
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh
+ Đánh giá về học lực qua điểm kiểm tra và điểm thi học kì + Đánh giá về hạnh kiểm, được thực hiện qua mỗi học kì 4.1.3.4 Thầy giáo và học sinh
a. Thầy giáo
- Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên trung học: + Tốt nghiệp CĐSP đối với giáo viên THCS
+ Tốt nghiệp ĐHSP đối với giáo viên THPT
- Những người tốt nghiệp trường cao đẳng, đại học chưa qua đào tạo sư phạm muốn trở thành giáo viên trung học phải được bòi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm tại các khoa, trường CĐSP, ĐHSP.
- Người giáo viên được hưởng mọi quyền lợi vật chất và tinh thần, được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo các chế độ, chính sách qui định của nhà nước;
b. Học sinh.
- Học sinh THCS, tuổi đầu cấp là 11 tuổi đến 14 tuổi - Học sinh THPT, tuổi đầu cấp là 15 tuổi đến 19 tuổi - Học sinh phải được tăng 1 tuổi so với qui định.
- Học sinh có trí tuệ phát triển sớm có thể học trước tuổi hoặc vượt lớp
- Học sinh chấp hành nội qui, qui chế của nhà trừơng, hoàn thành nghĩa vụ học tập và rèn luyện thân thể tốt.
- Học sinh được bình đẳng trong hưởng thụ giáo dục toàn diện - Được tôn trọng và bảo vệ, bình đẳng và dân chủ...
4.1.3.5. Cơ sở vật chất và quan hệ xã hội a. Cơ sở vật chất
Trường học là một khu riêng, thuận lợi cho việc giáo dục. - Tổng diện tích tính theo đầu học sinh
6m2 đối với học sinh thành phố 10m2 đối với học sinh nông thôn
- Phải có đủ phòng học và tiện nghi, bàn ghế...với 45 học sinh/lớp - Phải có một khu vệ sinh riêng, có sân chơi và nơi đỗ xe...
b. Quan hệ xã hội
- Nhà trường phải chủ động phối hợp với gia đình để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất , thực hiện mục tiêu giáo dục.
- Nhà trường thường xuyên kết hợp vơi sban đai diện học sinh và hội đồng giáo dục cấp xã thống nhất quan điểm, nội dung phương pháp giáo dục giũa gia đình, nhà trường, xã hội
- Thống nhất quan điểm, nội dung và phương pháp giáo dục giữa nhà trường và xã hội. 4.1.3.6 Tiêu chuẩn trường trung học đạt chuẩn quốc gia.
- Tiêu chuẩn 1: Tổ chức nhà trường. * Lớp học.
- Có đủ các khối lớp của cấp học - Có nhiều nhất là 45 lớp
- Mỗi lớp có không quá 45 học sinh. * Tổ chuyên môn.
*Tổ hành chính- Quản trị. - Tổ hành chính- Quản trị.
- Có đủ các loại sổ, hồ sơ quản lí, sử dụng đúng theo qui điịnh của điều lệ trường trung học. - Hoàn thành tốt nhiệm vụ...
* Các hội đồng và ban đại diện hội cha mẹ học sinh * Tổ chức Đảng và các đoàn thể
-Tiêu chuẩn 2. Cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên Hiệu trưởng và các phó HT
Đủ giáo viên các bộ môn đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo qui định hiện hành Có đủ giáo viên hoặc nhân viên phụ trách thư viện...
- Tiêu chuẩn 3. Chất lượng giáo dục
+Tỉ lệ học sinh bỏ học hàng năm không quá 1%, HS lưu ban không quá 5% + Chất lượng giáo dục
Học lực : Xếp loại giỏi đạt từ 3% trở lên, khá đạt từ 30% trở lên, Yếu kém không quá 5%; Hạnh kiểm: Xếp loại khá, tốt đạt từ 80% trở lên, yếu không quá 2%
+ Các hoạt động giáo dục.
+ Hoàn thành nhiệm vụ được giao trong kế hoạch phổ cập giáo dục trung học cơ sở của địa phương
+ Những trừơng được thành lập trước khi qui chế này có hiệu lực thi hành + Những trừơng được thành lập sau khi qui chế này có hiệu lực thi hành Tiêu chuẩn 5. Công tác xã hội hoá giáo dục.
4.2. Các qui chế, qui định về thanh tra, kiểm tra các bậc học mầm non, tiểu học, trung học 4.2.1. Thanh tra một nhà trường
4.2.1.1. Mục đích yêu cầu:
- Đánh giá toàn diện tình hình nhà trường trên cơ sở đối chiếu với các qui định về mục tiêu, chương trình, kế hoạch đào tạo của cấp học.
- Đánh giá kết quả được đào tạo, trình độ được giáo dục của học sinh là tiêu chuẩn cao nhất để dánh giá hoạt động của nhà trường.
- Qua thanh ra giúp cho hiệu trưởng và tập thể sư phạm nhận thức rõ thực trạng tình hình nhà trường, giúp nhà trường những giải pháp để giải quyết những vấn đề cấp bách, thực hiện tốt mục tiêu đào tạo.
4.2.1.2. Nội dung thanh tra:
- Thanh tra về nhân sự của nhà trường từ số lượng đến trình độ đào tạo và trình độ thực;
- Thanh tra về CSVC của việc đào tạo từ phòng học, thư viện đến phòng thí nghiệm, đồ dùng dạy học...
- Thanh tra về môi trường cảnh quan , tài chính, chi tiêu...
- Thanh tra thực hiện chỉ tiêu số lượng học sinh giao phó đào tạo đến sự chuyên cần của học sinh.
- Thanh tra các hoạt động nội , ngoại khoá, trong trường và ngoài xã hội. - Thanh tra về giáo dục, học tập và các mặt giáo dục khác.
- Thanh tra về hoạt động GD hướng nghiệp, dạy nghề 4.2.1.3.Tiến trình thanh tra:
- Để thanh tra thuận lợi và có kết quả, trước hết phải chuẩn bị chu đáo + Như tập hợp đầy đủ thông tin cần thiết về nhà trường
+ Sau đó lập kế hoach tiến hành thanh tra, nhân sự, phiếu trắc nghiệm, kinh phí và triển khai kế hoạch.
- Được chuẩn bị chu đáo, hiệu trưởng trường báo cáo đầy đủ việc thực hiện nhiệm vụ làm cơ sở tổ cho công tác thanh tra
- Người làm công tác thanh tra phải :
+ Thực sự thâm nhập vào các hoạt động giáo dục của nhà trường như tham dự các hoạt động học tập, vui chơi, lao động...
+ Sau đợt thanh tra phải tổng kết và hoàn thành biên bản kết luận thanh tra. - Trưởng đoàn thanh tra phải
+ Thông báo kết quả thanh tra đầy đủ cho nhà trường
+ Sau khi nhất trí, công bố kết quả thanh tra với HĐGD và có chữ kí của các bên + Gửi văn bản tới các cấp quản lí.
4.2.1.4. Đánh giá và xếp loại: a. Nguyên tắc đánh giá và xếp loại
- Lấy chất lượng giáo dục - đào tạo làm trọng điểm cho việc xếp loại
- Đánh giá xếp loại cần phải đối chiếu với yêu cầu và tính đến điều kiện thực tế - Xếp loại từng mặt và xếp loại chung theo từng mức độ:
+ Khá
+ Đạt yêu cầu + Chưa đạt yêu cầu. b. Xếp loại từng nội dung
- Loại tốt: Thực hiện đúng, đủ các qui định và đạt kết quả cao
- Loại khá: Thực hiện đúng, đủ các qui định và đạt kết quả tương đối cao
- Loại đạt yêu cầu: Cơ bản thực hiện đúng, đủ các qui định và đạt kết quả đạt được yêu cầu tối thiểu.
- Loại chưa đạt yêu cầu: Không thực hiện được yêu cầu tối thiểu. c. Xếp loại nhà trường.
4.2.2. Thanh tra hoạt động của một giáo viên các cấp
4.2.2.1Mục đích thanh tra hoạt động của một giao viên các cấp để - Xem xét việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy của giáo viên - Nhằm giúp đỡ GV nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục,
- Giúp giáo viên giữ vững kỉ luật, khuyến khích sự cố gắng của bản thân để qua đó, bồi dưỡng đãi ngộ giáo viên một cách hợp lí .
4.2.2.2. Nội dung thanh tra: - Trình độ nghiệp vụ (tay nghề) - Thực hiện qui chế chuyên môn - Kết quả giảng dạy, giáo dục
Sau cùng cũng được xếp loại theo các mặt thanh tra như ba nội dung trên.
C. TÀI LIỆU HỌC TẬP
[1]. Phạm Viết Vượng( chủ biên) 2003, Quản lí hành chính nhà nước và quản lí ngành Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình dùng cho các trường sư phạm, NXB ĐHSPHN.
[2]. Luật Giáo dục 2005.
[3]. Các văn bản pháp luật hiện hành về GD&ĐT( Quyển 1) NXBTK HN tháng 11/2001