Kết quả thử nghiệm trị bệnh cho cá rô phi tại Xã Ngũ Đoan, Kiến Thụy

Một phần của tài liệu tình hình bệnh streptococcosis trên cá rô phi và thử nghiệm trị bệnh cho cá ở hải phòng (Trang 46)

a. Thông tin về hộ nuôi và ao nuôi cá rô phi đang bị bệnh

Ao nuôi cá của gia đình anh Nguyễn Văn Hùng

Địa chỉ: Thôn Đồng Rồi, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy

Diện tích ao nuôi cá rô phi: 2000m2

Mật độ cá thả nuôi: 2 con/m2

Thức ăn: dùng thức ăn công nghiệp Cargill Cỡ cá bị bệnh: 250 – 300g/con

Ước tính trong ao hiện có khoảng 1000 kg cá

Bảng 3.10 . Một số yếu tố môi trường ao đang bị bệnh tại ao anh Hùng Chỉ tiêu ao Kết quả kiểm tra Giới hạn cho phép

S (m2) 2.000

Mực nước (m) 1,5 – 1,8 1,5 – 2,5

pH 8,0 - 8,5 6,5 – 8,5

Nhiệt độ nước (oC) 33 - 35 25 - 33

Độ trong (cm) 40 -50 30 – 60

b. Dấu hiệu chính quan sát và chẩn đoán nhanh cho cá bị bệnh ở trong ao

Những mẫu cá yếu, hấp hối được thu từ ao nuôi này đã bộc lộ các dấu hiệu đặc thù của bệnh streptococcosis như: xuất huyết gốc vây, bơi lờ đờ hoặc xoay tròn trên mặt nước, mắt đục, một số con có cặp mắt lồi rất to, bụng chướng to, xoang bụng chứa nhiều dịch, gan và thận nhợt nhạt.

Mẫu cá bệnh đã được thu và gửi về phòng xét nghiệm của trung tâm thú y vùng II đặt tại hải Phòng. Dưới kính hiển vi quang học (độ phóng đại từ 400-1000 lần) đã phát hiện nhiều cầu khuẩn gram (+) ở trên các tiêu bản phết mô não, thận hoặc mắt cá bệnh nhuộm gram. Do vậy, chẩn đoán rằng cá rô phi nuôi trong ao của ông Nguyễn văn Hùng đã bị bệnh streptococcosis.

c. Hiệu quả dùng kháng sinh kết hợp với vôi để trị bệnh cho cá rô phi

Cũng tương tự như trị bệnh cho cá rô phi nuôi ở ao của bà Nguyễn Thị Vinh, gia đình anh Nguyễn Văn Hùng (Thôn Đồng Rồi, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy) đã đồng ý kết hợp với nhóm nghiên cứu để trị bệnh cho cá. Kháng sinh Doxycyline của công ty Hanvet đã được dùng để trộn vào thức ăn cho cá ăn trong 1 tuần với liều dùng giảm dần: 3 ngày đầu dùng liều 500g/ao/ngày, từ ngày thứ 4, liều kháng sinh cũng giảm xuống ½ so với những ngày đầu, là 250g/ao/ngày, tương ứng với liều dùng là 0,25- 0,5 g/kg cá/ngày. Kết quả thể hiện ở Bảng 3.11. và Hình 3.8.

Bảng 3.11. Dùng kháng sinh để trị bệnh streptococcosis ở cá rô phi và hiệu quả trị bệnh tại ao anh Hùng

Ngày Thuốc dùng Liều lượng kháng sinh

Số lượng cá

10/8 Không Không 112

11/8 Vôi CaO 50 kg 254

12/8 Doxycyline 500g 258 (Ước tính 1000 kg cá/ao)

13/8 Doxycyline 500g 182 14/8 Doxycyline 500g 106 15/8 Doxycyline 250g 80 16/8 Doxycyline 250g 25 17/8 Doxycyline 250g 11 18/8 Doxycyline 250g 4 19/8 Vôi 50kg 2

20/8 Thay nước 30% 0 Cá Hoạt động bt

21/8 Không Không 0 Cá Hoạt động bt

Trong 7 ngày dùng kháng sinh có kết hợp 2 lần dùng vôi CaO rải xuống ao với liều 50 kg/ao và thay nước mới 35% sau ngày trị bệnh cuối cùng. Hiệu quả trị bệnh được đánh giá thông qua số lượng cá chết mà chủ hộ đã thu gom và kiểm tra hàng ngày

Kết quả ở Bảng 3.11 đã thể hiện rằng, kháng sinh Doxycyline dùng để chữa bệnh streptococcosis ở cá rô phi vằn nuôi ở ao trong 7 ngày bằng cách trộn vào thức ăn với liều giảm dần, từ 500g Dox./1000 kg cá/ngày trong sau 3 ngày đầu, sau đó giảm xuống còn 250g Dox./ngày (tương ứng với liều: 0,5- 0,25 g/kg cá/ngày) đã có hiệu quả trị bệnh rõ ràng. Trước khi dùng kháng sinh, số lượng cá chết trong ao thu gom được lên tới vài trăm con/ ngày, sau 7 ngày trị bệnh, cá đã dừng chết, hoạt động bắt mồi dần trở lại bình thường. Ngoài kháng sinh Doxycyline đưa vào cơ thể cá bệnh bằng con đường thức ăn, việc dùng các chất sát trùng như vôi đưa xuống ao để diệt vi khuẩn tồn tại trong môi trường nước, kết hợp với thay nước mới (30-35%) để đảm bảo bệnh không tái phát và cải thiện môi trường ao nuôi

Một vấn đề đặt ra ở đây là có nên dùng kháng sinh để trị bệnh cho cá nuôi vì có quan điểm cho rằng sẽ ảnh hưởng tới an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, khi một động vật nuôi bị bệnh nhiễm khuẩn, thì kháng sinh có độ nhạy cao là công cụ duy nhất có thể cứu sống vật nuôi, giúp chúng vượt qua được bệnh nếu dùng với liều lượng và thời gian thích hợp. Tuy nhiên, để đạt được điều đó cần chọn loại kháng sinh không nằm trong danh mục cấm sử dụng, có độ nhạy cao với vi khuẩn gây bệnh và dùng khi các dấu hiệu bệnh mới xuất hiện hoặc trong ao có nhiều cá vẫn còn bắt mồi, dùng trong khoảng thời gian 5-7 ngày. Ngoài ra cần kết hợp với thuốc sát trùng, có thể là vôi (CaO hay Ca(OH)2), iodine, BKC để diệt khuẩn ngoài môi trường nước và thay một phần nước mới để cải thiện môi trường. Sau thời gian trị bệnh bằng kháng sinh, cá

khỏi bệnh nhưng thường chậm lớn vì hệ vi khuẩn trong đường ruột của cá và ngoài ao nuôi bị thương tổn do kháng sinh và chất sát trùng. Do vậy, rất cần dùng các chế phẩm sinh học trộn vào thức ăn và đưa xuống ao để cải thiện tình hình này. Tuy nhiên, 2 chủ ao đã được hỗ trợ chữa bệnh như đã trình bày ở trên, đã không đủ về tài chính để thực hiện tiếp tục theo quy trình này sau khi cá đã khỏi bệnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 1. Kết luận.

- Cá rô phi nuôi ở Hải Phòng khi bị bệnh do liên cầu khuẩn (streptococcosis) có dấu hiệu đặc trưng là: kém bắt mồi, bị nặng sẽ bỏ ăn, bơi lờ đờ không định hường hoặc bơi vòng xoắn ở tầng mặt, xuất huyết ở các vây hoặc trên cơ thể, mắt lồi, đục.

- Ở Hải Phòng, bệnh streptococcosis ở cá rô phi thường bùng phát vào mùa hè hoặc hè thu, khi nhiệt độ nước >/=30oC. Bệnh này thường gây tác hại ở cá có kích cỡ từ 100 – 300g/ con, có thể gây chết cá từ rải rác tới hàng loạt, ở những ao bệnh nặng, tỷ lệ gây chết đạt tới > 60% nếu không áp dụng các biện pháp chữa trị kịp thời.

- Tại các vùng nuôi cá rô phi đơn canh tại Hải Phòng, khi cá bị bệnh, một số kháng sinh như: Oxytetracyclin, Florfenicol và các chất sát trùng: vôi, iodine, BKC, TCCA… đã được dùng để trị bệnh nhưng thường không có hiệu quả, hay hiệu quả không rõ ràng.

- Chủng vi khuẩn Streptococcus agalactiae có độ nhạy rất cao với kháng sinh Doxycycline, Erythromycin và có độ nhạy trung bình với Ciprofloxacine

- Dùng kháng sinh Doxycycline với liều lượng từ 0,25- 0,5 g/kg cá/ngày, dùng liên tục trong 7 ngày, giảm lượng kháng sinh xuống ½ vào các ngày cuối, kết hợp với thuốc sát trùng diệt khuẩn ngoài môi trường đã trị thành công bệnh streptococcosis ở cá rô phi nuôi (với điều kiện nhiều cá trong ao còn bắt mồi)

2. Đề xuất ý kiến:

- Hiện nay (năm 2014) Doxycycline là loại kháng sinh có độ nhạy cao với tác nhân gây bệnh streptococcosis ở cá rô phi nuôi tại Hải Phòng và đây là loại kháng sinh được phép sử dụng trong NTTS. Do vậy, nên dùng ở liều: 0,25- 0,5 g/kg cá/ngày, trong 7 ngày, giảm liều xuống còn ½ ở những ngày trị bệnh cuối để trị bệnh do liên cầu khuẩn ở cá rô phi. Ngoài ra cần kết hợp dùng thuốc sát trùng để diệt khuẩn và cải thiện môi trường nước. Khi cá đã khỏi bệnh, nên dùng chế phẩm vi sinh để khôi phục lại hệ vi khuẩn đường ruột của cá và môi trường ao nuôi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

1. Nguyễn Công Dân, Đinh Văn Trung, Nguyễn Thị An (1998). “Đánh giá kết quả

thuần hóa một số dòng cá rô phi chọn giống (Oreochromis niloticus) nhập nội ở miền Bắc Việt Nam”. Tuyển tập báo cáo tại hội thảo khoa học toàn quốc về nuôi trồng thủy

sản, 29- 30 tháng 9 năm 1998, Bắc Ninh.

2. Đồng Thanh Hà, Nguyễn Viết Khuê, Nguyễn Thị Hạnh (2010). “Một số đặc điểm

của Streptococcus agalactiae tác nhân gây bệnh streptococcosis trên cá rô phi ở miền Bắc Việt Nam”. Trung tâm nghiên cứu quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa

dịch bệnh thủy sản miền Bắc – Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I.

3. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội (2004). “Giáo trình Bệnh học Thủy sản”. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

4. Đặng Hoàng Oanh và Nguyễn Thanh Phương (2012). “Phân lập và xác định đặc

điểm của vi khuẩn Streptococcus agalactiae từ cá diêu hồng (Oreochromis sp) bệnh mù mắt và xuất huyết”. Tạp chí khoa học 2012, trường Đại Học Cần Thơ, 22, tr. 203-212.

5. Nguyễn Khang (2005). “Kháng sinh học ứng dụng”. Nhà xuất bản y học, Hà Nội. 6. Nguyễn Viết Khuê, Trương Thị Mỹ Hạnh, Đồng Thanh Hà, Nguyễn Thị Hà, Phạm Thành Đô, Bùi Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Nguyện, Nguyễn Hải Xuân, Phạm Thái Giang và Nguyễn Thị Thu Hà, (2009). “Xác định nguyên nhân gây chết hàng loạt cá

rô phi nuôi thương phẩm tại một số tỉnh miền Bắc”. Báo cáo khoa học Viện nghiên

cứu Nuôi trồng Thủy sản I.

7. Phạm Hồng Quân, Hồ Thu Thủy, Nguyễn Hữu Vũ, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Khoa (2013). “Một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Streptococcus spp. Gây bệnh

xuất huyết ở cá rô phi nuôi tại một số tỉnh miền bắc Việt Nam”. Tạp chí khoa học và

Phát triển 2013, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tập 11, số 4, tr. 506 – 513. 8. Mai Văn Tài (2004). “Điều tra đánh giá hiện trạng các loại thuốc, hóa chất và chế

phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đề xuất các giải pháp quản lý”. Tuyển tập báo cáo khoa học – Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I.

9. Trần Thị Minh Tâm (2004). “Nghiên cứu bệnh nguy hiểm thường gặp trên cá rô phi

(Oreochromis spp) nuôi thâm canh”. Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II.

10. Phạm Anh Tuấn (2003). “Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá rô phi”. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội

11. Phạm Anh Tuấn (2006). “Báo cáo qui hoạch phát triển cá rô phi giai đoạn 2006 –

2015”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. Đinh Thị Thủy (2007). “Nghiên cứu các bệnh nguy hiểm thường gặp ở cá rô phi

nuôi thâm canh”. Thông tin KHCN & Kinh tế Thủy sản 12.

Tài liệu tiếng Anh

13. Balarin, J.D. and Haller, R.D. (1982). “The intensive culture of tilapia in tanks,

receways and cages”. In: Recent advances in aquaculte (eds. Muir, J.F. and R.J.

Roberts), Westview, Boulder, p.266 – 355.

14. Bromage, E. S., Thomas, A. and Owens, L. (1999). “Streptococcus inniae, a

bacterial infection in barramundi Lates calcarifer”. Diseases of Aquatic Organisms,

36, p. 177- 181.

15. Buller, N.B. (2004). “Bacteria from fish and other aquatic animals: a practice

identification manual”, 361pp.

16. El- Sayed, Abdel- Fattah, M. (2006). “Tilapia culture”. CABI Publishing. ISBN – 13: 978- 0- 85199- 014-9.

17. Evans, J., Klesius, P.H. and Shoemmaker, C.A. (2006). “Streptococcus in warm-

water fish”. Aquaculture Health Internationl, p. 10 – 14.

18. FAO (2004). “State of World Fisheries and Aquaculte 2004”, FAO, Rome, Italy. 19. Fitzsimmonsn, K. (2004). “Development of new proceedings 6th International symposium on Tilapia in Aquaculture”, 12- 16 September 2004, Mannila, Philippines.

20. Frerichs, G.N. and Millar (1993). “Manual for the isolation and identification of

fish bacterial pathogens”. Pisces Press. Stirling, p.58.

21. Gupta, M.V. and Acosta, B.O. (2004). “Review of global tilapia farming

practices”. Aquaculture Asia IX, p. 7 – 12.

22. Hernandez, E.J. and Iregui, C. (2009). “Streptococcosis on red tilapia

Oreochromis sp.”. A case study. J. Fish Dis., 32, p. 274- 252.

23. Intervet, R. (2006). “Diseases of Tilapia – An Introduction”.

24. Klesius, P.H., Shoemaker, C.A., Evans, J.J. (2000). “Efficacy of single and combined

Streptococcus inniae isolates vaccine administered by intraperitoneal and intramuscular routes in tilapia (Oreochromis niloticus)”. Aquaculte, 188 (3-4), p. 246- 327.

25. Lauke Labrie, J.N., Komar, C. and Sheehan, B. (2007). “Bacterial Diseases of

26. Lisifa (1997). “Report of DEGITA species in Asia in China”, Shang hai Fisheries University.

27. NCCLS (1999). “Performance standards for antimicrobial disk and dilution

susceptibility tests for bacteria isolated from animals, Approved Standards”.

Pennsylvania, USA: The National Committee for Clinical Laboratory Standards. 28. Perera, R.P., Collins, M.D. and Lewis, D.H, (1994). “Streptococcus iniae

Associated with Mortality of Tilapia niloticus & T.aurea Hybrids”. Journal of Aquatic (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Animal Health, 10, p. 294- 299.

29. Philipart. J.S. and Ruwet, K. (1982). “Ecolapia, logy and Distrisbution of Tilapia”. In: Pullin, R.S.V. and Lowe, R.H. – Mc Connell (Eds), Biology and Culture of Tilapia, ICLAM conference Proceedings 7,432. ICLARM, Mamila, Philippines, p. 15 – 59. 30. Plumb, J.A. (1999). “Health Maintenance and Principal Microbial Diseases of

Cultured Fishes”. Iowa State University Press, Ames.

31. Pretto – Giordano, LG., Muller, E.E., de Frritas, J.C. and da Silva, V.G. (2010). “Evaluation on the Pathogenesis of Streptococcus agalactiae in Nile Tilapia

(Oreochromis niloticus)”. Brazilian Arch. Biol. Technol., 53, p. 87- 92.

32. Salvador, R., Muller, E.E., Freitas, J.C., Leonhadt, J.H., L.G. Pretto – Giordano, L.G. and Dias, J.A. (2005). “Isolation and characterization of Streptococcus spp.

Group B in Nile tilapia (Oreochromis niloticus) reared nurseries in the northern region of Prana State, Brazil”. Ciencia Rural, 35, p. 1374 – 1378.

33. Sheehan (2009). “Streptococcosis in Tilapia: A more complex problem”. (http:// www.thefishsite.com/ articles/812/).

34. Shoemaker, C.A., Xu, D., Klesius, P.H. and Evans, J.J, (2008). “Concurrent

infections (Parasitism and bacterial diesease) in Tilapia”, The 8th Internationl Symposium on Tilapia in Aquaculture, Cairo, Egypt, p. 1365 – 1375.

Bảng 1 : Tỷ lệ (%) cá rô phi chết tích lũy của cá rô phi vằn sau cảm nhiễm chủng vi khuẩn S. agalactiae trong điều kiện thí nghiệm

Ngày NT1 102tb/cá NT2 103 tb/cá NT3 104 tb/cá NT4 105 tb/cá ĐC NaCl 0,85% 1 0 0 0 0 0 2 0 10 20 20 10 3 10 30 40 50 10 4 20 40 60 70 10 5 30 50 80 90 10 6 40 60 90 100 10 7 40 60 90 100 10 8 40 60 90 100 10

Bảng 2 : Tỷ lệ% chết tích lũy trung bình của cá sau khi cảm nhiễm vi khuẩn và dùng kháng sinh để trị bệnh ở cá rô phi vằn

Ngày TN

Tỷ lệ % cá chết tích lũy theo thời gian sau cảm nhiễm NT1 102tb/con cá NT2 103tb/con cá NT3 (ĐC +) 104tb/con cá NT4 105 tb/con cá ĐC âm NaCl s/lý (0,25g/kg cá/ngày) (0,5 g/kg cá/ngày) Không dùng KS) (1,0g/kg cá/ngày) (Không dùng KS) 1 0 0 0 0 0 2 0* 0* 10 10* 0 3 0 10 50 20 0 4 10 20 40 30 0 5 10 20 50 40 0 6 20 30 70 40 0 7 20 30 80 40 0 8 20 30 90 40 0 9 20 30 90 40 0 10 20 30 90 40 0

TT Chỉ tiêu Kí hiệu

Đặc tính Số chủng

1 Nhuộm Gram Gram (+) 1

2 Hình dạng Liên cầu khuẩn 1

3 Di động (+) 1

4 Sinh catalaza (-) 1

5 Sinh oxidaza (-) 1

6 Mọc trên môi trường máu (+) 1

7 Gây tan huyết Dạng β 1

8 Phản ứng Voges-Proskauer VP (+) 1

9 Hippurate hydrolysis HIP (+) 1

10 Bile-esculin tolerance ESC (-) 1

11 Pyrrolidonyl arylamidase PYRA (-) 1

12 Sinh α-galactosidase αGAL (-) 1

13 Sinh β-glucuronnidase βGUL (-) 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14 Sinh β-galactosidase βGAL (-) 1

15 Alkaline phosphatase PAL (+) 1

16 Leucine Amoni peptidase LAP (+) 1

17 Arginine Dihydrolase ADH (+) 1

18 Ribose RIB (-) 1 19 Arabinose ARA (-) 1 20 Manitol MAN (-) 1 21 Sorbitol SOR (-) 1 22 Lactose LAC (-) 1 23 Trehalose TRE (+) 1 24 Inulin INU (-) 1 25 Raffinose RAF (-) 1 26 Amidon AMD (-) 1 27 Glycogen GLYG (-) 1 PHỤ LỤC II

TT Tên kháng sinh Lần 1 ( mm) Lần 2 ( mm) Lần 3 (mm) Trung bình(mm) 1 Trimethoprim 0 0 0 0 2 Gentamicin 15 13 13 14 3 Neomycin 8 8 8 8 4 Erythromycin 21 21 22 21 5 Clindamycin 0 0 0 0 6 Norfloxacin 8 13 9 10 7 Ciprofloxacine 18 20 17 18 8 Doxycyline 22 23 24 23

Bảng 2: Đo vòng kháng khuẩn của kháng sinh sau 48 giờ

TT Tên kháng sinh Lần 1 ( mm) Lần 2 ( mm) Lần 3 (mm) Trung bình(mm) 1 Trimethoprim 0 0 0 0 2 Gentamicin 13 14 13 13 3 Neomycin 8 8 9 8 4 Erythromycin 23 21 21 22 5 Clindamycin 0 0 0 0 6 Norfloxacin 8 15 9 11 7 Ciprofloxacine 18 20 18 19 8 Doxycyline 24 24 25 24

Kháng sinh Doxycyline của công ty Hanvet PHỤ LỤC III

Bảng 1: DANH MỤC HÓA CHẤT, KHÁNG SINH CẤM SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN

( Ban hành kèm theo thông tư số 15/2009/TT – BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009

Một phần của tài liệu tình hình bệnh streptococcosis trên cá rô phi và thử nghiệm trị bệnh cho cá ở hải phòng (Trang 46)