Khả năng gây bệnh cho cá rô phi của chủng vi khuẩn Streptococcus agalactiae

Một phần của tài liệu tình hình bệnh streptococcosis trên cá rô phi và thử nghiệm trị bệnh cho cá ở hải phòng (Trang 37)

agalactiae

Để làm cơ sở cho việc lựa chọn kháng sinh trị bệnh streptococcosis ở cá rô phi nuôi tại Hải Phòng, việc kiểm tra độ nhạy kháng sinh của chủng vi khuẩn

nhạy với chủng vi khuẩn này là: Trimethoprim, Gentamicin, Neomycin, Erythromycin, Clindamycin, Norfloxacin, Ciprofloxacine và Doxycyline.

Mỗi loại kháng sinh được lặp lại 3 lần và độ nhạy kháng sinh được đánh giá dựa vào giá trị trung bình của đường kính vòng vô khuẩn (mm) mà kháng sinh đó đã tạo ra, ở 2 thời điểm: 24h và 48 h sau nuôi cấy. Độ nhạy đối với các loại kháng sinh cũng được chia làm 3 mức: độ nhạy tốt (S); độ nhạy trung bình (I) và kháng (R). Kết quả thể hiện ở bảng 3.6 và phụ lục II.

Bảng 3.6. Độ dài trung bình (n=3 ) của đường kính vòng vô khuẩn của các loại kháng sinh với chủng Streptococcus agalactiae

TT Tên kháng sinh Đường kính vòng vô khuẩn trung bình (n=3)

Sau 24 h (mm) Sau 48h (mm) 1 Trimethoprim 0 0 2 Gentamicin 14 13 3 Neomycin 8 8 4 Erythromycin 21 22 5 Clindamycin 0 0 6 Norfloxacin 10 11 7 Ciprofloxacine 18 19 8 Doxycyline 23 24

Sau 24 giờ và 48 giờ nuôi cấy, tại vị trí đặt các đĩa của một số kháng sinh đã xuất hiện vòng vô khuẩn trong suốt, đường kính vòng vô khuẩn này đã được đo và so sánh với 3 mức độ kháng khuẩn chuẩn: nhạy tốt (S), nhạy trung bình (I) và kháng (R) (trình bày ở phụ lục II) để đánh giá độ nhạy của từng loại kháng sinh với chủng vi khuẩn S. agalactiae. Kết qủa đã chọn được 3 loại kháng sinh có độ nhạy trung bình (I) hoặc cao (S) với chủng vi khuẩn cần nghiên cứu (bảng 3.7 và hình 3.2)

Bảng 3.7. Các loại kháng sinh có độ mẫn cảm cao với vi khuẩn S. agalactiae

TT Loại kháng sinh

Độ nhạy chuẩn (mm) Đường kính trung bình của vòng kháng khuẩn (n=3) Độ nhạy trung bình (I) Độ nhạy cao (S) Sau 24h (mm) Sau 48h (mm) 1 Doxycyline 11 - 13 14 23 24 2 Erythromycin 14 - 17 18 21 22 3 Ciprofloxacine 16 - 20 21 18 19

Kết quả trình bày ở Bảng 3.6 chỉ ra rằng, đã tìm được 2 loại kháng sinh có độ nhạy cao với chủng vi khuẩn S. agalactiae là Doxycyline và Erythromycin và 1 loại kháng sinh có độ nhạy trung bình là Ciprofloxacine. Tuy nhiên Erythromycin và Ciprofloxacine là những kháng sinh nằm trong danh mục hạn chế sử dụng (Phụ lục III). Vì vậy Doxycyline là loại kháng sinh có độ nhạy cao nhất và có thể sử dụng trong điều trị bệnh streptococcosis do vi khuẩn Streptococcus agalactiae ở cá rô phi. Kết quả này cũng trùng hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Hồng Quân (2013) và Nguyễn Viết Khuê và ctv (2009) khi kiểm tra độ nhạy kháng sinh của vi khuẩn S. agalactiae gây bệnh ở cá rô phi nuôi thương phẩm tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam.

Một phần của tài liệu tình hình bệnh streptococcosis trên cá rô phi và thử nghiệm trị bệnh cho cá ở hải phòng (Trang 37)