Kết quả của thí nghiệm trị bệnh trong điều kiện thí nghiệm đã được ứng dụng để chữa bệnh streptococcosis cho cá rô phi nuôi trong ao của 2 hộ dân nuôi cá và cũng theo dõi để so sánh diễn biến của bệnh này ở 2-3 ao nuôi khác không được chữa trị tại huyện Kiến Thụy, Hải Phòng.
Khi cá rô phi nuôi của dân địa phương xuất hiện các dấu hiệu tương tự như đã mô tả của bệnh streptococcosis, 2 - 3 mẫu cá bệnh được thu để giải phẫu kiểm tra các dấu hiệu bộc lộ trong nội tạng và làm các tiêu bản phết mô não và thận của cá, nhuộm gram và kiểm tra bằng kính hiển vi quang học ở độ phóng đại >/= 400x để phát hiện các cầu khuẩn gram (+). Khi có kết quả dương tính, tiến hành kết hợp với người nuôi để trị bệnh cho cá tại các ao.
- Doxycycline là kháng sinh được lựa chọn để dùng chữa bệnh cho cá nuôi ở ao bằng cách trộn thuốc vào thức ăn tổng hợp, cho cá ăn trong 7 ngày với liều kháng sinh giảm dần:
+ Ở ao thứ nhất ước tính có 1300 kg cá trong ao nên dùng 600 g kháng sinh/ ngày (dùng trong 3 ngày đầu), 400 g/ngày (dùng trong 2 ngày tiếp theo) và 330 g/ngày (dùng trong 2 ngày cuối), tương ứng với các liều dùng là: 0,46g, 0,30g và 0,25 g/kg cá/ ngày.
+ Ở ao thứ 2 ước tính có 1000 kg cá đang nuôi trong ao, nên dùng 500g kháng sinh/ngày (trong 3 ngày đầu) và 250g/ngày (dùng trong 4 ngày tiếp theo), tương ứng với liều thuốc dùng là : 0,5 g và 0,25 g/kg cá /ngày
Kháng sinh được thẩm trộn vào thức ăn hàng ngày và trước khi cho cá ăn, lượng thức ăn của từng bữa cũng được bao bởi dầu thực vật nhằm tăng cường sự hấp thu thuốc của cá từ thức ăn.
Ngoài việc dùng kháng sinh đưa vào cơ thể cá để diệt khuẩn, còn kết hợp dùng vôi bột với 50 kg/ao để diệt vi khuẩn tồn tại ngoài môi trường nước.
Theo dõi trạng thái hoạt động, bắt mồi và số lượng cá chết hàng ngày để đánh giá hiệu quả trị bệnh (Bảng 2.5).
Bảng 2.5. Liều kháng sinh dùng để trị bệnh streptococcosis cho cá rô phi nuôi ở 2 ao nuôi thương phẩm tại Hải Phòng
Ngày trị bệnh Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7 Ao bị bệnh 1. 1300 kg cá Cỡ cá 150 – 200g 600g 600g 600g 400g 400g 330 g 330g Ao bị bệnh 2 1000 kg cá Cỡ cá 250- 300g 500g 500g 500g 250g 250g 250g 250g 2.5 Phương pháp xử lý số liệu
- Công thức tính tỷ lệ sống S (%)= Số cá còn sống /Số cá thả ban đầu x 100 - Công thức Tính số lượng tế bào vi khuẩn trong 1ml mẫu:
Mi (cfu/ml) = Ai x Di/V Trong đó: Ai là số khuẩn lạc trung bình / đĩa
Di: Độ pha loãng
V: Dung tích huyền phù tế bào cho vào trong đĩa thạch - Công thức tính LD50 (Reed & Muench, 1938):
LD50 = a x – pd
pd = L% - 50 L% - H% Trong đó:
a: Là hệ số pha loãng của vi khuẩn.
x: Số lũy thừa của liều vi khuẩn gây chết cá lớn hơn 50% thấp nhất . H%: Tỷ lệ cá chết cao nhất dưới 50%.
L%: Tỷ lệ cá chết lớn hơn 50% thấp nhất.
- Số liệu điều tra tình hình bệnh ở cá rô phi được mã hóa và xử lý bằng phần mềm Excel 2003 để phân tích số liệu
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Tình hình dịch bệnh streptoccocosis gây ra trên cá rô phi nuôi tại Hải Phòng.
3.1.1. Tình hình bệnh streptoccocosis ở cá rô phi nuôi trong giai đoạn 2011-2013
Từ các số liệu đã được theo dõi, ghi chép và tổng hợp của phòng khuyến nông các huyện Kiến Thụy, Thủy Nguyên và Vĩnh Bảo, các thiệt hại gây ra do bệnh streptococcosis ở cá rô phi nuôi tại 3 huyện nuôi cá nước ngọt chủ yếu của Hải Phòng được thể hiện ở Bảng 3.1
Bảng 3.1: Thông tin vềbệnhstreptococcosis ở cá rô phi nuôi tại Hải Phòng
Huyện Mùa bệnh Số hộ nuôi cá rô phi Tỉ lệ hộ nuôi cá gặp bệnh (%) Thiệt hại ước tính (tấn) Biện pháp hỗ trợ
Huyện Kiến Thụy
Năm 2011 Hè 39 20,5 6,9 Chưa
Năm 2012 Hè thu 42 16,6 4,5 Chưa
Năm 2013 Hè 48 33,3 13 Tư vấn thuốc trị bệnh
Huyện Thủy Nguyên
Năm 2011 Hè 27 18,5 4 Chưa
Năm 2013 Hè 32 25 10 Tư vấn sử dụng thuốc
Huyện Vĩnh Bảo
Năm 2011 Hè thu 20 10,0 2,5 Chưa
Năm 2012 Hè 27 18,3 6 Chưa
Năm 2013 Hè 29 24,1 8 Chưa
Nguồn: Phòng Nông nghiệp các huyện Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy
Số liệu ở Bảng 3.1 đã thể hiện rằng, bệnh streptococcosis vẫn thường xuyên xảy ra trong các ao nuôi cá rô phi nuôi ở Hải Phòng trong vài năm gần đây, với tần xuất từ 10,0 đến 33,3% tùy vào vùng nuôi và năm theo dõi, đã gây thất thu hàng chục tấn cá mỗi năm cho các huyện ở địa phương. Đặc biệt, số liệu ở bảng 3.1 cũng chỉ ra rằng, tần xuất xuất hiện của bênh streptococcosis ở năm sau lại có xu hướng tăng cao hơn so với năm trước, nếu năm 2011 có 10,0% hộ nuôi ở Vĩnh Bảo, 18,3% ở Thủy Nguyên và 20,5% ở Kiến Thụy gặp bệnh này thì đến năm 2013, tần xuất ở các huyện lần lượt là: 24,1%, 25% và 33,3%. Số liệu mà các cơ quan quản lý ghi nhận được đều cho rằng bệnh này xuất hiện vào mùa hè hoặc hè thu khi nhiệt độ nước ao cao.
Tuy nhiên trong các năm qua, tại các Phòng Nông nghiệp Huyện còn thiếu về trang thiết bị máy móc hỗ trợ chẩn đoán bệnh thủy sản do đó việc xác định tác nhân và tư vấn điều trị khi có bệnh xảy ra không thường xuyên, kịp thời. Do đó đa số hiệu quả trị bệnh còn hạn chế.
3.1.2. Kết quả điều tra trực tiếp từ các nông hộ
Sau một số năm bệnh streptococcosis bùng phát và gây tác hại cho cá rô phi nuôi tại tỉnh Hải Phòng, người nuôi cá đã được trải qua nhiều lớp tập huấn và thực tế để nhận biết khi bệnh này xảy ra ở ao nuôi của họ. Do vậy, có 50 hộ nuôi đơn canh cá rô phi ở 3 huyện trong tỉnh: Kiến Thụy (20 hộ), Thủy Nguyên (15 hộ) và Vĩnh Bảo (15 hộ) đã được phỏng vấn trực tiếp về bệnh streptococcosis đã xảy ra trong 5 năm gần đây (từ 2009-1013) tại các nông hộ theo một phiếu câu hỏi đã chuẩn bị sẵn (phụ lục IV). Kết quả điều tra về tần số xuất hiện bệnh này đã được thống kê và thể hiện ở bảng 3.2, cho thấy bệnh streptococcosis khá phổ biến tại vùng nuôi cá rô phi của địa phương. Có tới 82% số hộ được phỏng vấn trả lời rằng, họ đã có ít nhất 1 lần gặp bệnh này.
Bảng 3.2: Tần số xuất hiện của bệnh streptococcosis tại các nông hộ
Yếu tố điều tra Địa phương Tổng số (n=50)
Kiến Thụy Thủy Nguyên Vĩnh Bảo Tần số %
Có gặp bệnh ít nhất
Qua điều tra, mùa vụ xuất hiện bệnh, cỡ cá thường bị bệnh và tác hại lên cá nuôi cũng đã được xác định và trình bày ở Bảng 3.2.
Bảng 3.3. Mùa vụ, kích cỡ cá thường bị bệnh và tác hại của bệnh streptococcosis ở cá rô phi (n=41)
Yếu tố điều tra
Tần xuất gặp ở các vùng điều tra Tổng số (n=41) Kiến Thụy (18) Thủy Nguyên (12) Vĩnh Bảo (11) Tần số % Mùa vụ Xuân 0 0 0 0 0,0 Hè 17 10 11 38 92,68 Thu 3 4 3 10 24,39 Đông 0 0 0 0 0,0 Kích cỡ < 100g 0 0 0 0 0,0 100- 200g 5 6 6 17 41,46 > 200 -300g 15 8 5 28 68,29 > 300g 0 0 0 0 0,0 Tỷ lệ chết (%) <10 1 0 3 4 9,76 10-40 11 11 6 28 68,29 >40- 60 4 1 1 6 14,63 >60 2 0 1 3 7,32 Trị bệnh Có 11 5 6 22 53,66 Không 7 7 5 19 46,34
Bảng 3.3. đã thể hiện rằng, bệnh streptococcosis bùng phát chủ yếu vào mùa hè, khi nhiệt độ nước cao (chiếm 92,68%), một số hộ cho rằng bệnh này cũng có đợt xảy ra vào màu thu (24,39%) nhưng hoàn toàn không xuất hiện vào mùa có nhiệt độ thấp trong năm (mùa xuân và đông). Kết quả này cũng phù hợp với số liệu tổng hợp của các cán bộ quản lý của địa phương (Bảng 3.2.) và các công bố của Đồng Thanh Hà và ctv (2010), rằng vi khuẩn streptococcus agalactiae gây bệnh ở cá rô phi có thể phát triển tốt cả ở nhiệt độ 37oC.
Kết quả điều tra này cũng đã thể hiện, bệnh streptococcosis thường gặp xảy ra ở cỡ cá >100 đến 300g, cá nhỏ <100g và >300g hầu như không chịu tác hại của bệnh
này. Kết quả này có phần trùng hợp và không trùng hợp với thông báo của Intervet (2006) rằng, bệnh streptococcosis thường gây bệnh ở cá rô phi có khối lượng từ 100g - 1 kg. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này các hộ nuôi cá tại Hải Phòng lại cho rằng hầu như không gặp bệnh này khi cá đã > 300g.
Bệnh streptococcosis đã gây chết từ rải rác tới hàng loạt cá rô phi nuôi tại Hải phòng. Có 9,75% người cho rằng bệnh này chỉ gây chết rải rác và tỷ lệ chết tích lũy chỉ <10%, tuy nhiên cũng có 1 vài người cho rằng bệnh này có thể gây chết cao ở cá rô phi, có thể gây chết > 60% cá nuôi trong ao (7,63%). Hoặc có 14,63% người cho rằng bệnh có thể gây chết từ > 40-60% cá trong ao. Tuy vậy, cũng có nhiều người, chiếm 68,29% cho rằng khi bệnh streptococcosis xảy ra có thể gây chết từ 10 - 40% cá trong ao. Như vậy, đây là bệnh xảy ra khá phổ biến, tác hại lớn, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh tế của các nông hộ.
Vì bệnh streptococcosis đã gây ra thiệt hại không nhỏ cho người nuôi, nên có 22/41 người, chiếm 53,66% người nuôi (n=41) đã dùng các biện pháp chữa trị nhằm cứu vãn đàn cá, giảm bớt thiệt hại. Kết quả tổng hợp về vấn đề này được trình bày ở Bảng 3.4.
Bảng 3.4. Dùng kháng sinh và hóa chất trị bệnh streptococcosis cho cá rô phi nuôi ở Hải Phòng
STT Kháng sinh và hóa chất Cách dùng Hiệu quả trị bệnh
1
Benzalkonium chloride (BKC)
-Phun thuốc xuống ao Không hiệu quả
2 Oxytetracyline + Benzalkonium chloride (BKC) - Oxy. trộn vào thức ăn - BKC phun xuống ao
Không hiệu quả
3 Sunphate đồng (CuSO4) Phun xuống ao Không hiệu quả 4 Florfenicol Trộn vào thức ăn HQ không rõ ràng
5
Florfenicol + Vạn tiêu linh -Flor. Trộn vào thức ăn
-Vạn TL cho xuống ao
Không hiệu quả
6 Iodine Đưa vào nước ao Không hiệu quả
7 TCCA + vôi CaO Đưa vào nước ao Không hiệu quả 8
TCCA + Oxytetracyline TCCA phun xuống ao
Ox trộn vào thức ăn HQ không rõ ràng 9 Vạn tiêu linh Đưa vào nước ao Không hiệu quả
10
Vạn tiêu linh +
Benzalkonium Chloride (BKC)
Đưa vào nước ao Không hiệu quả
11 Vạn tiêu linh + Iodin Đưa vào nước ao Không hiệu quả 12 Vạn tiêu linh + Vôi CaO Đưa vào nước ao Không hiệu quả 13 Vạn tiêu linh +
Oxytetracyline
Vạn TL cho xuống ao
Ox. Trộn vào thức ăn HQ không rõ ràng
14 Vôi CaO Đưa vào nước ao Không hiệu quả
15 Vôi CaO + Oxytetracyline
Vôi cho xuống ao
Ox trộn vào thức ăn HQ Không rõ ràng 16 Vôi CaO+ TCCA Đưa vào nước ao Không hiệu quả
Chú thích:
- TCCA là tên viết tắt của thuốc sát trùng Trichloroisocyanuric acid. Có tác dụng khử trùng tiêu độc cao
- Vạn tiêu linh: là loại thuốc dạng viên sủi có nguồn gốc từ Trung quốc, thành phần chính là Trichlororisocyanuic acid, có tác dụng diệt trùng khử độc cao.
Kết quả điều tra thể hiện ở bảng 3.4 đã cho thấy đa số các hộ thường sử dụng các loại hóa chất sát khuẩn như: benzalkonium chloride (BKC), Iodin, vôi bột (CaO) và hóa chất tiêu độc khử trùng như Trichloroisocyanuric acid (TCCA hoặc Vạn tiêu linh)
để đưa vào nước ao nuôi cá bị bệnh nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong môi trường nước. Một số ít hộ nuôi đã biết kết hợp việc khử trùng nước với việc dùng kháng sinh như Florfenicol hoặc Oxytetracyline trộn vào thức ăn nhằm diệt vi khuẩn đã cảm nhiễm vào cơ thể cá bệnh. Tuy nhiên, các hộ này đều đánh giá hiệu quả chữa bệnh không cao, sau khi trị bệnh tỷ lệ cá chết có giảm nhưng vẫn rải rác sau 1 tuần trị bằng các loại kháng sinh này. Không những vậy, kháng sinh Florfenicol và Oxytetracyline là 2 loại thuốc nằm trong danh mục hạn chế sử dụng trong sản xuất và kinh doanh thủy sản của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành năm 2009 (Phụ lục III).
Ngoài ra, khi dùng hóa chất diệt trùng và tiêu độc đưa xuống ao nuôi không ít hộ dân đã có sự phối hợp hóa chất không phù hợp như: dùng kết hợp Vôi CaO + TCCA, hay kết hợp giữa vối CaO + vạn tiêu linh. Vì TCCA hay vạn tiêu linh đều là các hợp chất sát trùng chứa Clo, khi dùng trong môi trường có pH cao (do bón CaO tạo nên) đã làm mất tác dụng của thuốc.
Bệnh streptococcosis gây cảm nhiễm trên toàn cơ thể cá do vậy nếu chỉ dùng kháng sinh trộn vào thức ăn hay chỉ dùng hóa chất để diệt khuẩn ngoài môi trường đều không thể trị bệnh triệt để. Với một bệnh nhiễm khuẩn hệ thống, để trị bệnh phải dùng kháng sinh có độ nhạy cao với tác nhân gây bệnh, đưa vào cơ thể cá bằng cách tiêm hoặc qua đường thức ăn, kết hợp với dùng chất sát trùng diệt khuẩn ngoài môi trường. Tuy nhiên, dùng loại kháng sinh nào để có hiệu quả và không nằm trong danh mục thuốc cấm hay hạn chế sử dụng là một vấn đề cần nghiên cứu để tư vấn cho người dân nuôi cá một phác đồ điều trị hiệu quả và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Qua kết quả điều tra, một số biện pháp phòng bệnh khác nhau đã được người nuôi cá rô phi tại địa phương sử dụng, kết quả thể hiện ở Bảng 3.5
Số liệu tổng hợp ở Bảng 3.5 đã chứng tỏ rằng công tác khuyến ngư ở địa phương đã làm khá tốt nên không có hộ nuôi nào (n=50) dùng kháng sinh để phòng bệnh. Ngoài ra cũng có 48% (24/50) dã dùng chế phẩm vi sinh để cải thiện môi trường ao nuôi và ruột của cá để tăng khả năng tiêu hóa hấp thu và sức đề kháng của cá nuôi với các loại tác nhân gây bệnh.
Ngoài ra, có 90% hộ nuôi thực hiện kỹ thuật thay nước định kỳ đề cải thiện môi trường và loại bỏ tác nhân gây bệnh, nhưng chỉ có 3 hộ nuôi (6%) lựa chọn giải pháp dùng vitamin C bổ sung vào thức ăn để cải thiện sức đề kháng của cá. Tuy nhiên cũng
có không ít hộ đã không áp dụng các biện pháp phòng bệnh nào cho cá. Mặt khác, khi lượng nước từ ao nuôi thải trực tiếp ra môi trường và không được qua xử lý là điều kiện tốt để bệnh có thể lây lan rộng ra cả vùng nuôi, do đó trong năm 2013 tại Huyện Kiến Thụy số hộ nuôi cá gặp bệnh streptococcosis cao gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này đã phù hợp với công bố của Lê Hồng Quân (2013) rằng 100% mẫu cá rô phi thu ở Hải Phòng (n=24) đều đã nhiễm vi khuẩn S. agalactiae.
Bảng 3.5: Các biện pháp phòng bệnh cho cá rô phi tại Hải Phòng (n=50) STT Các biện pháp phòng bệnh đã áp dụng Có Không Tần số % Tần số % 1 Dùng chế phẩm vi sinh 24 48 26 52 2 Dùng vitamin C 3 6 47 94 3 Dùng kháng sinh định kỳ 0 0 50 100 4 Thay nước định kỳ 45 90 5 10 5 Các biện pháp khác 38 76 12 24
3.2. Khả năng gây bệnh cho cá rô phi của chủng vi khuẩn Streptococcus agalactiae agalactiae
Để làm cơ sở cho việc lựa chọn kháng sinh trị bệnh streptococcosis ở cá rô phi nuôi tại Hải Phòng, việc kiểm tra độ nhạy kháng sinh của chủng vi khuẩn
nhạy với chủng vi khuẩn này là: Trimethoprim, Gentamicin, Neomycin, Erythromycin, Clindamycin, Norfloxacin, Ciprofloxacine và Doxycyline.
Mỗi loại kháng sinh được lặp lại 3 lần và độ nhạy kháng sinh được đánh giá dựa vào giá trị trung bình của đường kính vòng vô khuẩn (mm) mà kháng sinh đó đã tạo ra,