Kết quả thử nghiệm trị bệnh cho cá rô phi tại Xã Tú Sơn, Kiến Thụy

Một phần của tài liệu tình hình bệnh streptococcosis trên cá rô phi và thử nghiệm trị bệnh cho cá ở hải phòng (Trang 43)

a. Thông tin về hộ nuôi và ao nuôi cá rô phi đang bị bệnh

Chủ ao: Bà Nguyễn Thị Vinh

Địa chỉ: Thôn Đầm tám- Xã Tú Sơn- Huyện Kiến Thụy

Mật độ cá thả nuôi: 3 con/m2

Thức ăn: dùng thức ăn ông nghiệp hiệu Cargill

Trong ao có sử dụng máy sục khí 3 – 4 giờ/ ngày vào nửa đêm về sáng Cỡ cá đang bị bệnh: 150 – 200g/con.

Ước tính khối lượng cá có trong ao ở thời điểm trị bệnh: 1300kg

Hình 3.5. Tỷ lệ chết tích lũy của cá rô phi vằn sau khi cảm nhiễm và trị bệnh

- Dùng Doxycyline ở NT1, NT2 và NT4 với liều tương ứng: 0,25, 0,5 và 1,0g/ kg cá/ ngày. - Cảm nhiễm vi khuẩn vào cá ở ngày đầu tiên (1); Bệnh lý xuất hiện sớm nhất vào 24h sau cảm

nhiễm (2); Dùng thức ăn có trộn kháng sinh từ đầu ngày thứ 3 sau cảm nhiễm ở các nghiệm thức NT1, NT2 và NT4. nghiệm thức NT3 không trị bệnh

Bảng 3.8. Một vài chỉ số môi trường ao nuôi cá rô phi bị bệnh Chỉ tiêu ao Kết quả kiểm tra Giới hạn cho phép

S( m2) 2.800

Mực nước( m) 1,5- 1,8 1,5 – 2,5

pH 8,0- 8,3 6,5 – 8,5

Nhiệt độ nước (0 C) 32 - 34 25 - 33

Độ trong (cm) 35 -40 30 – 60

b. Dấu hiệu chính của bệnh và chẩn đoán bệnh nhanh cho cá nuôi trong ao

Dấu hiệu cá bị bệnh: những con cá bệnh dạt vào bờ ao thể hiện các dấu hiệu

như: xuất huyết gốc vây, bơi lờ đờ tầng mặt, xoay tròn trên mặt nước, mắt đục, một số con có mắt lồi, bụng chướng to, xoang bụng chứa nhiều dịch, ruột, gan thận nhợt nhạt và nhũn. Hiện tượng cá chết rải rác đã xảy ra trong ao. Mẫu cá bệnh được thu và xét nghiệm nhanh tại tại phòng thí nghiệm của Trung tâm thú y vùng II. Nhiều cầu khuẩn Gram dương đã được phát hiện dưới kính hiển vi quang học ở độ phóng đại từ 400- 1000x trên các tiêu bản phết từ mô thận và mô não của cá bệnh nhuộm Gram. Do vậy, cá trong ao được chẩn đoán rằng, đang bị bị bệnh streptococcosis.

c. Kết quả chữa trị bệnh cho cá ở ao nuôi tại cơ sở sản xuất

Kháng sinh Doxycyline (của công ty Hanvet) được sử dụng để trộn vào thức ăn trong 7 ngày, với liều khoảng từ 0,25- 0,5g/kg cá/ngày nhưng theo nguyên tắc dùng liều cao trong 3 ngày đầu, sau đó giảm dần. Ngoài kháng sinh, còn dùng thêm vôi bột (CaO) đưa xuống ao để diệt vi khuẩn tồn tại ngoài môi trường nước với liều 10 - 12 ppm (50 kg/ lần/ ngày). Theo dõi số lượng cá chết nổi lên mặt nước hoặc dạt bờ ao hàng ngày và hoạt động của cá trong ao để đánh giá hiệu quả trị bệnh. Bảng 3.9. và Hình 3.6. thể hiện số lượng cá chết gom được hàng ngày của chủ ao trong thời gian trị bệnh.

Bảng 3.9. Kết hợp kháng sinh và hóa chất để trị bệnh streptococcosis ở cá rô phi nuôi trong ao tại xã Tú Sơn và hiệu quả được ghi nhận.

Ngày Thuốc dùng Liều lượng Số cá chết thu

được (con) Ghi chú

12/8 Chưa dùng - 158 13/8 Vôi 50 kg/ao 203 14/8 Doxycyline 600g/1,3 tấn cá 224 (Ước tính 1,3 tấn) 15/8 Doxycyline 600g 188 16/8 Doxycyline 600g 98 17/8 Doxycyline 400g 36 18/8 Doxycyline 400g 12 19/8 Doxycyline 330g 8 20/8 Doxycyline 330g 2 21/8 Vôi 50kg 0 22/8 Dừng dùng KS - 0 Cá Hoạt động bt 23/8 Dừng dùng KS - 0 Cá Hoạt động bt

Kết quả trị bệnh ở Bảng 3.9 đã thể hiện rằng, sau 2 ngày trị bệnh, số lượng cá chết thu được từ ao đã bắt đầu giảm và sau 7 ngày dùng kháng sinh Doxycyline trộn vào thức ăn cho cá với liều từ 600g- 330g/ao/ ngày (tương ứng liều 0,25-0,5 g/kg cá/ngày) đã có kết quả trị bệnh tốt. Sau 7 ngày dùng kháng sinh kết hợp với dùng vôi (CaO) rắc xuống ao, hiện tượng cá chết trong ao đã dừng lại, hoạt động của cá đã trở lại bình thường (Hình 3.7).

Một phần của tài liệu tình hình bệnh streptococcosis trên cá rô phi và thử nghiệm trị bệnh cho cá ở hải phòng (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w