Phương pháp bố trí trị bệnh cho cá rô phi trong điều kiện thí nghiệm

Một phần của tài liệu tình hình bệnh streptococcosis trên cá rô phi và thử nghiệm trị bệnh cho cá ở hải phòng (Trang 26)

Những con cá khỏe mạnh, có khối lượng từ 100-150g/con được vận chuyển về phòng thí nghiệm bằng phương pháp vận chuyển kín, thuần dưỡng trong 5 - 7 ngày trước khi phân chia ngẫu nhiên vào 5 bể có thể tích 200 lít, chứa 150 lít nước sạch, thả

10 cá thể/bể và thí nghiệm này được lặp lại 2 lần. Những bể cá này sẽ được cảm nhiễm chủng vi khuẩn Streptococcus agalactiae với liều khác nhau bằng phương pháp tiêm gốc vây bụng, khi các dấu hiệu bệnh xuất hiện là thời điểm bắt đầu dùng thuốc để trị bệnh cho cá.

Có 4 loại huyền dịch được làm từ các khuẩn lạc của vi khuẩn Streptococcus

agalactiae trong nước muối sinh lý vô trùng để có các mật độ 102, 103, 104 và 105

tb/ml.

0,1 ml của các huyền dịch có mật độ khác nhau được tiêm cho cá ở các nghiệm thức (NT) lần lượt tương là: NT1, NT2, NT3 và NT4. Cá ở NT5 được tiêm 0,1ml nước muối sinh lý vô trùng/cá thể được coi như ĐC.

Loại kháng sinh dùng trong thí nghiệm trị bệnh là loại có độ nhạy cao nhất ở nội dung xác định độ nhạy kháng sinh, đó là Doxycyline (của hãng thuốc Hanvet), dùng với liều: 0,25, 0,5 và 1,0 g/kg cá/ngày .

Cách trộn kháng sinh vào thức ăn (Cargill, Mỹ): Dựa vào khối lượng của cá đưa vào thí nghiệm để tính toán lượng thức ăn hàng ngày và xác định lượng kháng sinh cần dùng hàng ngày và trong 7 ngày. Dùng cân điện tử để cân các liều thuốc theo yêu cầu, hòa loãng thuốc với một lượng nước nhỏ, sau đó phun tẩm kháng sinh vào thức ăn, tải mỏng và để vào tủ lạnh có thể làm khô thức ăn ở nhiệt độ thấp, sau đó đóng túi giữ ở nhiệt độ 4-5oC. Trước mỗi bữa ăn, thêm 1 thìa dầu ăn nhỏ để bao viên thức ăn. Cho cá ăn 2 lần /ngày vào 8 – 9 giờ và 15-16 giờ.

Khi cá trong các nghiệm thức thí nghiệm bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bệnh đầu tiên (khoảng 24h sau cảm nhiễm), thì kháng sinh được trộn với thức ăn tổng hợp ở các liều: 0,25, 0,5 và 1,0 g/kgcá/ngày được đưa vào cơ thể cá theo đường miệng ở các nghiệm thức tương ứng: NT1, NT2 và NT4. Riêng cá ở NT3 và nghiệm thức NT5 (ĐC) không được dùng thuốc, cho cá ăn thức ăn bình thường. NT3 được coi như nghiệm thức ĐC dương.

Theo dõi các hoạt động sống, dấu hiệu bệnh lý và số lượng cá chết hàng ngày để xác định tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức. Qua đó đánh giá hiệu quả trị bệnh của kháng sinh và liều thuốc có hiệu quả trị bệnh (Hình 2.2).

NT1 -10 cá/150 lít - Tiêm 0,1 ml (102 tb/cá thể) NT2 -10cá/150 lít - Tiêm 0,1 ml (103 tb/cá thể) NT3 (ĐC dương) - 10cá/150 lít - Tiêm 0,1 ml (104 tb/cá thể) ĐC âm - 10cá/150 lít - Tiêm 0,1 ml (NaCl 0,85%) NT4 - 10cá/150 lít - Tiêm 0,1 ml (105 tb/cá thể)

Cá rô phi kích thước từ 100-150g, không bộc lộ các dấu hiệu bất thường; chủng vi khuẩn Streptococcus agalactiae được cảm nhiễm vào cá bằng cách

tiêm vào gốc vây bụng; Nước muối sinh lý 0,85%

- Cá thí nghiệm được tiêm 0,1 ml huyền dịch vi khuẩn Streptococcus

agalactiae với các mật độ khác nhau: 103, 104, 105, và 106 tế bào/ml tương ứng với các nghiệm thức: NT1, NT2, NT3 và NT4. Cá ở ĐC âm tiêm 0,1 ml NaCl 0,85%.

- Cá thí nghiệm được cho ăn thức ăn tổng hợp Cargill với 5-7% khối lượng thân, 2 lần/ngày.

- Khi cá xuất hiện các dấu hiệu bệnh đầu tiên, kháng sinh Doxycyline được dùng để trị bệnh cho cá ở các NT1, NT2 và NT4 với liều thuốc tương ứng: 0,25g, 0,5g và 1,0g/kg cá, trong 7 ngày liên tục.

- Cá ở NT3 (ĐCdương) và ĐC âm cho ăn thức ăn bình thường, không có kháng sinh.

- Theo dõi số lượng cá chết trong 12 ngày để xác định hiệu quả trị bệnh của thuốc và liều dùng thích hợp.

Hình 2.2. Mô hình thí nghiệm trị bệnh streptococosis ở cá rô phi trong điều kiện thí nghiệm

Một phần của tài liệu tình hình bệnh streptococcosis trên cá rô phi và thử nghiệm trị bệnh cho cá ở hải phòng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w