Các dạng hư hỏng do tác động hóa-nhiệt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng bằng hình ảnh quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa ký thuật động cơ 1Inz-fe lắp trên ô tô TOYOTA VIOS tại công ty cổ phần Mai Linh Nam Trung bộ và Tây Nguyên (Trang 35)

Các hư hỏng do tác dụng hóa nhiệt thường biểu hiện dưới dạng cong vênh, ăn mòn, già hóa lớp cách điện, cháy, rỗ, v.v...

Mòn do nhiệt (hay mòn nhiệt) xuất hiện do tác dụng của lượng nhiệt sinh ra khi các chi tiết bị ma sát ở tốc độ trượt lớn và tải trọng đơn vị cao. Trong các điều

kiện đó, trên các bề mặt làm việc của chi tiết sản sinh ra một lượng nhiệt khá lớn không kịp tán sâu vào kim loại, do đó các lớp bề mặt chi tiết bị đốt nóng tới các nhiệt độ rất cao. Tuỳ thuộc vào vật liệu và chế độ gia công nhiệt luyện của chi tiết, nhiệt độ cao sinh ra ma sát có thể dẫn đến sự gia công nhiệt có đặc thù riêng của các lớp bề mặt chi tiết kèm theo các hiện tượng như kết tinh lại, ram, tôi, tôi thứ cấp và nóng chảy bề mặt trong một số trường hợp. Do những hiện tượng đó, cấu trúc các lớp bề mặt chi tiết bị thay đổi và độ bền của kim loại giảm xuống nhanh chóng. Ngoài ra, nhiệt độ cao của các lớp bề mặt còn làm cho chúng bị mềm ra, bị dính tiếp xúc, bị dập và các thể tích nhỏ của các bề mặt tiếp xúc của chi tiết bị phá hủy. Đối với chi tiết, độ ổn định nhiệt có ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới độ chống mòn của nó. Khi đốt nóng kim loại có độ ổn định nhiệt nhỏ thì chi tiết bị mòn nhanh và ngược lại. Mòn nhiệt xuất hiện ở các cam của trục phối khí, các nấm con đội, xu páp, trên bề mặt làm việc của xy lanh, cổ trục khuỷu, bánh răng và các chi tiết khác. Hư hỏng do tác động hóa nhiệt có thể gặp ở các chi tiết như cổ trục khuỷu, thành xy lanh, chốt piston, các cam của trục phối khí, các tán con đội, xu páp, v.v... Các chi tiết này làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao, do đó ngoài sự mài mòn như trên đã trình bày, chúng còn bị tác dụng ăn mòn của chất khí và chịu ảnh hưởng tác động hóa học của nước làm mát và dầu bôi trơn. Trên bề mặt của các chi tiết đó có thể xuất hiện các vết rỗ, bị ăn mòn và nhiều chi tiết còn bị cong, vênh do nhiệt độ quá cao. Chẳng hạn như phần phía trên của xy lanh bị mòn nhiều không những là do sự cọ sát của xéc măng phía trên mà còn do ảnh hưởng của nhiệt độ cao tới điều kiện bôi trơn kém và của sự ăn mòn của chất khí với thành xy lanh. Để khắc phục hiện tượng ăn mòn phải sử dụng các chất phụ gia chống ăn mòn cho nước làm mát và dùng các chất bôi trơn có chất lượng tốt.

Nhìn chung ta thấy phần lớn các hư hỏng của chi tiết trên động cơ đều xảy ra do quá trình mài mòn tự nhiên của chúng. Còn lại, các hư hỏng có tính chất đột xuất thường xảy ra ít hơn và nguyên nhân của chúng phần lớn là do hậu quả của việc không tuân thủ đầy đủ và triệt để các quy trình, quy tắc. Để ngăn ngừa những hư hỏng đột xuất, người ta thiết lập một hệ thống bảo dưỡng và sửa chữa động cơ theo

kế hoạch định trước và hệ thống đó có một vai trò rất quan trọng.

Hao mòn là kết quả không tránh khỏi của các chi tiết động cơ khi chúng làm việc và nó là một trong những yếu tố làm giảm thời gian sử dụng hay tuổi thọ của động cơ. Để tiến hành bảo dưỡng cũng như sửa chữa động cơ một cách khoa học và đúng kỹ thuật phải tiến hành nghiên cứu và nắm được những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ của động cơ.

Việc phân tích các nguyên nhân hư hỏng của các chi tiết trên động cơ cho thấy rằng thời gian đầu tiên phát hiện ra các hư hỏng có liên quan tới chất lượng chế tạo ở nhà máy, còn sau đó các hư hỏng sinh ra do sửa chữa không kịp thời, chất lượng sửa chữa kém và do bảo dưỡng không chu đáo. Từ kinh nghiệm sử dụng động cơ và tổ chức sửa chữa có thể thấy rằng, tay nghề của bạn lái máy không chỉ đánh giá ở chỗ sử dụng hết công suất động cơ mà còn ở chỗ biết phát hiện một cách nhanh chóng các trục trặc và khắc phục chúng một cách có hiệu quả. Do đó phải thường xuyên kiểm tra và bồi dưỡng kiến thức về nguyên lý, đặc tính của các cụm máy, sự tác động tương hỗ của chúng và về vấn đề công nghệ sửa chữa. Đồng thời để ngăn ngừa sự hao mòn quá lớn làm giảm tuổi thọ của động cơ cần phải hiểu rõ sự diễn biến của nó theo thời gian và các hiện tượng xuất hiện trên lớp bề mặt chi tiết trong quá trình đó.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng bằng hình ảnh quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa ký thuật động cơ 1Inz-fe lắp trên ô tô TOYOTA VIOS tại công ty cổ phần Mai Linh Nam Trung bộ và Tây Nguyên (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)