Trong trường hợp này ngoại lực tác dụng có hướng không trùng với hướng biến dạng yêu cầu (hình 2-2).
Như ta thấy trên hình vẽ, phương của lực tác dụng P vuông góc với phương của biến dạng. Sau khi gia công đường kính ngoài của chi tiết (đặc và rỗng) tăng lên, đường kính trong của chi tiết rỗng giảm xuống và độ cao của các chi tiết (đặc, rỗng) đều giảm.
Các bạc lót làm từ các hợp kim, kim loại màu khi có các bề mặt trong hoặc ngoài bị mòn được phục hồi bằng phương pháp chồn trên máy ép nhờ đồ gá (hình 2-3) ở trạng thái nguội. Công việc chốt được tiến hành như sau: Người ta đặt một chốt chuyên dùng 2 vào bạc bị mòn, chốt này có đường kính nhỏ hơn so với đường kính của lỗ sau khi gia công hoàn thiện là 0,2 mm. Sau đó chi tiết và chốt được đặt vào đồ gá để chồn. Dưới một áp lực nhất định máy ép hai tấm đệm (1) và (5) tới mặt tỳ của cối (4) và bạc (3) được chồn lại (chiều dài giảm xuống) và làm đầy khe hở giữa chốt về bề mặt bị mòn. Sau đó bạc được gia công tới kích thước cần thiết. Các bạc lót chì có thể sửa chữa được một lần. Độ giảm chiều dài của chúng khi chồn cho phép là (5 ÷ 15)%. Độ tăng áp lực đơn vị lên bạc lót trong quá trình vận dụng do chiều dài của nó giảm đi thực tế không đáng kể là bao và không ảnh hưởng đáng kể gì tới tính năng làm việc của bạc trong mối ghép
Hình 2-2. Sơ đồ gia công áp lực bằng phương pháp chồn.
Hình 2-3. Sơ đồ thiết bị chồn bạc lót.
1,5 – Các tấm đệm; 2- Chốt; 3- Bạc lót; 4- Khuôn.