Phục hồi chi tiết bằng phương pháp kích thước sửa chữa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng bằng hình ảnh quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa ký thuật động cơ 1Inz-fe lắp trên ô tô TOYOTA VIOS tại công ty cổ phần Mai Linh Nam Trung bộ và Tây Nguyên (Trang 41)

Đây là phương pháp sửa chữa nhằm phục hồi hình dạng hình học đúng đắn và độ bóng bề mặt chi tiết mà không cần phải đảm bảo kích thước ban đầu, hay nói khác kích thước danh nghĩa của nó. Nhờ gia công cơ khí, lớp bề mặt bị mòn của chi tiết được phá bỏ và chi tiết nhận được một kích thước mới, lớn hơn, hoặc nhỏ hơn kích thước danh nghĩa. Khi gia công cơ khí, kích thước danh nghĩa bị thay đổi (về phía thịt của chi tiết) do đó không thể lắp ghép chúng với những chi tiết mới có kích thước danh nghĩa. Vì vậy, khi lắp ráp phải dùng những chi tiết phụ tùng có kích thước sửa chữa tương ứng đã được chế tạo sẵn hoặc phải phục hồi chi tiết lắp ghép sao cho chúng có kích thước tương ứng với những chi tiết cơ bản.

Trong sửa chữa thường dùng hai loại kích thước sửa chữa: kích thước sửa chữa quy chuẩn (định trước) và kích thước sửa chữa tự do (không định trước). Kích thước sửa chữa quy chuẩn sử dụng rộng rãi đối với các chi tiết như piston, xéc măng, chốt piston, con đội, các bạc lót. Những chi tiết có kích thước sửa chữa như trên được chế tạo hàng loạt ở các nhà máy chế tạo phụ tùng và được sử dụng rộng rãi trong các xí nghiệp sửa chữa.

Ngoài ra, các nhà máy còn tiến hành phục hồi theo kích thước sửa chữa các chi tiết khác như lốc xy lanh (sơ mi xy lanh), trục khuỷu, lỗ dẫn hướng trục cam và bạc lót, xupáp và ống dẫn hướng của chúng, v.v...

Ưu điểm của phương pháp phục hồi theo kích thước sửa chữa quy chuẩn so với kích thước sửa chữa tự do là nó cho phép chế tạo sẵn các chi tiết và tiến hành sửa chữa bằng phương pháp lắp lẫn, do đó giảm thời gian sửa chữa một cách đáng

kể.

Trị số kích thước sửa chữa mới của chi tiết phụ thuộc vào độ hao mòn của nó và lượng dư gia công. Trị số hao mòn có thể đo trực tiếp. Lượng dư gia công lắp dựa theo đặc tính gia công, kiểu loại trang thiết bị, kích thước và vật liệu chi tiết. Khi lấy lượng dư gia công phải chú ý tới trị số biến dạng của hình dạng hình học, tới độ ô van và độ côn. Lượng dư gia công cần phải đảm bảo để nhận được hình dạng hình học đúng đắn của chi tiết bị mòn sau khi gia công cơ và không để lại dấu vết mòn nào trên bề mặt làm việc của nó.

Nếu ký hiệu:

dn – đường kính danh nghĩa của cổ trục; dsc1, dsc2…,dscn – kích thước sửa chữa cổ trục;

imax – trị số độ mòn lớn nhất về một phía của cổ trục a – lượng dư gia công về một phía của cổ trục; Khi đó kích thước sửa chữa sẽ là:

dsc1 = dn – 2 (imax + a)

dsc2 = d1 – 2 (imax + a) = dn – 4 (imax + a) dscn = dscn-1 – 2 (imax + a) = dn – 2.n (imax + a)

Kích thước sửa chữa cuối cùng xác định bởi kích thước cho phép nhỏ nhất của cổ trục, nếu nhỏ hơn kích thước đó điều kiện độ bền sẽ không đảm bảo. Các kích thước giới hạn cho phép của các chi tiết khác nhau xác định bởi độ bền của chi tiết, chiều dày của lớp thấm các bon hoặc lớp tôi và kích thước của chi tiết lắp ghép.

Số kích thước sửa chữa của trục (hay số lần sửa chữa):

n scn d d n   

Ở đây, hiệu của đường kính danh nghĩa và đường kính giới hạn dn – dscn chỉ độ giảm kích thước cổ trục mà không phá hoại độ bền của nó trong các lần sửa chữa.

Độ giảm đường kính cổ trục sau một lần sửa chữa do mài mòn và do lượng dư gia công được ký hiệu là ω và gọi là khoảng sửa chữa:

Hoàn toàn tương tự như trên có thể xác định các kích thước sửa chữa đối với lỗ, chỉ có điều trong các công thức cần thay dấu trừ thành dấu cộng, còn số lượng các kích thước sửa chữa sẽ là:

max n D D n   

Trong đó: Dmax – đường kính lớn nhất cho phép của lỗ.

Việc chọn phương pháp gia công chi tiết theo kích thước sửa chữa phụ thuộc vào vật liệu và gia công nhiệt luyện của chi tiết, vào trị số hao mòn, lượng dư gia công và thiết bị cắt gọt.

Phục hồi chi tiết theo kích thước sửa chữa là phương pháp thông dụng và phổ biến và tương đối rẻ tiền so với các phương pháp khác. Tuy nhiên nó còn có một số nhược điểm chẳng hạn như nó phá vỡ tính lắp lẫn của các chi tiết và tính lắp lẫn đó chỉ còn tồn tại đối với một kích thước sửa chữa nhất định mà thôi.

a, Trục b, Lỗ

Hình 2-1. Sơ đồ tính toán kích thước sửa chữ của trục và lỗ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng bằng hình ảnh quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa ký thuật động cơ 1Inz-fe lắp trên ô tô TOYOTA VIOS tại công ty cổ phần Mai Linh Nam Trung bộ và Tây Nguyên (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)