Phương pháp uốn (nắn)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng bằng hình ảnh quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa ký thuật động cơ 1Inz-fe lắp trên ô tô TOYOTA VIOS tại công ty cổ phần Mai Linh Nam Trung bộ và Tây Nguyên (Trang 47)

Phương của lực P cùng chiều với biến dạng. Dùng để sửa chữa các chi tiết bị biến dạng như trục khuỷu, biên, trục cam, cần đẩy, v.v... (hình 2-6).

Ngoài ra người ta còn cách vặn lại chi tiết khi nó bị xoắn. Trong trường hợp này mô men M cùng chiều với biến dạng. Phương pháp dùng để sửa biên động cơ khi bị xoắn và một số chi tiết khác (hình 2-7).

Hình 2-6. Sơ đồ nắn chi tiết bằng ngoại lực.

Chương 3

XÂY DỰNG HÌNH ẢNH VỀ KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ 1NZ-FE LẮP TRÊN Ô TÔ TOYOTA VIOS

3.1. Các phương pháp xây dựng hình ảnh dữ liệu

- Xây dựng hình ảnh bằng cách vẽ hình bằng tay.

- Xây dựng hình ảnh bằng cách vẽ hình bằng các phần mềm đồ họa như autocad, solidwork, flash, v.v…

- Xây dựng hình ảnh bằng cách sử dụng máy quay phim, chụp hình.

Trong các phương pháp trên thì phương pháp xây dựng hình ảnh dữ liệu bằng máy quay phim, chụp hình là dễ thực hiện và cho ra hình ảnh trung thực nhất. Do đó trong quá trình thực hiện đề tài em đã lựa chọn phương án sử dụng máy quay phim, chụp hình để xây dựng hình ảnh dữ liệu.

3.2. Chuẩn bị đưa động cơ ra khỏi ô tô 3.2.1. Khảo sát động cơ 1NZ-FE 3.2.1. Khảo sát động cơ 1NZ-FE

Tình trạng động cơ trước khi tháo máy như sau:

- Tính trạng động cơ: Máy nổ yếu, có bọt khí sủi lên ở két nước chính, động cơ được chuẩn đoán là thổi giăng quy lát;

- Hệ thống bôi trơn: Lượng dầu bôi trơn đã đến thời kỳ thay thế;

- Hệ thống làm mát: Két nước bị lắng cặn và thiếu nước làm mát và có bọt sủi lên ở két nước;

- Hệ thống nạp khí: Họng ga ở đường nạp bám bụi bẩn; - Hệ thống nhiên liệu: Cần phải kiểm tra;

- Hệ thống khởi động: Theo chuẩn đoán là làm việc bình thường;

- Đồng hồ táplô báo số Km: 259.000, động cơ chưa qua tháo rã máy để sửa chữa lớn lần nào;

Kết luận: Động cơ bị thổi giăng quy lát, vì vậy cần phải thay giăng quy lát nhưng ở đây động cơ trước giờ chưa sửa chữa lớn nên kết hợp đại tu máy kiểm tra toàn bộ các hệ thống động cơ.

3.2.2. Quan sát tổng thể

Trước khi thực hiện công việc chẩn bị dụng cụ để tháo rời và kiểm tra xe thì chúng ta phải quan sát các hệ thống trên xe để có cái nhìn tổng thể về các kết cấu, liên kết của động cơ để đưa ra các phương án chuẩn bị cho phù hợp đảm bảo thời gian quả hiệu và hiệu suất công việc tối ưu nhất.

Hình 3-1. Xe tiến hành sửa chữa Hình 3-2. Động cơ cần tháo

3.2.3. Chuẩn bị thiết và dụng cụ

3.2.3.1. Thiết bị

- Cầu nâng - Súng hơi - Dây xích - Cẩu di động

3.2.3.2. Dụng cụ

- Cờ lê: 14, 17,19 - Kìm 2 lỗ

- Khúc nối - Điếu 10, 12

- Tuýp 12, 14, 17, 32 - Tô vít

- Tuýp mở bu gi - Đầu khẩu

- Cần tự động - Thau đựng nhớt

Hình 3-3. Cầu nâng Hình 3-4. Súng hơi

Hình 3-5. Dây xích Hình 3-6. Cẩu di động

Hình 3-7. Dụng cụ để tháo khi đưa

động cơ ra khỏi xe Hình 3-8. Rổ đựng chi tiết sau khi tháo

3.2.3.3. Nguyên tắc khi sử dụng thiết bị và dụng cụ

Hãy tìm hiểu chức năng và cách sử dụng đúng từng dụng cụ và thiết bị đo. Nếu sử dụng cho mục đích khác với thiết kế, dụng cụ hay thiết bi đo có thể bị hỏng, và chi tiết có thể bị hư hỏng hay chất lượng công việc có thể bị ảnh hưởng

2) Tìm hiểu cách sử dụng đúng các thiết bị

Mỗi một dụng cụ và thiết bị đều có quy trình thao tác định trước. Chắc chắn phải áp dụng đúng dụng cụ cho từng công việc, tác dụng đúng lực cho dụng cụ và sử dụng tư thế làm việc thích hợp

3) Lựa chọn chính xác

Có nhiều dụng cụ để tháo bu lông, tuỳ theo kích thước, vị trí và các tiêu chí khác. Hãy luôn chọn dụng cụ vừa khít với hình dáng của chi tiết và vị trí mà ở đó công việc được tiến hành

4) Hãy cố gắng giữ ngăn nắp

Dụng cụ và các thiết bị đo phải được đặt ở những vị trí sao cho chúng có thể dễ dàng với tới khi cần, cũng như được đặt đúng vị trí ban đầu của chúng sau khi sử dụng

5) Quản lý và bảo quản dụng cụ nghiêm ngặt

Dụng cụ phải được làm sạch bảo quản ngay sau khi sử dụng và bôi dầu nếu cần thiết. Mọi công việc sửa chữa cần thiết phải thực hiện ngay, sao cho dụng cụ luôn ở trong tình trạng hoàn hảo

3.2.3.4. Hướng dẫn sử dụng

1) Chọn dụng cụ phù hợp với với loại công việc

Để tháo và thay thể bu lông, đai ốc hay tháo các chi tiết. Thường phải sử dụng bộ đầu khẩu để sửa chữa ô tô. Nếu bộ đầu khẩu không thể sử dụng do hạn chế về không gian thao tác, hãy chọn chòng hay cờ lê theo thứ tự hình 3-9

2) Chọn dụng theo tốc độ hoàn thành công việc

Đầu khẩu hữu dụng trong trường hợp mà nó có thể sử dụng để quay bu lông, đai ốc mà không cần định vị lại. Nó cho phép quay bu lông, đai ốc nhanh hơn. Đầu khẩu có thể sử dụng theo nhiều cách tuỳ theo loại tay nối lắp vào nó theo như hình 3-10

Hình 3-9. Chọn dụng cụ phù hợp với với loại công việc

Hình 3-10. Chọn dụng theo tốc độ hoàn thành công việc 1- Đầu khẩu; 2- Chòng; 3- cờ lê.

Chú ý:

1. Tay quay cóc nó thích hợp khi sử dụng ở những nơi chật hẹp. Tuy nhiên do cấu tạo của cơ cấu cóc, nó có thể đạt được mômen rất lớn.

2. Tay quay trượt cần một không gian lớn nhưng nó cho phép thao tác nhanh nhất.

3. Tay quay nhanh cho phép thao tác nhanh, với việc lắp thanh nối. Tuy nhiên tay quay này dài và khó sử dụng ở những nơi chật hẹp

3) Chọn dụng cụ theo độ lớn của mô men quay

Nếu cần mômen lớn để xiết lần cuối hay khi nới lỏng bu lông, đai ốc, hãy sử dụng cụ vặn cho phép tác dụng lực lớn theo như hình 3-11

Chú ý:

- Độ lớn của lực có thể tác dụng phụ thuộc vào chiều dài của dụng cụ. Dụng cụ dài hơn, có thể đạt được mômen lớn hơn với một lực nhỏ.

- Nếu sử dụng dụng cụ quá dài, có nguy cơ xiết quá lực, và bu lông có thể bị đứt, gãy

4) Các chú ý khi thao tác

Kích thước và ứng dụng của dụng cụ (hình 3-12)

- Chắc chắn rằng đường kính của dụng cụ vừa khít với đầu bu lông, đai ốc - Lắp dụng cụ và bu lông, đai ốc một cách chắc chắn

Hình 3-11. Chọn dụng cụ theo độ lớn của mô men quay

Hình 3-12 .Chọn dụng cu theo đường kính và độ dài

Lực tác dụng

- Luôn xoay dụng cụ sao cho bạn đang kéo nó theo như hình 3-13

- Nếu dụng cụ không thể kéo trong không gian bị hạn chế, hãy đẩy bằng lòng bàn tay theo như hình 3-13

- Không được dùng búa hoặc ống để tăng mô men theo như hình 3-14

Hình 3-13. Thao tác sử dụng đúng Hình 3-14. Thao tác sử dụng sai

3.2.3.5. Sử dụng một số dụng cụ thường dùng

1) Cờ lê (hình 3-15) Ứng dụng

Được sử dụng ở những vị trí mà bộ đầu khẩu hay chòng không thể sử dụng được để tháo hay thay thế bu lông, đai ốc

Hình 3-15. Cách sử dụng cờ lê Hình 3-16. Cách sử dụng chòng

Hướng dẫn

1. Phần cán được gắn vào đầu cờ lê với một góc. Điều đó có nghĩa là qua việc lật cờ lê lên, nó có thể sử dụng để quay tiếp ở những không gian chật hẹp

2. Để tránh phần đối diện khỏi bị quay, như khi nới lỏng ống nhiên liệu, hãy dùng cờ lê để nới lỏng đai ốc

3. Cờ lê không thể cho mômen lớn, nên không được sử dụng để xiết lần cuối

Chú ý

Không được lồng các ống thép vào phần cán của cờ lê, nó có thể làm cho mômen quá lớn tác dụng vào và có thể làm hỏng bu lông hay cờ lê

2) Chòng (Hình 3-16) Ứng dụng

- Dùng để xiết thêm một góc nhỏ và các thao tác tương tự, do nó có thể tác dụng một mômen lớn vào bu lông, đai ốc

- Do nó có 12 cạnh, có thể dễ dàng lắp vào bu lông, đai ốc. Nó có thể lắp lại ở những không gian hạn chế

- Do nó tiếp xúc bề mặt lục giác của bu lông, đai ốc là các dạng tròn, không có nguy cơ bị hỏng các góc của bu lông và có thể tác dung mômen lớn

- Do phần đầu của của nó được làm cong, nó có thể được sử dụng để xoay bu lông, đai ốc ở những nơi lõm vào hay trên bề mặt phẳng

3) Mỏ lết (Hình 3-17) Ứng dụng

Sử dụng với các bu lông, đai ốc có kích thước khác nhau hay để giữ bu lông, đai ốc khỏi bị chờn

Hình 3-17. Cách sử dụng mỏ lết Hình 3-18. Cách sử dụng đầu khẩu

Hướng dẫn

Xoay vít điều chỉnh sẽ thay đổi kích thước mỏ lết cho phù hợp với bu lông, đai ốc. Mỏ lêt do đó có thể sử dụng thay cho nhiều cờ lê

Chú ý

Quay mỏ lết sao cho vấy di động được đặt theo hướng quay. Nếu mỏ lết không vặn theo cách này ấn lực tác dụng lên vít điều chỉnh có thể làm hỏng nó

4) Đầu khẩu (Hình 3-12) Ứng dụng

Đầu khẩu này được sử dụng để tháo và thay thế các bu lông, đai ốc khi cần một mômen lớn

Hướng dẫn

- Đầu nối với khẩu có một khớp xoay được, nó cho phép điều chỉnh góc của tay nối khít với đầu khẩu

- Tay nối trượt ra cho phép thay đổi chiều dài của tay cầm

Chú ý

Trước khi sử dụng, hãy trượt tay nối cho đến khi nó khớp vào vị trí của khóa, nếu nó không ở vị trị khóa, tay nối có thể trượt vào hay ra khi đang sử dụng, điều này có thể làm thay đổi tư thế làm việc của người sử dụng dẫn đến nguy hiểm

Ứng dụng

- Quay cần cố định sang bên phải xiết chặt bu lông, đai ốc và sang bên trái để nới lỏng

- Bu lông, đai ốc có thể quay theo một hướng mà không cần phải rút đầu tuýp ra ngoài

- Cần tự động có thể tháo, lắp với một góc nhỏ, cho phép làm việc với không gian hạn chế

Hình 3-19. Cách sử dụng cần tự động Hình 3-20. Cách sử dụng tô vít

Chú ý

Không tác dụng mômen quá lớn. Nó có thể làm hỏng cấu trúc của cơ cấu cóc

6) Tô vít (Hình 3-20) Ứng dụng

Được dùng để tháo thay thế các vít, nó có hình dấu (+) hay dấu (-) thùy theo hình dạng của đầu

Hướng dẫn

- Sử dụng một tô vít có kích thước thích hợp, vừa khít với rãnh của vít - Giữ cho tô vít thẳng với thân vít, và xoay trong khi tác dụng lực

Chú ý

Không được sử dụng kìm 2 lỗ hay dụng cụ khác để tạo mômen lớn hơn. Nó có thể làm chờn vít hay lỏng đầu của tô vít

7) Kiềm 2 lỗ (Hình 3-21) Ứng dụng

Dùng để kẹp hay giữ và kéo, có thể cắt dây thép nhỏ ở phần trong

Hình 3-21. Cách sử dụng kìm 2 lỗ Hình 3-22. Cách sử dụng súng hơi

Hướng dẫn

Thay đổi vị trí của lỗ ở tâm quay cho phép điều chỉnh độ mở của mũi kìm

Chú ý

Những vật dễ hỏng phải được bọc vải bảo vệ hay những vật tương tự trước khi giữ bằng kìm

3.2.3.6. Sử dụng một số thiết bị thường dùng

1) Súng hơi (Hình 3-22) Ứng dụng

Súng hơi sử dụng áp suất không khí, và được dùng để tháo và thay thế bu lông, đai ốc, chúng cho phép hoàn thành công việc nhanh hơn

Hương dẫn sử dụng

- Mô men có thể điều chỉnh từ 4-6 nấc - Chiều quay có thể thay đổi được

- Sử dụng kết hợp với đầu khẩu dùng riêng, tuýp này đặt biệt khỏe và có đặc điểm tránh cho chi tiết không bị văng ra khỏi khẩu

Chú ý

- Luôn sử dụng đúng áp suất không khí (7 kG/cm2) - Kiểm tra súng hơi định kỳ và bôi trơn dầu chổng rỉ - Luôn lắp đai ốc vào ren bằng tay trước.

- Nếu súng hơi được sử dụng ngay từ khi bắt đầu ren có thể bị hỏng. Cẩn thận không xiết quá chặt.

2) Đồng hồ đo xy lanh (Hình 3-23) Ứng dụng

Được sử dụng để đo đường kính xy lanh

Hình 3-23. Cách sử dụng đồng hồ đo

đường kính xy lanh Hình 3-24. Cách sử dụng thước kẹp

Hướng dẫn

- 1- Các thanh bổ xung; 2- Vít bộ thanh bổ xung; 3- Đầu to; 4- Panme. - Chuyền động ra và vào của đầu to được đọc bằng đồng hồ so

- Panme, thước kẹp cũng được sử dụng để đo đường kính xy lanh

3) Thước kẹp (Hình 3-24) Ứng dụng

Thước kẹp có thể đo chiều dài, đường kính ngoài, đường kính trong và độ sâu của chi tiết

Phạm vi đo: 0~150, 200, 300mm

Độ chính xác phép đo nhỏ nhất:0.05mm

Hướng dẫn

- 1- Đầu đo đường kính trong; 2- Đầu đo đường kính ngoài; 3-Vít hãm; 4- Thang đo thước trượt; 5- Thang đo chính; 6- Đo độ sâu; 7- Thanh đo độ sâu.

- Đóng hoàn toàn đầu đo trước khi đo, và kiểm tra rằng có đủ khe hở giữa đầu đo có thể nhìn thấy ánh sáng.

- Khi đo di chuyển đầu đo nhẹ nhàng sao cho chi tiết được kẹp chính xác giữa các đầu kẹp.

- Khi chi tiết đã được kẹp chính xác giữa các đầu kẹp, cố định thước trượt bằng vít hãm để dễ đọc giá trị đo.

4) Thước lá (Hình 3-25 và hình 3-26) Hướng dẫn

- Dùng để đo giá trị khe hở hay rãnh xéc măng, bơm dầu v.v.

- Nếu khe hở không thể đo được bằng một lá, hãy dùng 2 hay 3 lá, kết hợp các lá càng ít càng tốt.

Hình 3-25. Trị số trên thước lá Hình 3-26. Ứng dụng thước lá

Chú ý

- Để tránh cong hay hỏng đầu thước, không ấn mạnh thước vào khe hở cần đo

của chi tiết

- Trước khi cất thước đi luôn lau sạch bề mặt và bôi dầu để chống rỉ.

3.2.4. Tiến hành

3.2.4.1. yêu cầu

- Đảm bảo các quy tắc về an toàn lao động trong sửa chữa; - Sử dụng dụng cụ đúng và phải thành thạo;

- Không được làm hỏng các chi tiết trong quá trình tháo, phải đảm bảo chất lượng các chi tiết không sửa chữa;

- Sắp xếp các chi tiết tháo ra đúng chỗ;

- Nắm rõ kết cấu nguyên lý hoạt động của các chi tiết cũng như cụm chi tiết cần tháo rời;

- Các chi tiết tháo ra cần tập trung theo bộ và cụm, các chi tiết đổi lẫn thì phân theo chủng loại, các chi tiết không đổi lẫn đi theo bộ cần đánh dấu để tránh lẫn lộn giữa các bộ khi lắp lại;

3.2.4.2. Các bước tháo

Do đặc tính công việc và vị trí sắp xếp của các chi tiết trên xe nên để tiện lợi trong quá trình tháo động cơ từ trên xe xuống cần tuân thủ theo những trình tự sau: Bước 1: Tháo bình accu

Chú ý: Khi tháo accu phải tháo cọc âm trước và tháo cọc dương sau để tránh hiện tượng chạm mass gây nổ bỉnh

1) Tháo giá đỡ accu

Trước khi đưa xe lên cầu dùng điếu 10 tháo giá giữ accu theo như hình 3-27

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng bằng hình ảnh quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa ký thuật động cơ 1Inz-fe lắp trên ô tô TOYOTA VIOS tại công ty cổ phần Mai Linh Nam Trung bộ và Tây Nguyên (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)