Chiến lược thay đổi giá

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ CHIẾN LƯỢC MARKETING (Trang 33)

Sau khi xây dựng những chiến lược định giá của mình các công ty sẽ phải đối mặt với những tình huống mà họ có thể cần cắt giảm hay nâng giá.

- Dư thừa năng lực sản xuất - Thị phần giảm sút

- Khống chế thị trường thong qua giá thành thấp hơn. Tuy nhiên, hướng chiến lược này dễ gặp phải những rủi ro: - Bẫy chất lượng thấp

- Bẫy thị phần mong manh - Bẫy cháy túi

Chủ động tăng giá

Nhiều công ty cần phải tăng giá của mình. Việc tăng giá thành công có thể làm tăng đáng kể lợi nhuận. Công ty cần phải tăng giá trong các hoàn cảnh: nạn lạm phát chi phí, nhu cầu quá mức. Sau đây là những cách điều chỉnh giá được áp dụng khá phổ biến:

- Chấp nhận định giá theo dự toán sau - Sử dụng điều khoản điều chỉnh - Phá gói hàng hóa và dịch vụ - Giảm bớt các khoản chiết khấu

Một công ty cũng phải thông qua quyết định xem nên tăng giá vọt lên một lần hay tăng giá ít một làm nhiều lần. Nói chung, người tiêu dùng thường thích tăng giá ít một và đều đặn hơn là tăng giá đột ngột. Khi thông báo tăng giá cho người tiêu dùng các công ty cần tránh tạo ra hình ảnh về một thủ đoạn lừa dối về mặt giá trị.

Ngoài ra còn có một số cách khác mà công ty có thể sử dụng để đối phó với giá thành hay nhu cầu cao mà không phải tăng giá, như:

- Giảm số lượng của sản phẩm thay vì tăng giá. Ví dụ: Ômô chuyển từ gói 500 gram thành 400 gram mà giá không đổi.

- Thay thế bằng những vật liệu hay công thức rẻ tiền hơn.

- Giảm bớt hay loại bỏ một số tính năng của sản phẩm để hạ giái thành - Hủy bỏ hay giảm bớt dịch vụ kèm theo sản phẩm

- Sử dụng vật liệu bao bì rẻ tiền hơn hay bao gói với kích thước lớn hơn để giữ chi phí bao bì ở mức thấp hơn

- Giảm bớt kích cỡ và mẫu mã chào bán - Tạo ra những nhãn hiệu tiết kiệm mới

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ CHIẾN LƯỢC MARKETING (Trang 33)