Chiến lược điều chỉnh giá cơ bản Định giá 2 phần

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ CHIẾN LƯỢC MARKETING (Trang 30)

Định giá 2 phần

Doanh nghiệp sẽ xác định và chia giá thành hai phần. Trong đó một phần là trả cho những hàng hóa tối thiểu định mức, phần còn lại áp dụng cho việc tiêu dùng vượt định mức.

Các doanh nghiệp viễn thông và doanh nghiệp dịch vụ thường áp dụng chiến lược giá này. Mỗi tháng mỗi thuê bao (điện thoại cố định) sẽ nộp 20000 đồng tiền thuê bao và được sử dụng 200 phút gọi nội mạng. Nếu khách hàng sử dụng quá mức đó hay khi gọi ngoại mạng sẽ phải trả thêm tiền.

Định giá trọn gói

Thay vì bán sản phẩm riêng lẻ, doanh nghiệp sẽ tập hợp một số hàng hóa để bán chúng thành “bộ” hoặc “gói”. Chẳng hạn, khi mua hàng ở siêu thị Metro thường người ta bán theo “đơn vị Metro” sẽ có ít nhất hai sản phẩm nhưng giá sẽ rẻ hơn khi mua lẻ bên ngoài. Hay một số trung tâm dạy tiếng Anh sẽ đưa ra mức giá hấp dẫn nếu học viên mua cả “gói sản phẩm”.

Nguyên tắc định giá trọn gói là:

Trên thực tế, sức hấp dẫn của giá trọn gói cũng chỉ lôi kéo một số khách hàng nào đó. Để gia tăng doanh thu doanh nghiệp thường kết hợp cả hai phương thức: bán hàng trọn gói và bán “phá gói”. Cũng với ví dụ trên, với một số sản phẩm có giá trị lớn Metro cũng bán theo đơn vị là một chẳng hạn tivi, tủ lạnh,… Hay các trung tâm Anh ngữ có thể bán từng khóa học riêng lẻ.

Định giá theo nguyên tắc địa lý

Nguyên tắc này có nghĩa là khách hàng ở vị trí khác nhau doanh nghiệp sẽ ấn định các mức giá khác nhau sao cho đảm bảo được lợi nhuận dự kiến của mình.

- Xác định giá FOB/CIF

Giá FOB (Free On Board) doanh nghiệp chỉ phải giao hàng đến một địa điểm thỏa thuận và không phải mất phí bảo hiểm hàng hóa, phí vận chuyển thường là đường biển. Còn giá CIF, người bán sẽ phải chịu chi phí vận chuyển và chi phí bảo hiểm đến địa điểm người mua lựa chọn. Giá CIF bao giờ cũng cao hơn giá FOB.

- Xác định giá thống nhất bao gồm cả chi phí vận chuyển

Doanh nghiệp áp dụng một mức giá bán thống nhất gồm cả chi phí vận chuyển bình quân cho mọi người mua không phân biệt họ ở xa hay gần. Nghĩa là :

Giá bán = Giá gốc của

hàng hóa +

Chi phí vận chuyển bình quân

Phương pháp này có ưu điểm là tính toán đơn giản, hấp dẫn được người mua ở xa, đảm bảo được giá thống nhất cho mọi khách hàng. Nhưng nó lại kém hấp dẫn với những khách hàng gần.

- Áp dụng giá bán cho từng khu vực

Các doanh nghiệp lựa chọn phương pháp này phải chia khách hàng thành các khu vực khác nhau. Doanh nghiệp thường chỉ định giá sản phẩm mà chưa bao gồm cước vận chuyển, tùy theo địa điểm của khách hàng sẽ có mức giá riêng. Phương pháp này vẫn có nhược điểm là sự bất hợp lý về giá cả ở các vùng giáp ranh.

Chiết giá và bớt giá

Để thu hút khách hàng các doanh nghiệp có thể thực hiện việc chiết giá và bớt giá. Chúng ta có các phương pháp sau:

Đó là việc giảm giá cho những người mua mà khối lượng trong mỗi lần mua lớn tính trong một thời gian nhất định. Mục đích là khuyến khích người mua gia tăng khối lượng mỗi lần mua và mua nhiều lần ở một người bán.

- Chiết khấu chức năng (chiết khấu thương mại)

Chiết khấu chức năng là loại chiết giá người sản xuất áp dụng cho các thành viên trong kênh phân phối. Phần chiết giá này phải bao gồm hai bộ phận: chi phí mà các thành viên trong kênh phân phối phải bỏ ra để tiến hành các hoạt động phân phối hàng hóa theo chức năng của họ và lãi.

- Chiết khấu thời vụ

Là việc giảm giá cho những khách hàng mua hàng hóa hoặc dịch vụ trái vụ. Loại chiết khấu này cho phép người sản xuất duy trì mức sản xuất ổn định trong cả năm. Các khách sạn, hãng hàng không, doanh nghiệp du lịch… thường áp dụng loại chiết khấu này vào thời kỳ vắng khách.

- Chiết giá khuyến khích thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán nhanh.

Mục đích là khuyến khích khách hàng thanh toán ngay, giảm bớt chi phí thu hồi nợ và nợ khó đòi ở người mua.

- Bớt giá

Đó là một dạng giảm giá bán so với biểu giá đã quy định. Nó được áp dụng vào các trường hợp: bán lại hàng cũ, mua hàng mới; bớt giá để giải phóng hàng tồn kho; thưởng cho những đại lý tham gia vào các chương trình hỗ trợ tiêu thụ…

Định giá khuyến mại

Định giá khuyến mại là hình thức điều chỉnh giá tạm thời, được thực hiện trong một thời gian nhất định nhằm mục đích hỗ trợ các hoạt động xúc tiến bán.

Có một số hình thức định giá khuyến mại phổ biến như sau:

- Định giá lỗ để lôi kéo khách hàng. Ví dụ: các trung tâm điện máy mới mở thường định giá lỗ để thu hút khách hàng và mong muốn sẽ có được khách hàng trung thành trong tương lai.

- Định giá cho những đợt bán hàng đặc biệt. Ví dụ: vào đầu năm học mới các doanh nghiệp văn phòng phẩm, máy tính thường giảm giá cho học sinh sinh viên.

- Giá trả góp: là hình thức tài trợ tài chính của người bán hàng cho khách hàng với lãi xuất thấp. Khách hàng chỉ phải trả trước một khoản tiền và mỗi tháng sẽ thanh toán một

lượng tiền nhất định theo hợp đồng. Hiện nay, chúng ta có thể mua trả góp nhà, ô tô, xe máy, máy tính, điện thoại,…

- Bán hàng theo phiếu mua hàng: Khi mua với số lượng lớn khách hàng sẽ được tặng phiếu mua hàng và phiếu đó sẽ được sử dụng cho những lần mua tiếp theo.

Định giá phân biệt

Khi áp dụng giá phân biệt, doanh nghiệp sẽ bán những hàng hóa cùng loại với những mức giá khác nhau cho các khách hàng khác nhau.

Một số hình thức phổ biến của giá phân biệt:

Định giá theo khách hàng. Mỗi loại khách hàng khác nhau sẽ áp dụng các mức giá khác nhau. Ví dụ: sinh viên, học sinh đi xe bus sẽ được giảm giá.

Định giá theo địa điểm. Ví dụ: chỗ ngồi trong sân vận động, máy bay và khách sạn. Định giá theo hình ảnh. Ví dụ: người bán có thể đóng nước hoa cùng loại vào những bao bì khác nhau mang những nhãn hiệu khác nhau để bán với giá khác nhau.

Định giá lúc cao điểm, thấp điểm: giá ở đây có sự thay đổi theo thời điểm trong ngày, trong một tuần… Ví dụ: giá tiêu thụ điện phân biệt lúc cao điểm.

Điều kiện áp dụng định giá phân biệt:

- Thị trường có thể phân đoạn được và các đoạn thị trường đó phải có nhu cầu với cường độ khác nhau.

- Những người mua hàng ở đoạn thị trường giá thấp không có khả năng bán lại hafng hoá ở đoạn thị trường giá cao hơn để kiếm lời.

- Các đối thủ cạnh tranh không có khả năng bán hàng rẻ hơn ở các đoạn thị trường giá cao.

- Chi phí cho phân đoạn thị trường và theo dõi giám sát thị trường không được vượt quá số tiền thu them được do phân biệt giá.

- Việc định giá phân biệt không gây ra sự bất bình và khó chịu cho khách hàng. - Các hình thức phân biệt giá cụ thể không được trái pháp luật.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ CHIẾN LƯỢC MARKETING (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w