Thông tin liên quan đến các yêu cầu, quy định sức khỏe cho ngư dân

Một phần của tài liệu Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về an toàn thực phẩm của ngư dân tại Nha Trang bằng phương pháp khảo sát dùng bảng câu hỏi (Trang 52)

Sức khỏe đối với mỗi người là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động đồng thời cũng ảnh hưởng đến những người xung quanh. Đặt biệt đối những người làm công việc tiếp xúc với thực phẩm thì càng ảnh hưởng nghiêm trọng nếu sức khỏe của họ không tốt. Sau quá trình điều tra thông tin liên quan đến các yêu cầu, quy định sức khỏe cho ngư dân thì thu được các kết quả sau:

Kiến thức, hiểu biết của ngư dân về các quy định của ngành y tế về vệ sinh cho người làm công việc tiếp xúc với hải sản.

0 20 40 60 80 100 a b 0 100 %

Hình 3.4. Kết quả điều tra hiểu biết của ngư dân về các yêu cầu, quy định của ngành y tế về vệ sinh

 Ghi chú: a: Có

b: Không

Dựa vào hình 3.4 cho thấy tỷ lệ ngư dân không biết đến các quy định của ngành y tế về vệ sinh cho người làm công việc tiếp xúc với hải sản chiếm đến 100%. Qua đây nhận thấy rằng hiểu biết của các ngư dân về các quy định còn kém đồng thời phản ánh hoạt động tuyên truyền những quy định của ngành y tế dành cho các ngư dân không tốt dẫn đến vệ sinh của những người cung ứng thủy sản dễ không đảm bảo ATTP.

Nhận định của ngư dân về hoạt động của các cơ quan quản lý liên quan đến việc giám sát thực hiện các yêu cầu quy định.

0 20 40 60 80 100 a b 5 95 %

Hình 3.5. Kết quả điều tra nhận định của các ngư dân về hệ thống giám sát y tế

 Ghi chú: a: Có

b: Không

Kết quả ở hình 3.5 cho thấy có đến 95 % ngư dân có câu trả lời không có hệ thống giám sát y tế về các bệnh ngoài da, tiêu chảy hoặc ói mữa, vàng da (hoặc vàng mắt) do các cơ quản lý yêu cầu.

0 20 40 60 80 100 a b c d 85 15 0 0 %

Hình 3.6. Kết quả điều tra nhận định của ngư dân vệ hoạt động kiểm tra, giám sát của hệ thống y tế

 Ghi chú: a: Chưa từng

b: Hiếm khi (1 lần/năm) c: Thỉnh thoảng (1 lần/ tháng) d: Thường xuyên (1 lần/ tuần)

Hình 3.6 cho thấy 85% ngư dân cho biết chưa từng được kiểm tra, giám sát và 15% được kiểm tra nhưng với tần suất là 1 lần/ 1 năm liên quan đến việc thực hiện các quy định về vệ sinh của người tiếp xúc với thực phẩm hải sản.

Hình 3.7. Kết quả điều tra nhận định của ngư dân về hoạt động tập huấn, tư vấn về đảm bảo ATTP khi tiếp xúc với hải sản

 Ghi chú: a: Chưa từng

b: Hiếm khi (1 lần/năm) c: Thỉnh thoảng (1 lần/ tháng) d: Thường xuyên (1 lần/ tuần)

Kết quả ở hình trên chỉ ra rằng 90% ngư dân có câu trả lời là chưa từng được tập huấn tư vấn và 10% còn lại được tập huấn nhưng với tần suất thấp 1 lần/ 1 năm.

0 20 40 60 80 100 a b 0 100 %

Hình 3.8. Kết quả điều tra nhận định của ngư dân về hoạt động khuyến khích báo cáo cho người quản lý khi bị bệnh

 Ghi chú: a: Có

b: Không

Dựa vào nhận định của các ngư dân về hoạt động của các cơ quan quản lý thấy rõ hoạt động của các ngành y tế còn yếu kém , không chuyên sâu. Điều này dẫn đến những kỹ năng thực hành của các ngư dân dễ dàng không đảm bảo vệ sinh, nguy cơ gây mất ATTP là rất cao. Việc giám sát, kiểm tra vệ sinh được thực hiện lơi lỏng đồng thời còn thể hiện sự yếu kém trong công tác quản lý của Nhà nước về tuyên truyền các vấn đề vệ sinh của người tiếp xúc với thực phẩm khi 100% ngư dân tham gia cuộc điều tra không nhận được bất kì khuyến khích báo cáo bệnh nào cho người quản lý khi bị bệnh.

Ý thức của ngư dân về vệ sinh khi tiếp xúc với thực phẩm hải sản 0 10 20 30 40 50 a b c d 50 20 20 10 %

Hình 3.9. Kết quả điều tra ý thức tiếp xúc với hải sản khi có các triệu chứng tiêu chảy hoặc ói mửa của ngư dân

 Ghi chú: a: Chưa từng b: Hiếm khi c: Thỉnh thoảng d:Thường xuyên

Dựa vào kết quả ở hình 3.9 cho thấy có 50% ngư dân thanh gia cuộc khảo sát vẫn tiếp xúc nguyên liệu hải sản khi có các triệu chứng này, trong đó 20% hiếm khi, 20% thỉnh thoảng, 10% thường xuyên.

0 10 20 30 40 50 60 a b c d 15 5 20 60 %

Hình 3.10. Kết quả ý thức tiếp xúc với hải sản khi bị đứt tay hoặc vết bỏng có mủ trên tay và cổ tay

 Ghi chú: a: Chưa từng b: Hiếm khi c: Thỉnh thoảng d:Thường xuyên

Kết quả cho thấy chỉ có 50% ngư dân là chưa từng tiếp xúc với hải sản khi bị đứt tay và vết bỏng bị nhiễm mũ trên tay, và có đến 60% thường xuyên tiếp xúc, 25% còn lại là hiếm khi và thỉnh thoảng tiếp xúc với hải sản.

Khả năng lây nhiễm VSV gây bệnh và chất kháng sinh từ các ngư dân là rất là rất cao khi họ tiếp xúc với nguyên liệu với các triệu chứng này. Đa số họ đều nghĩ đến năng suất lao động bị ảnh hưởng mà không hề biết sức khỏe của mình có thể ảnh hưởng tới nguyên liệu mà họ xử lý, nguy cơ mất ATTP là rất cao.

Dựa theo QCVN 02-01:2009/BNNPTNT có liệt kê những người bị bệnh truyền nhiễm như ỉa chảy, tả, mụn nhọt, các bệnh ngoài da, bệnh da liễu… thì không được làm việc tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Có thể thấy được rằng các ngư dân đã không chấp hành đúng quy định mà Bộ Y tế đưa ra.

 Kết luận: Hiểu biết của những các ngư dân về các yêu cầu/ quy định của ngành Y tế là rất hạn chế, vì vậy tình trạng các ngư tiếp với nguyên liệu khi có các bênh truyền nhiễm hoặc mắc bệnh có thể lây nhiễm cho sản phẩm vẫn xảy ra. Trong khi việc hoạt động kiểm tra, giám của các cơ quan chức năng được thực hiện với tần xuất thấp và không đồng bộ và đối với việc tập huấn, tư vấn nâng cao kiến thức về ATTP cho ngư dân cũng gặp tình trạng tương tự.

Một phần của tài liệu Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về an toàn thực phẩm của ngư dân tại Nha Trang bằng phương pháp khảo sát dùng bảng câu hỏi (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)