Tình hình hoạt động các cảng cá ở thành phố Nha Trang

Một phần của tài liệu Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về an toàn thực phẩm của ngư dân tại Nha Trang bằng phương pháp khảo sát dùng bảng câu hỏi (Trang 27)

Nha Trang – thành phố du du lịch nổi tiếng của Việt Nam - là nơi thu hút khách du lịch từ mọi miền đất nước và thế giới. Và để cung cấp đủ nguồn thực phẩm hải sản phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước thì phải nhờ đến hệ thống ba cảng cá Hòn Rớ, Vĩnh Trường, Vĩnh lương. Trong đó, cảng Hòn Rớ được xem là một trong ba cảng cá lớn nhất của tỉnh Khánh Hòa, là chợ Nam Trung Bộ lớn phục vụ các dịch vụ hậu cần nghề cá cho ngư dân địa phương và tàu thuyền của các tỉnh bạn. Hầu hết các cơ sở thu gom thủy sản lớn nhỏ tại Nha Trang đều tập trung về đây.

1.4.1. Tình hình cơ cấu tố chức ban quản lý cảng ở các cảng cá ở thành phố Nha Trang

Các cảng cá ở thành phố Nha Trang đều là đơn vị trực thuộc Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, do Trung tâm quản lý các công trình khai khai thác thủy sản Khánh Hòa quản lý. Cơ cấu ban quản lý các cảng cá ở thành phố Nha Trang đều có mô hình chung như sơ đồ ở hình 1.2

Hình 1.2. Sơ đồ quản lý tổ chức cán bộ tại các cảng BAN QUẢN LÝ CẢNG Tổ vệ sinh môi trường Tổ kế toán Tổ cơ giới Tổ thu phí Tổ bảo vệ Tổ điện nước Tổ điều độ Ca trưởng 2 Tổ thu phí Tổ bảo vệ Tổ điện nước Tổ điều độ Ca trưởng 1

Hiện nay, các ban quản lý taị các cảng cá không phân ra các phòng ban, mà chỉ có các tổ công tác chuyên môn đảm nhiệm các công việc cụ thể của cảng. Đặc biệt, hệ thống quản lý ở hai cảng Vĩnh Trường và Vĩnh Lương vẫn rất rời rạc vì còn tồn tại những vấn đề cần giải quyết như: hạn chế về số lượng cán bộ ban quản lý cảng, các cán bộ quản lý phải làm công tác kiêm nhiệm nên không có sự tập trung chuyên môn, không bao quát hết được các lĩnh vực quản lý kiêm nhiệm dẫn đến các cảng cá chỉ đáp ứng một số tiêu chí như: điều độ tàu thuyền, thu phí tàu thuyền và các loại xe cơ giới ra vào cảng cá. Các tiêu chi khác cho việc vận hành cảng cá như: chống đánh bắt bất hợp pháp, thống kê, kiểm soát nguồn lợi, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm thực hiện tại cảng chưa được quan tâm thực hiện. Trong 3 cảng cá thì chỉ có Cảng Hòn Rớ thực hiện quy phạm vệ sinh SSOP.

Công tác quản lý tàu thuyền trước khi vào cập cảng đều do các Trạm biên phòng phụ trách với nhiệm vụ quản lý tình hình khai thác hải sản, với các nhiệm vụ chính sau:

- Quản lý tình hình khai thác hải sản, kiểm soát các hoạt động của tàu cá theo nghị định 33/2010/ NĐ-CP, ngày 31/03/2010.

- Quản lý hoạt động khai thác hải sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển, nghị định 161/2003/NĐ-CP, ngày 18/12/2003

- Qui chế khu vực biên giới biển.

Còn về tình hình ATTP trên các tàu thuyền khai thác do Chi cục KT và BVNL thủy sản tỉnh Khánh Hòa quản lý.

1.4.2. Tình hình hoạt động khai thác tại các cảng cá thành phố Nha Trang

Thành phố Nha Trang có số lượng tàu thuyền chiếm 31.82% lượng tàu thuyền toàn tỉnh với cơ cấu tàu thuyền theo công suất như sau:

Bảng 1.4: Cơ cấu phân bố tàu thuyền theo công suất tại thành phố Nha Trang

Công suất (CV) 0-<20 20-<90 >90

Số lượng tàu thuyền 1116 1134 870

Tổng 3120

Tỷ lệ (%) 35.77 36.35 27.88 (Nguồn số liệu Chi cục KT & BVNLTS,2013)

Dựa vào hình 1.4 cho thấy cơ cấu tàu thuyền ở thành phố Nha Trang không đồng đều, chủ yếu vẫn là cá loại tàu thuyền có công suất thấp <90CV, chỉ có 27.88% tàu thuyền có công suất >90CV.

Bảng 1.5: Cơ cấu nghề khai thác hải sản theo công suất ở thành phố Nha Trang

0-<20 20-<90 >90 Công suất (CV)

Nghề

Tổng

số Chiếc % Chiếc % Chiếc %

Câu 827 466 41.76 217 19.14 144 16.55 Cản 251 28 2.51 26 2.29 197 22.64 Dịch vụ thủy sản 135 5 0.45 80 7.05 50 5.75 Giã 422 3 0.27 192 16.93 227 26.09 Lưới cước 626 406 36.38 211 18.61 9 1.03 Lưới quét 28 0 0.00 25 2.20 3 0.34 Mành 410 159 14.25 233 20.55 18 2.07 Nghề khác 71 46 4.12 21 1.85 4 0.46 Pha xúc 200 1 0.09 78 6.88 121 13.91 Trủ 129 1 0.09 48 4.23 80 9.20 Vây rút 21 1 0.09 3 0.26 17 1.95 Tổng 3120 1116 100 1134 100 870 100

(Nguồn số liệu Chi cục KT & BVNLTS,2013) Các số liệu từ bảng 1.5 cho thấy các nhóm nghề chủ chốt ở thành phố Nha Trang là nghề câu, lưới cước, giã và mành. Đa phần nghề cá ở thành phố chủ yếu sử dụng tàu khai thác dưới 20CV, trong đó nghề câu chiếm 41,76%, nghề lưới cước chiếm 36.38%. Các nghề cá có trang bị tàu trên 90CV chiếm rất ít, trong đó nghề giã chiếm 26,09%.

Hiện nay, nguồn hải sản gần vùng biển ở Nha Trang nói riêng và Khánh Hòa nói chung đang cạn kiệt dần. Chính vì thế, trong những tháng đầu năm, nhiều tàu thuyền của ngư dân đã đi tới một số vùng biển lân cận để khai thác như Đà Nẵng, Quãng Ngãi, Bình Định…

Tại các cảng cá ở thành phố Nha Trang, đặt biệt là cảng Hòn Rớ chủ yếu là các tàu khai thác xa bờ, với nhiều loại hình nghề cá khác nhau như: câu, trũ, giã cào, mành.... với các loại hải sản chính như cá ngừ, cá thu… Còn đối với cảng Vĩnh trường và Vĩnh lương chủ yếu là khai thác gần bờ với các loại hải sản như cá cơm, cá hố, cá nục,…

Để đảm bảo cho hoạt động khai thác có hiệu quả thì tại cảng cũng có một số tàu chuyên thu mua nguyên liệu (người dân thường gọi là tàu cá nước) từ ngư dân vào bán cho các chủ nậu vựa.

1.4.3. Dịch vụ hậu cần tại các cảng cá ở thành phố Nha Trang

Với vai trò là một mắt xích trong lĩnh vực hậu cần nghề cá, là nơi diễn ra các hoạt động như quản lý tàu thuyền, bốc dở hàng hóa, xử lý, chế biến và mua bán hải sản và cung cấp các dịch vụ hậu cần như lương thực, thực phẩm, ngư cụ, nhiên liệu, và các nguyên vật liệu khác cho tàu cá nhằm phục vụ cho công tác đánh bắt trên biển đồng thời thực hiện nhiệm vụ bảo quản, vận chuyển và tiến hành sửa chữa, đóng mới tàu thuyền cung các dịch vụ khác. Sự hoạt động của cảng cá kéo theo rất nhiều hoạt động có liên quan khác, trong đó có các hoạt động kinh doanh, buôn bán và vận chuyển các sản phẩm thủy sản. Tại cảng cá có sự tham gia của một số lượng lớn lao động mà chủ yếu là các lao động nghèo. Lao động ở đây có thể được chia làm ba nhóm:

- Nhóm thứ 1: là các đầu nậu thu mua các sản phẩm khai thác trọn gói từ các tàu khai thác khi vừa cập cảng và bán lại cho các cơ sơ mua bán hoặc các doanh nghiệp chế biến thủy sản.

- Nhóm thứ 2: là những người buôn bán nhỏ thu mua các sản phẩm khai thác rồi bán lại tại các chợ ở trong thành phố.

- Nhóm thứ 3: là những người sống bằng nghề khiên thuê, vác mướn, đa số là ngư dân ở làng chài. Với những người này, thu nhập của họ phụ thuộc vào sức khỏe của mình và vận may của ngư dân.

Việc tổ chức sản xuất tại cảng cá, trong đó thời gian bốc dỡ sản phẩm thủy sản, bảo quản và vận chuyển có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm tổn thất sau thu

hoạch và tăng giá trị khai thác. Rõ ràng là các yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng đến thời gian bảo quản và chất lượng sản phẩm. Ngoài việc chậm trễ khi ướp lạnh thì việc để các sản phẩm ngoài nắng và gió càng làm rút ngắn thời gian bảo quản. Trước áp lực tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản, xu hướng tiêu thụ sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm đảm bảo chất lượng, thân thiện với môi trường được đặt lên hàng đầu thì với vai trò quan trọng là một mắt xích trong chuỗi cung ứn thủy sản thì việc đảm thực hiện dịch vụ hậu cần hiệu quả là vô cùng quan trong.

Hiện nay, dịch vụ hậu cần tại các cảng cá thành phố Nha Trang không đồng bộ và chưa đáp ứng tốt DVHC cho ngư dân cũng như các cơ sở kinh doanh đang hoạt động tại cảng cá. Tùy từng điều kiện của từng cảng cá lại có sự khác biệt về công tác hậu cần.

Cảng Hòn Rớ:

Hòn Rớ được xem là một trong ba cảng cá lớn nhất của tỉnh Khánh Hòa, phục vụ các dịch vụ hậu cần nghề cá cho ngư dân địa phương và tàu thuyền của các tỉnh lân cận. Tại cảng hiện nay có 14 cơ sở mua bán các sản phẩm hải sản từ ngư dân để phân phối đến các chợ hoặc các cơ sở chế biến.

Quy mô: cảng cá Hòn Rớ được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất với quy mô cầu tàu dài 200x7m đảm bảo cho tàu có công suất 500CV ra vào, cập cảng bốc dỡ hàng hóa. Bởi vậy cảng cá Hòn Rớ được công nhận là nơi có chợ hải sản lớn nhất khu vực Nam Trung Bộ.

Thời gian hoạt động: cảng đông người tấp nập và chợ cảng cá họp từ rất sớm, tầm 2h sáng. Nhưng trước đó, từ 1h trên bến đã có đông người thu mua cá ngồi chờ đợi những chuyến tàu cá cập bến. Lúc tàu cá cập bến cũng là lúc phiên chợ cá bắt đầu diễn ra sôi nổi giữa người mua bán.

Tình hình hoạt động vào mùa khai thác cao điểm: mỗi ngày, cảng cá Hòn Rớ đón hơn 100 lượt tàu, thuyền cập bến, 200 lượt phương tiện vận chuyển với hàng trăm tấn hải sản các loại. Tuy nhiên, sức chứa tối đa của cầu cảng chỉ khoảng 20 chiếc/lượt. Vì thế, đã thường xuyên diễn ra tình trạng hàng chục tàu phải đợi 4 - 5 giờ liền mới được cập bến. Điều này gây ra cảnh lộn xộn, bát nháo mỗi khi tàu, thuyền cập cảng.

Tại cảng có hệ thống cung ứng xăng dầu phục vụ cho hoạt động của các phương tiện tàu thuyền, ngoài ra còn được các chủ tàu thuyền lấy thêm từ các cơ sở bên ngoài. Dịch vụ hậu cần tại cảng Hòn Rớ tương đối tốt, trong cảng có hệ thống làm nước đá, sản xuất 2500 cây mỗi ngày phục vụ cho hoạt động sản xuất trong cảng cùng với cơ sở tư nhân bên ngoài cũng góp phần cung cấp nước đá cho các chủ tàu thuyền, nậu vựa; cảng hợp đồng với Công ty Điện lực Khánh Hòa đảm bảo nguồn điện ổn định cho quá trình sản xuất; nguồn nước do trung tâm thành phố cấp, có 1 bể chứa nước 200 khối phục vụ cho hoạt động của cảng, ngoài ra còn có một tháp nước 20 khối dùng dự phòng trong trường hợp thiếu nước. Tuy nhiên, cảng không có có kho bảo quản đông, các cơ sở mua bán tại cảng tự trang bị tủ đông để bảo quản nguyên liệu.

Cảng Vĩnh Trường:

Cảng cá nằm ngay cửa sông Bình Tân, thông ra đường Võ thị Sáu, và nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 5km, cùng với cảng Hòn Rớ, cảng cá Vĩnh Trường là một trong những chợ đầu mối hải sản lớn nhất miền Trung.

- Quy mô: cảng cá chật hẹp, luôn trong tình trạng quá tải.

- Thời gian hoạt động: hằng ngày, cảng cá hoạt động từ 2h sáng đến giữa trưa, tại đây tấp nập kẻ bán người mua. Hải sản cập cảng ngay lập tức được các nậu vựa thu mua, phân loại và sơ chế ngay tại cảng.

- Tình hình hoạt động vào mùa cao điểm:

Vào mùa khai thác cao điểm, cảng luôn quá tải và mỗi ngày phải đón khoảng 100 lượt tàu thuyền cập bến, đa phần là các tàu nhỏ đánh bắt gần bờ mang đến hàng trăm tấn hải sản các loại. Các thuyền phải xếp hàng chờ đến lượt cập cảng kéo theo sự chờ đợi của các đầu nậu và cảnh chen chúc vốn là phần không thể thiếu nơi đây.

Sau khi việc mua bán ở cảng kế thúc thì các loại thủy hải sản lại được người mua bán lẻ hối hả gánh hàng ra chợ. Do cảng cá chật hẹp, nên chợ cá hình thành ngẫu nhiên hai bên lề đường Võ thị Sáu, dài hàng trăm mét. Chợ cá không có ban quản lý, chẳng có bảo vệ, không lô sạp, cũng chẳng phải đóng một thứ thuế nào.

Hiện nay, tại cảng có hệ thống cung ứng dầu cung cấp cho tàu thuyền cùng với ở các cơ sở bên ngoài phục vụ hoạt động của tàu thuyền. Hệ thống dịch vụ hậu

cần tại cảng còn rất yếu ớt khi không có hệthống cung ứng điện, nước cũng như hệ thống kho lạnh để bảo quản nguyên liệu thủy sản sau thu hoạch.

Cảng Vĩnh Lương:

Cảng Cá Vĩnh Lương nằm tại Thôn Lương Sơn, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang. Cảng cá Vĩnh Lương giai đoạn 1 chính thức đi vào hoạt động năm 2010. Là nơi tập trung số lượng lớn tàu thuyền từ nhiều nơi khác nhau cung cấp số lượng lớn hải sản cho 11 cơ sở mua bán đang hoạt động ở trong cảng.

- Quy mô: Cầu cảng được xây dựng có chiều dài 105x8m, cầu phụ dài 40x3m. Cảng sẽ được đầu tư 1,2 triệu USD (khoảng 26 tỷ đồng) từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới để nâng cấp, mở rộng.

- Thời gian hoạt động: Cảng hoạt động tấp nập từ lúc 2 hoặc 3 giờ sáng

- Tình hình hoạt động vào mùa cao điểm:Ngày cao điểm, cảng đón 36 lượt tàu, sản lượng khai thác gần 160 tấn thủy sản các loại.

Tại cảng có hệ thống cung ứng xăng dầu cho tàu thuyền. Đồng thời, các chủ tàu thuyền cũng có đầu mối mua thêm ở bên ngoài. Tình trạng xảy ra tương tự như ở cảng Vĩnh trường khi tại cảng không có hệ thống làm nước đá, chủ yếu được lấy từ các cơ sở trong huyện, trong thành phố Nha Trang. Do đó các chủ tàu thuyền, nậu vựa luôn ở trong tình trạng thiếu nước đá. Hệ thống cung cấp điện, nước không đảm bảo. Nguồn nước được lấy từ hệ thống nước của xã không đủ phục vụ nên phải mua thêm nước ngọt ở bên ngoài và sử dụng nước biển để rửa nguyên liệu. Và tại cảng cũng không có kho bảo quản đông để bảo quản nguyên liệu, tất cả được bảo quản bằng nước đá.

1.5. Tổng quan về phương pháp khảo sát dùng bảng câu hỏi 1.5.1. Giới thiệu về phương pháp khảo sát dùng bảng câu hỏi

Phương pháp khảo sát dùng bảng câu hỏi là một phương pháp sử dụng một tập hợp các câu hỏi cụ thể được lựa chọn nhằm đáp ứng nhu cầu đánh giá của người sử dụng và đảm bảo tính khả thi của nó.

Các phương pháp khảo sát dùng bảng câu hỏi bao gồm:

 Phỏng vấn bằng điện thoại (Telephone interviews)

 Các cuộc điều tra qua thư (Mail)

 Phương pháp thu thập dữ liệu có hỗ trợ máy tính

 Phương pháp phỏng vấn qua mạng (Web-based)

1.5.2. Phương phỏng vấn trực tiếp (Personal interview)

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi là hình thức phỏng vấn truyền thống, người phỏng vấn sẽ gặp trực tiếp đối tượng để phỏng vấn theo một bảng câu hỏi đã được soạn sẵn.Các cuộc phỏng vấn cá nhân có thể xảy ra trong hầu hết mọi môi trường, nhưng điển hình là được thực hiện tại nhà, tại một trung tâm hoặc các vị trí trung tâm khác, trên đường phố, bên ngoài nơi gặp mặt hay địa điểm bầu cử, v.v.

Phương pháp này được sử dụng trong các hiện tượng nghiên cứu phức tạp, cần phải thu thập nhiều dữ liệu; khi muốn thăm dò ý kiến đối tượng qua các câu hỏi ngắn gọn.

1.5.2.1. Ưu nhược điểm của phương pháp

Ưu điểm:

 Do gặp mặt trực tiếp nên có thể thuyết phục đối tượng trả lời, tỷ lệ tham gia cao.

 Trao đổi thông tin giữa 2 người nhanh hơn.

 Có thể giải thích rõ cho đối tượng về các câu hỏi.

 Có thể dùng hình ảnh kết hợp với lời nói để giải thích.

Một phần của tài liệu Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về an toàn thực phẩm của ngư dân tại Nha Trang bằng phương pháp khảo sát dùng bảng câu hỏi (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)