3. NUÔI CẤY TÉ BÀO TRÊN MÔI TRƯỜNG LỎNG
3.4. Ảnh hưởng của nồng độ đường lên sự tăng trưởng sinh khối và sản phẩm gỉnsenosides
phẩm gỉnsenosides
Thí nghiệm được tiến hành trên môi trường cơ bản MS được bổ sung nồng độ đường sucrose (0, 20, 30, 50, 60 và 70 g/L), kết quả thu được trong (Bảng 8) với sinh khối tế bào sâm Ngọc Linh tăng không có ý nghĩa khi tăng nồng độ đường từ 20 g/L đến 50 g/L, và tiếp tục tăng nồng độ đường lên đến 70 g/L, sinh khối giảm dần. Như vậy, nồng độ đường sucrose 50 g/L cho thấy là tối ưu nhất cho sự sinh trưởng của tế bào với TL khô là 10.3 g/L. Tương tự, khả năng tích lũy và tổng hợp ginsenoside cũng thích hợp ở nồng độ đường thấp, tiếp tục tăng nồng độ đường lên 70 g/L đã ức chế quá trình tổng hợp và tích lũy sản phẩm trao đổi chất thứ cấp. Sản phẩm ginsenoside thu được lớn nhất 6.96 mg/g TL khô.
Bảng 8. Ảnh hưởng của nồng độ đường lên sinh khối và sản phẩm ginsenosides Nồng độ đường (g/L) TL tươi (g/L) TLkhô (g/L) Sản phẩm ginsenoside (mg/g TL khô) Rg Rb Tổng 0 89cz 5.4c 1.52 2.92 4.42 20 158a 9.6a 2.32 4.31 6.63 30 165a 9.9a 2.95 4.01 6.96 50 17 la 10.3a 2.13 4.69 6.82 60 134b 8. lb 1.49 3.42 4.91 70 93c 5.6c 1.25 2.81 4.06
'Không khác biệt hoặc khác biệt ờ mức p < 0.05 xử lí DUNCAN hai yếu tố.
Những nghiên cứu tương tự, nhiều tác giả đã báo cáo đường là nguồn các bon quan trọng đối với quá trình nuôi cấy mô và tế bào thực vật. Điều này đã được chứng minh ràng nồng độ đường ban đầu có thể ảnh hưởng đến các thông số khác nhau trong quá trình nuôi cấy tể bào, mô thực vật, như tỷ
số tăng trưởng, năng suất của sự trao đổi chất thứ cấp. Ví dụ, trong nuôi cấy tế bào lỏng của Perilla frutescens, nồng độ đường cao hơn 40 g/L là thích hợp cho sản phẩm anthocyanin (Lee và Cộng sự, 1995; Akalezi và Cộng sự, 1998). Bourgaud và Cộng sự (2001) cũng đã báo cáo về nồng độ đường ban đầu đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng sinh khối tế bào và sản phẩm saponin
ở P. ginseng. Họ đã nhận được sự tăng trưởng sinh khối lớn nhất ở nồng độ
đường là 40 g/L và sự tích lũy sản phẩm trao đổi chất bị ức chế ở nồng độ đường 60 g/L. Choi và Cộng sự (1994a, b) đã tìm thấy nồng độ đường sucrose giữa khoảng 30 đến 50 g/L thích họrp cho sự tăng trưởng sinh khối trong nuôi cấy lỏng tế bào Nhân sâm (Panax ginseng). Từ kết quả thí nghiệm, có thể khẳng định ràng nồng độ đường sucrose ban đầu có vai trò quan trọng đến sự sinh trưởng của tế bào và khả năng tổng hợp, tích lũy sản phẩm ginsenoside sâm Ngọc Linh. Kết quả thu được của chúng tôi hoàn toàn phù họp với những nghiên cứu trước đây và đã xác định được nồng độ đường sucrose 50 g/L là tối ưu cho sự tăng trưởng sinh khối và sự tổng họp ginsenoside.