Cần nâng cao hơn nưa trình độ các nhân viên để việc xây dựng định mức NVL hợp lý, lập kế hoạch sản xuất phù hợp với khả năng của công ty. Đồng thời quản lý chặt chẽ hơn nữa công tác thu mua cũng như sử dụng NVL ở khâu sản xuất để tiết kiệm NVL.
Xem xét lại việc sắp xếp NVL trong kho sao cho hợp lý, khoa học để thuận tiện cho việc kiểm tra, xuất dùng NVL.
Tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên trong công ty nâng cao trình độ bằng cách mở các lớp học ngắn hạn, hoặc gửi tới các lớp học nâng cao trình độ cũng như tay nghề của họ.
Hiện nay công ty chưa trích lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Để đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong kinh doanh, các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp lớn, khối lượng NVL chỉ cần có sự thay đổi nhỏ về giá cả thị trường cũng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh nhất là chi phí sản xuất. Vì vậy, để tránh rủi ro, giảm bớt thiệt hại khi có dự giảm giá NVL trong qua trình lưu kho, các doanh nghiệp nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Đây là nguồn bù đắp giảm giá trị của NVL tồn kho khi có sự sụt giảm về giá cả NVL. Việc làm này cần được tiến hành vào cuối mỗi niên độ kế toán. Cuối mỗi niên độ kế toán khi mà giá trị thuần có thể thực hiện được của vật tư đó nhỏ hơn giá gốc thì vật tư đó cần được trích lập dự phòng và mức dự phòng được tính như sau:
phòng giảm giá vật tư = hàng tồn kho mỗi loại X trên sổ sách