Kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Cổ phần Công ty TNHH LONG LONG (Trang 40)

2.4.6.1. Đặc điểm

Bất kỳ một doanh nghiệp nào, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có đủ ba yếu tố cơ bản đó là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Qúa trình sản xuất là quá trình kết hợp ba yếu tố đó để tạo ra các loại sản phẩm lao vụ và dịch vụ. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra các chi phí tương ứng, đó là các chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về lao động sống. Trên phương diện này, chi phí được xác định là tổng các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán, dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu.

Các chi phí này phát sinh một cách thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó luôn vận động, thay đổi trong quá trình tái sản xuất. Tuy nhiên, để quản lý chi phí một cách có hiệu quả phải nắm vững được bản chất của chi phí. Các chi phí phát sinh trong doanh nghiệp bao gồm hai loại: Các chi phí bỏ ra để tạo nên một giá trị sử dụng nào đó cũng như thực hiện giá trị sử dụng này và các loại chi phí không liên quan đến việc tạo ra giá trị sử dụng. Sự phân biệt này cần được làm rõ nhằm mục đích xác định phạm vi, nội dung của chi phí sản xuất bởi không phải mọi chi phí doanh nghiệp đã đầu tư đều là chi phí sản xuất.

Thực chất, chi phí sản xuất kinh doanh là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, để quản lý có hiệu quả và kịp thời đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp luôn cần biết số chi phí đã chi ra cho từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, dịch vụ là bao nhiêu, số chi phí đã chi ra đã cấu thành trong số sản phẩm, dịch vụ hoàn thành là bao nhiêu, tỷ trọng từng loại chi phí... Chỉ tiêu thỏa mãn được những thông tin mang các nội dung trên chính là giá thành sản phẩm.

Giá thành sản xuất sản phẩm được xác định bao gồm những chi phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được dùng để sản xuất hoàn thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định.

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừa mang tính chất khách quan vừa mang tính chất chủ quan. Trong hệ thống các chỉ tiêu quản lý của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như tính đúng đắn của những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm mục đích hạ thấp chi phí, tăng cao lợi nhuận.

Về mặt bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng giống nhau về chất vì đều cùng biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra, nhưng khác nhau về mặt lượng. Khi nói đến chi phí sản xuất là giới hạn cho chúng một thời kỳ nhất định, không phân biệt là cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa, còn khi nói đến giá thành sản xuất sản phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho đại lượng kết quả hoàn thành nhất định.

Nhiệm vụ của kế toán trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm là:

- Cần nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế toán có liên quan, trong đó, kế toán các yếu tố chi phí là tiền đề cho kế toán chi phí và tính giá thành.

Giá thành sản xuất = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSX dở dang cuối kỳ

- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm của sản phẩm, khả năng và yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp.

- Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công rõ ràng trách nhiệm của từng nhân viên, từng bộ phận kế toán có liên quan, đặc biệt là kế toán các yếu tố chi phí.

- Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toán phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thu nhận – xử lý - hệ thống hóa thông tin về chi phí, giá thành của doanh nghiệp.

- Tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế toán về chi phí, giá thành sản phẩm, cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp ra được các quyết định một cách nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất.

2.4.6.2. Chứng từ sử dụng

- Bảng chấm công: Mẫu số 01a-LĐTL - Bảng thanh toán lương: Mẫu 02-LĐTL

- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội: Mẫu 11-LĐTL - Phiếu xuất kho: Mẫu 02-VT

- Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu: Mẫu 07-VT Và các chứng từ khác có liên quan.

2.4.6.3. Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng các tài khoản: TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. TK622 “Chi phí nhân công trực tiếp” và TK 627 “ Chi phí sản xuất chung” để hạch toán.

Hiện nay, theo Quyết định 48 mới thì các tài khoản 621, tài khoản 622 và tài khoản 627 sẽ được hạch toán trên tài khoản 154 “Chi phí SXKD dở dang”. Nội

TK 154 “Chi phí SXKD dở dang” Nợ Có

- Kết chuyển chi phí SX phát sinh - Gía trị phế liệu thu hồi (nếu có). trong kỳ. -Các khoản giảm CPSX trong kỳ.

- Gía trị vật liệu thuê ngoài chế biến. - Gía thành SX thực tế của SP, lao vụ, dịch - Chi phí thuê ngoài chế biến. vụ hoàn thành.

- Gía thành thực tế vật liệu thuê ngoài chế biến, tự chế hoàn thành.

Dư: - Chi phí SXKD dở dang. - Chi phí thuê ngoài chế biến hoặc tự chế vật tư chưa hoàn thành.

Tại Công ty TNHH LONG LONG, TK 154 được mở chi tiết theo yêu cầu quản lý như sau:

- TK 1541: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - TK 1542: Chi phí nhân công trực tiếp - TK 1543: Chi phí sản xuất chung

- TK 1544: Kết chuyển CPSX cuối kỳ, tính giá thành SP

Sau khi đã tổng hợp CPSX phát sinh trong kỳ, để tính được giá thành SP hoàn thành, kế toán doanh nghiệp cần phải tổ chức kiểm kê, đánh giá khối lượng SP dở dang cuối kỳ theo các phương pháp phù hợp.

Trên thực tế, các doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng các phương pháp sau để đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:

2.4.6.4. Phương pháp kế toán

Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm được khái quát trên sơ đồ sau:

TK 152,153 TK 1541 TK 1544 TK 152,138,811 (1) (4) (7) TK 334,338 TK 1542 TK 155, 157 (2) (5) (8) TK 154, 214 TK 1543 TK 632 (3) (6) (9)

Hình 2.9. Sơ đồ kế toán tập hợp CPSX, tính giá thành sản phẩm

(1) Tập hợp chi phí nguyên vật liệu (2) Tập hợp chi phí nhân công

(5) Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công (6) Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung (7) Kết chuyển các khoản làm giảm giá thành

(8) Kết chuyển giá thành SX thực tế SP hoàn thành (9) Gía thành thực tế SP

2.4.6.5. Sổ kế toán

- Sổ Cái tài khoản. - Sổ Nhật ký chung.

- Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ: Mẫu số 06-TSCĐ - Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu: Mẫu 07-VT

- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội: Mẫu 11-LĐTL Ví dụ minh họa:

1. Chứng từ XK12/001 ngày 05/05/2011, xuất kho mực in S/RED cho phân xưởng 1 để sản xuất, số tiền 15.068.295đ.

Nợ TK 1541 : 15.068.295đ Có TK 152 : 15.068.295đ

2. Chứng từ CTK04/016 ngày 30/04/2011, hạch toán tiền lương tháng 04/2011 cho công nhân sản xuất, số tiền 87.917.548đ.

Nợ TK 1542 : 87.917.548đ Có TK 334 : 87.917.548đ

3. Chứng từ CTK 12/063 ngày 31/12/2011, phân bổ chi phí nguyên vật liệu sang tài khoản 632, số tiền 722.768.799đ.

Nợ TK 632 : 722.768.799đ Có TK 1541 : 722.768.799đ

PHẦN 3:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Cổ phần Công ty TNHH LONG LONG (Trang 40)