2.4.3.1. Đặc điểm
TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD và giá trị của nó được chuyển dịch dần dần, từng phần và giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong các chu kỳ sản xuất.
Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ phải thõa mãn đồng thời tất cả 4 tiêu chuẩn ghi nhận sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. - Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy.
- Thời gian sử dụng ước tính trên một năm.
- Có giá trị từ 10.000.000đ (mười triệu đồng) trở lên. Đặc điểm của TSCĐ là:
- Giữ nguyên hình thái ban đầu.
- Bị hao mòn dần và kế toán phải phân bổ và khấu hao TSCĐ. - TSCĐ bị hư hỏng có thể sửa chữa và tiếp tục sử dụng.
- Khi hư hỏng mà không dùng được nữa hoặc hết thời hạn sử dụng phải thanh lý hoặc thu hồi vốn để tái đầu tư.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp, kế toán cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, bảo quản và sử dụng TSCĐ.
- Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toán phản ánh chính xác số khấu hao vào chi phí kinh doanh trong kỳ của đơn vị có liên quan.
- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ.
- Tham gia các công tác kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường, đánh giá lại TSCĐ trong trường hợp cần thiết.
- Tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp.
2.4.3.2. Chứng từ sử dụng
- Sổ TSCĐ.
2.4.3.3. Tài khoản sử dụng
Để hạch toán các nghiệp vụ liên quan tới TSCĐ, kế toán sử dụng tài khoản 211 “Tài sản cố định hữu hình”. Nội dung và kết cấu của tài khoản này như sau:
TK 211 “TSCĐ hữu hình” Nợ Có
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do - Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm do giảm tăng tài sản và điều chỉnh tăng do giảm tài sản và điều chỉnh giảm nguyên nguyên giá. giá TSCĐ.
Dư: Nguyên giá TSCĐ hiện có ở doanh nghiệp.
TK 211 được mở ba tài khoản cấp 2 là: - TK 2111 - Nhà cửa, vật kiến trúc. - TK 2112 - Máy móc, thiết bị.
- TK 2113 – Phương tiện vận tải truyền dẫn.
2.4.3.4. Phương pháp kế toán
Phương pháp kế toán TSCĐ được khái quát trên sơ đồ sau:
TK 411 TK 211 TK 214 (1) (4)
(6)
TK 331, 111, 112 TK 133(2) TK 138(1) (3)
Hình 2.6. Sơ đồ phương pháp hạch toán TSCĐ
(1) TSCĐ tăng do góp vốn.
(2) Kiểm kê, phát hiện thừa TSCĐ. (3) TSCĐ mua ngoài.
(4) Hao mòn TSCĐ. (5) Thanh lý TSCĐ.
(6) Kiểm kê, phát hiện thiếu TSCĐ.
2.4.3.5. Sổ kế toán
- Sổ tài sản cố định. - Sổ Cái tài khoản. - Sổ Nhật ký chung. Ví dụ minh họa:
1.Chứng từ CTK04/001 ngày 01/04/2010, mua TSCĐ cho phân xưởng 1 và phân xưởng 2 phục vụ cho in ấn sản phẩm, số tiền 1.364.142.600đ (bao gồm VAT 10%). Nợ TK 2112 : 1.240.129.636đ
Nợ TK 133(2) : 124.012.964đ Có TK 331 : 1.364.142.600đ
2. Chứng từ CTK04/003 ngày 05/04/2010, mua giàn sấy hàng in dùng cho phân xưởng 2, số tiền 82.974.600đ (bao gồm VAT 10%).
Có TK 331 : 82.974.600đ
3. Chứng từ PC04/004 ngày 08/04/2010, mua máy tính xách tay, số tiền 10.123.000đ (VAT 10%).
Nợ TK 2112 : 10.123.000đ Nợ TK 133(2) : 1.012.300đ Có TK 331 : 11.135.300đ
4. Chứng từ CTK04/015 ngày 30/04/2010, trích khấu hao TSCĐ tháng 04/2010, số tiền 16.854.213đ.
Nợ TK 6422 : 16.854.213đ Có TK 2141 : 16.854.213đ