4 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kì
3.2.3 Về kế toán chi phí sản xuất
3.2.3.1 Kế toán Công cụ dụng cụ
Để hạch toán công cụ dụng cụ một cách chính xác, kế toán phải tiến hành phân loại công cụ dụng cụ theo giá trị sử dụng.Đối với những côn cụ dụng cụ có giá tri nhỏ,kế toán có thể hạch toán trực tiếp vào chi phí công cụ dụng cụ trong kì.
Nhưng đối với những công cụ dụng cụ có giá trị lớn, nhưng chưa đủ để xếp vào danh mục TSCĐ, được sử dụng theo nhiều kì sản xuất thì căn cứ vào giá trị của công cụ dụng cụ xuất dùng và số lần sử dụng dư kiến để kế toán phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì hạch toán phải chịu
Theo đó kế toán sẽ hạch toán như sau: -Xuất dùng CCDC sử dụng nhiều lần Nợ TK142,TK242
Có TK 153
-Khi phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của 1 kì Nợ TK6273_chi tiết phân xưởng
Có TK 142,242
3.2.3.2 Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Hiện nay chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất được tính theo phương pháp bình quân cả kì dự trữ. Như đã phân tích trên,với mật độ nhập -xuất-tồn nguyên vật liệu tương đối lớn, thường xuyên do đáp ứng sản xuất các đơn đặt hàng,. Điều này khiến cho việc tập hợp chi phí cho sản xuất chưa được chính xác. Công ty nên chuyển việc tính giá nguyên vật liệu xuất dùng theo phương pháp nhập trước xuất trước. Phương pháp này sẽ phù hợp và bám sát sự biến động của giá cả trên thị trường và cung cấp những thông tin chính xác, nhanh chóng và kịp thời cho nhà quản lý với sự hỗ trợ của máy tính thì phương pháp này càng trở nên thuận lợi hơn
3.2.3.3 Về báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Hiện nay, do yêu cầu quản lý, đặc biệt là đối với một doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ theo đơn đặt hàng, số lượng sản phẩm sản xuất đa dạng thì yêu cầu cần phải có các báo cáo quản trị nội bộ càng cao. Để đáp ứng được yêu cầu đó,công ty cần xem xét xây dựng một bộ phận kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty để có thể quản lý tốt hơn công việc sản xuất kinh doanh của mình
Ví dụ như để biết được tình hình sản xuất kinh doanh theo từng phân xưởng và mức độ đóng góp của từng phân xưởng vào lợi nhuận của công ty. Công ty có thể lập báo cáo bộ phận theo từng phân xưởng sản xuất ,bởi mỗi một phân xưởng là một địa chỉ chi phí, tạo ra khối lượng sản phẩm riêng và đóng góp vào thu nhập của toàn doanh nghiệp. Hay công ty cũng có thể lập báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí. Qua báo cáo này,nhà quản lý sẽ biết được đâu là đinh phí và đâu là những khoản mục chi phí thường xuyên biến đổi, để từ đó đề ra các quyết định hợp lý trong công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm
KẾT LUẬN
Như vậy, quá trình hội nhập quốc tế đã đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội vươn ra thị trường thế giới, để có được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường thì bản thân công ty Hương Sen nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung đều phải không ngừng đổi mới toàn diện,phấn đấu trong quá trình lao động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt trong khâu kiểm soát chi phí một cách có hiệu quả nhằm quản lý tốt chi phí sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Để đạt được điều đó, công tác phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm là một khâu cần thiết đối với bất kì một doanh nghiệp hay tổ chức nào. Qua các kết quả thu được từ việc tìm hiểu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty, có thể nhận thấy rằng công ty đã có sự quan tâm và đầu tư đúng hướng cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại đơn vị. Với đặc thù trong lĩnh vực sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ với nhiều mẫu mã sản phẩm đa dạng, do đó đòi hỏi công ty cần chú trọng hơn nữa đối với việc phát triển bộ máy kế toán nói chung và phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm góp phần tạo chỗ đứng vững chắc cho công ty trước sự cạnh tranh của thị trường
Trên cơ sở nền tảng kiến thức lý luận chung về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ,Bài chuyên đề đã đi sâu tìm hiểu và minh hoạ thực tế về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Hương sen, thông qua đó mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Do kiến thức còn hạn chế và kinh nghiệm tiếp cận thực tế chưa nhiều nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót.Rất mong được sự đóng góp của Thầy để bài chuyên đề tốt nghiệp được hoàn thiện hơn nữa
Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ nhân viên trong công ty cổ phần Hương Sen, đặc biệt là sự chỉ bảo, hướng dẫn của PGS.TS
Phạm Quang đã giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này
Em xin chân thành cảm ơn!