Quản trị hệ thống: Trong DotNetNuke việc quản trị hệ thống được phân làm
hai cấp quản trị là quản trị Portal và quản trị Host.
Quản trị Portal.
Quản trị Portal có tất cả các quyền về chỉnh sửa, thêm, xóa với một trang. Các quyền đó gồm:
- Thiết lập cấu hình trang cho hệ thống ( Site Settings ): Chức năng này dùng để cấu hình cho việc hiển thị các trang của hệ thống Portal.
- Quản lý trang (Pages): Có thể thay đổi thứ tự trang, thêm mới trang, chỉnh sửa trang, cấu hình và xóa bỏ trang.
- Quản trị người dùng (User Account): Cho phép xem, thay đổi, chỉnh sửa vai trò của các user trong hệ thống trừ host.
- Khách hàng (Vendors): Cho phép quản lý các khách hàng của hệ thống, như việc quảng cáo của khách hàng, cũng như các chi phí đối với khách hàng đó.
- Quản lý Log hệ thống ( Site Log): Hiện thị thông tin về người dùng đã log vào hệ thống theo lựa chọn tiêu chí lọc và theo thời gian kiểm soát.
- Quản lý file ( File Manager ): quản lý, bố cục, thêm, sửa, xóa các file trong hệ thống.
- Quản lý thùng giác (Recycle Bin): Cho phép quản lý thùng rác giống như trong window. Để quản lý đối với trang và module.
- Quản lý nhật ký ( Event Viewer ): Cho phép hiển thị, quản trị, xóa bỏ tất cả các sự kiện diễn ra trong hệ thống như là sự kiện login, logout vào hệ thống, địa chỉ IP của nơi đăng nhập vào hệ thống, sự kiện thành công hay thất bại… của tất cả user. Từ đó người quản trị có thể gửi thông báo cần thiết với các user.
- Quản trị giao diện của hệ thống(Skin): dễ dàng thay đổi, chỉnh sửa giao diện của hệ thống, đồng thời thêm các giao diện mới vào trong hệ thống.
- Quản trị ngôn ngữ (Languages): Chỉnh sửa, thiết lập các thông số cho những ngôn ngữ đã lựa chọn của hệ thống.
- Cấu hình trang (Site Winzard) : Chức năng này cũng giống như chức năng skins, tuy nhiên nó có ưu điểm là có thể tạo ra các template để sử dụng lại trong hệ thống.
- Quản lý cơ chế đăng nhập (Authentication): Thiết lập các cơ chế đăng nhập tùy biến cho hệ thống.
- Soulution Explorer: Đây là ứng dụng RSS, hiển thị các thông tin được liên kết với ứng dụng hỗ trợ RSS ở bất cứ đâu trên mạng.
Quản trị host.
Host là người có thẩm quyền cao nhất trong hệ thống. Theo thiết kế của DotNetNuke một host có thể cài đặt nhiều Portal. Ngoài các chức năng của quản trị Portal, DotNetNuke còn có chức năng thêm, loại bỏ các module trong hệ thống, đây cũng là công việc giúp phát triển, mở rộng hệ thống. Các chức năng đó bao gồm:
- Cấu hình host (Host Settings): Cho phép hiển thị cấu hình toàn bộ thông tin về host của Portal( Có hai cấp độ là site và host).
- Quản lý Portals: Cho phép thêm mới, chỉnh sửa và xóa bỏ các Portal trong hệ thống.
- Quản lý modules(Modules Definitions): Cho phép cài đặt định nghĩa một module mới, đồng thời cho phép gỡ bỏ những module không cần thiết trong hệ thống.
- Quản lý file (File Manager): Quản lý, thêm mới, loại bỏ các file thuộc mức độ host(hai cấp độ quản lý file, một thuộc host và một thuộc site quản lý).
- Quản lý khách hàng(Vendors): Giống như quản lý khách hàng ở cấp độ site nhưng ở đây là cấp độ host.
- Quản trị, thực thi các truy vấn SQL: Hỗ trợ thực thi trực tiếp các câu lệnh SQL. Đây là một tính năng mới mẻ.
- Lập lịch( Schedule): Quản lý, theo dõi lịch trình các công việc trong hệ thống, hiển thị các lớp module thường được dùng trong hệ thống.
- Quản lý ngôn ngữ (Languages): Ngoài việc cấu hình các ngôn ngữ đang dùng trong hệ thống. DotNetNuke còn cho phép thêm mới, loại bỏ các ngôn ngữ đang sử dụng trong hệ thống.
- Cấu hình tìm kiếm(Search Admin): Cho phép thiết lập các cấu hình cho việc tìm kiếm trong hệ thống.
- Quản lý danh sách(Lists): Cho phép thêm, sửa, loại bỏ các danh sách trong hệ thống.
- Quản trị tại khoản Host(Supper User): Cho phép cấu hình, thêm mới, loại bỏ các tài khoản host trong hệ thống.
- Quản lý giao diện(Skins): Giống như của admin tuy nhiên ở đây là với cấp độ host.
Tóm tắt chương II: Giới thiệu về hệ quản trị nội dung mã nguồn mở
DotNetNuke.
Hệ quản trị nội dung CMS là một hệ thống quản lý phần mềm ứng dụng được sử dụng để quản lý luồng công việc. Hệ quản trị nội dung có các đặc điểm như tìm kiếm, tùy biến giao diện, lưu trữ và cung cấp thông tin, quản lý các website liên kết,…
Các chức năng của hệ quản trị nội dung: quản lý tin tức, quản lý nội dung, quản lý dữ liệu, và nhiều chức năng khác như hệ thống quản lý banner quảng cáo, trao đổi thông tin trên diễn đàn.
Các hệ quản trị nội dung tiêu biểu như: DotNetNuke, Joomla, PHP- Nuke, Drupal,…
Chi tiết về hệ quản trị nội dung DotNetNuke (hệ quản trị được chọn sử dụng trong bài đồ án) đây là hệ quản trị nội dung mã nguồn mở viết bằng VB.NET (Hoặc C#) trên nền tảng ASP.NET. DotNetNuke được đánh giá là hệ quản trị nội dung phát triển nhất hiện nay.
Kiến trúc DotNetNuke: DotNetNuke cho phép ứng dụng đa lớp là Presentation Layer,Business Logic Layer, Data Access Layer.
Các đặc điểm của DotNetNuke: dễ dàng truy cập mọi lúc, mọi nơi, khả năng cá nhân hóa, dễ sử dụng, xây dựng hướng module.
Quản trị trong DotNetNuke được phân làm 2 cấp là quản trị portal và quản trị host.
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
Phân tích hệ thống là một pha bắt buộc và đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của bất cứ phần mềm nào.
Hệ thống là một cổng thông tin điện tử nên phải bao gồm các tính năng mà một Portal cần có, và phải mang các chức năng của một Portal. Vì vậy cần phải xây dựng phần mềm đáp ứng được yêu cầu đó.
Portal Framework cần được xây dựng để đáp ứng các yêu cầu chung với các thành phần hạ tầng của Portal như sau:
3.1. Yêu cầu chung.
Với một Portal Framework cần có những yêu cầu chung như sau:
- Tính mở, khả năng tích hợp ứng dụng theo kiểu “Ghép là chạy” của Portal. - Cho phép tạo ra cổng thông tin con(SubPortal) cho các đơn vị trực thuộc. Các SubPortal độc lập về giao diện và quản trị.
- Cơ chế luồng công việc.
- Phải trang bị khả năng trống virus trên máy chủ.
- Cho phép kiểm soát hoàn toàn bởi người quản trị hệ thống như khóa thông tin cục bộ, cấm truy cập khi có sự cố.
- Tích hợp khả năng phân tích, thống kê các giao dịch của Portal như: Lượt người truy cập trong tuần tháng, năm, các trang được truy cập nhiều nhất.
- Trợ giúp hỗ trợ dịch vụ trực tuyến với cấu trúc hợp lý dễ dùng. - Dễ dàng in ấn nội dung từ Portal.
3.2. Các thành hạ tầng của phần nền của Portal. 3.2.1. Cơ chế phân loại.
Portal là một hệ thống với nhều chức năng khác nhau vì vậy Portal cần có một cơ chế phân loại rõ ràng, đầy đủ, chi tiết tới từng chức năng của hệ thống. Các yêu cầu đối với cơ chế phân loại của Portal như sau:
- Tổ chức thông tin theo một cơ chế cây phân cấp, và không giới hạn số mức con.
- Cơ chế phân loại tổng quát để có thể sử dụng một khung phân loại bất kỳ. - Phân quyền tới từng nhánh thư mục phân loại, người có quyền quản trị tương ứng có thể tạo mới, di chuyển, xóa, đổi tên một nhánh bất kỳ của thư mục phân loại.
- Cho phép duyệt các phân loại của thư mục để tìm thấy những thông tin cần thiết.
- Thư mục phân loại có thể trình bày theo nhiều cách như theo cây thư mục hoặc theo thư mục tuy yêu cầu của dịch vụ.
Cá nhân hóa là một dịch vụ đặc trưng quan trọng của Portal. Trên cơ sở các thông tin của từng khách hàng cụ thể, nhà cung cấp có thể tạo ra các dịch vụ mang tính định hướng cá nhân phù hợp với những yêu cầu và sở thích của mỗi khách hàng riêng biệt của mình.
Cá nhân hóa chia làm hai mức: là cá nhân hóa theo từng Portal và cá nhân hóa cho các thành viên trong Portal.
Cá nhân hóa theo từng Portal.
- Portal cho một hệ thống liên hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp là một hệ thống rất lớn với nhiều Portal con được gọi là các SubPortal. Mỗi SubPortal sẽ được triển khai cho mỗi công ty, doanh nghiệp đã đăng ký với hệ thống với một quyền quản trị cao nhất là admin.
- Tại mỗi SubPortal người quản trị có thể tạo ra những nội dung, lựa chọn giao diện và quyết định xem cần tích hợp những module nào vào Portal của mình cho phù hợp với nội dung và nhu cầu của công ty hay doanh nghiệp.
- Tuy nhiên cá nhân hóa cũng dựa trên một nền tảng chung của Portal cha.
Cá nhân hóa ở mức cao cho mỗi thành viên trong Portal.
- Người sử dụng trong hệ thống có thể tạo ra những trang cá nhân hóa. Chứa những thông tin theo yêu cầu cá nhân được tập hợp từ những yêu cầu cá nhân và từ những nội dung có trong hệ thống.
- Cho phép cá nhân hóa theo tưng nhóm người dùng: Người dùng có thể cá nhân hóa trang của mình trong từng nhóm khác nhau mà mình tham gia.
- Khi tạo ra một mục trong một trang cá nhân hệ thống chỉ tham chiếu đến một thông tin có sẵn.
- Người dùng có thể tùy ý lựa chọn hình thức hiển thị sắp xếp nội dung, màu sắc hiển thị của các nhánh thông tin trên trang cá nhân hóa của mình.
- Hỗ trợ khả năng di thả nhanh chóng, trực quan các khối thông tn theo ý muốn của riêng mình. Nên có công cụ để hỗ trợ việc thêm mới và biên soạn themes.
- Lưu lại danh sách các mục thường dùng để nhanh chóng truy cập lại.
- Người dùng cũng có thể tự sưu tập các trang web mình ưa thich vào Portal để tiện theo dõi.
Cơ chế phân quyền theo vai trò, quản trị người dùng.
Portal là một hệ thống lớn bao gồm nhiều chức năng khác nhau, vì vậy cần có một cơ chế để phân quyền quản trị Portal theo các chức năng. Cơ chế phân quyền của Portal phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Hệ thống cho phép định nghĩa các vai trò khác nhau và gán quyền cho các vai trò đó.
- Cho phép một người có thể đồng thời sử dụng nhiều vai trò cũng như nhiều người cùng đảm nhận một vai trò đó.
- Cho phép gán quyền đến từng đối tượng tới từng dịch vụ, nhánh thông tin, mục tin, danh sách người dùng… các quyền này có thể là đọc, tạo mới, chỉnh sửa, xóa,…
- Các quyền phải có tính thừa kế.
- Chức năng thêm nhóm người dùng, phân nhóm người dùng: một nhóm bao gồm nhiều người, cũng như một người có thể tham gia nhiều nhóm khác nhau.
- Chức năng quản trị phải cho phép quản lý định nghĩa vai trò và quyền được quy định trên từng đối tượng.
- Hệ thống phải được thông báo tường minh khi người dùng truy cập vào vùng được bảo vệ mà người truy cập không có đủ quyền để truy cập vào phần đó.
Cơ chế đăng nhập một cửa.
Portal là một hệ thống đa chức năng, dịch vụ. Để sử dụng hệ thống, người dùng phải đăng nhập vào hệ thống. Portal cung cấp cơ chế đăng nhập một cửa cơ chế này có những mục đích sau:
- Người sử dụng chỉ cần đăng nhập một lần là có thể sử dụng tất cả các dịch vụ và chức năng cũng như thông tin mà Portal cung cấp.
- Khi di chuyển từ dịch vụ này sang dịch vụ khác trong cùng hệ thống người dùng không cần phải đăng nhập lại mà có thể sử dụng ngay dịch vụ mới vì trong Portal đã cung cấp thông tin người dùng này.
Công cụ tìm kiếm.
Công cụ tìm kiếm là chức năng giúp cho người dùng có thể khai thác hệ thống một cách hiệu quả và nhanh chóng. Công cụ tìm kiếm của một Portal có các chức năng sau:
- Có khả năng xử lý nhiều dạng văn bản khác nhau.
- Cho phép tìm toàn văn bản theo các thuộc tính của thông tin. - Cung cấp tìm kiếm đơn giản và tìm kiếm nâng cao.
- Xử lý tiếng việt trong việc tìm kiếm.
- Tích hợp các công cụ tìm kiếm qua việc khai thác các API cung cấp bởi các bộ tìm kiếm như google.
Giao diện quản trị trên Web.
Một hệ thống lớn như một cổng thông tin phải có một giao diện quản trị trên web với nhiều tính năng để quản trị viên có thể quản trị hệ thống một cách dễ dàng, và thuận tiện. Giao diện quản trị trên web có các chức năng sau:
- Các thao tác quản lý hệ thống phải bao gồm khởi động lại hay tắt dịch vụ và các thiết đặt liên quan đến cơ sở dữ liệu, đặt lịch bảo trì tự động, kiểm tra tính toàn vẹn của cơ sở dữ liệu, đặt lịch cập nhật thông tin từ các nguồn bên ngoài, theo dõi các tài nguyên hệ thống.
- Tích hợp thêm các công cụ hệ thống mạng hữu ích cho người quản trị như tìm kiếm DNS, kiểm tra tên miền, bộ chương trình kết nối an toàn SSH…
Hỗ trợ đa ngôn ngữ.
Một cổng thông tin điện tử là một hệ thống lớn thường phải được hỗ trợ đa ngôn ngữ. Các chức năng này cho phép người dùng sử dụng hệ thống ở các ngôn ngữ khác nhau.
Các chức năng khác.
Một cổng thông tin điện tử hoàn chỉnh có thêm một số các chức năng khác để hỗ trợ người dùng như:
- Từ điển trực tuyến: Cho phép người dùng có thể tra cứu từ điển trực tuyến. - Trưng cầu ý kiến: Cho phép thu thập ý kiến của người dùng.
- Nhật ký trực tuyến: Tiện ích này cho phép người dùng ghi chép hàng ngày những gì người dùng mong muốn.
- Khả năng tích hợp với các ứng dụng khác: Dựa trên cơ chế đăng nhập một lần, hệ thống phải đảm bảo khả năng tích hợp với các ứng dụng như hệ thống thư viện điện tử, ứng dụng hội nghị trực tuyến…