Theo một định nghĩa tương đối phổ biến thì Portal là một điểm truy cập với giao diện web cho phép người dùng khai thác hiệu quả khối lượng lớn thông tin tài nguyên và dịch vụ trên mạng là một nền tảng công nghệ cho phép tích hợp toàn bộ thông tin và các ứng dụng chạy trên web, đồng thời cung cấp khả năng tùy biến cho từng đối tượng sử dụng cho phép khai thác thông tin hiệu quả nhất.
Một Website thông thường so với một Portal khác nhau ở những điểm chính như sau:
- Portal cung cấp khả năng đăng nhập một lần tới tất cả các tài nguyên được liên kết với Portal nghĩa là người dùng chỉ cần đăng nhập một lần là có thể vào tất cả các tài nguyên ứng dụng đã được tích hợp trong Portal ấy. Một website thông thường không có khả năng đăng nhập một lần.
- Portal hỗ trợ khả năng cá nhân hóa theo người sử dụng: Đây là một trong những khả năng quan trọng của Portal, giúp nó phân biệt với một Website thông thường. Portal cá nhân hóa nội dung hiển thị, thông thường đây là sự lựa chọn một cách tự động dựa trên các quy tắc tác nghiệp, chẳng hạn như vai trò của người sử dụng trong một tổ chức. Ví dụ như khi một sinh viên đăng nhập vào hệ thống Portal của trường đại học thì sinh viên ấy sẽ được xem các thông tin mà một sinh viên cần biết như điểm, lịch thi,…Một Website bình thường không có khả năng này nếu có thì nó chỉ ở một mức độ nhỏ và chưa rõ ràng và không phải là một đặc điểm nổi bật.
- Khả năng tùy biến: Đây là khả năng tiêu biểu của Portal. Ví dụ như trong một giao diện Portal có mục thông tin thị trường chứng khoán nếu ta không quan tâm đến thông tin đó ta có thể bỏ thông tin đó đi. Hay cũng có thể thay đổi cách hiển thị của Portal như font, thứ tự các chức năng, …Một vài Website có nhưng chỉ dừng lại ở mức độ dựng sẵn, người dùng chỉ có thể lựa chọn một vài giao diện đã có mà không tự mình thay đổi từng mục một cách tùy ý.
- Liên kết truy cập tới hàng trăm kiểu dữ liệu, kho dữ liệu, kể cả dữ liệu tổng hợp hay đã phân loại. Portal nó có khả năng liên kết tới tài nguyên dữ liệu rộng
lớn, gồm nhiều kiểu dữ liệu từ dữ liệu thông thường đến siêu dữ liệu. Chỉ sử dụng các liên kết để tới các site khác nhưng nội dung chủ yếu vẫn tập trung trong trang đó.
- Portal hỗ trợ rất tốt khả năng liên kết và hợp tác người dùng: Portal không chỉ liên kết chúng ta với những gì chúng ta cần mà còn liên kết với những người mà chúng ta cần. Khả năng liên kết này được thực hiện bởi các dịch vụ hợp tác.
Tóm tắt nội dung chương I:
Cổng thông tin điện tử (Portal) là một cổng điện tử tích hợp là điểm tập trung và duy nhất tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và ứng dụng phân phối với người sử dụng.
Portal ra đời thế nào: Lúc đầu Portal dùng để chỉ một trang chủ chứa các thông tin để truy cập vào website. Hiện nay Portal không chỉ là một cổng vào dẫn người dùng truy cập website mà nó đã trở thành một siêu website.
Portal có các đặc trưng cơ bản như: Chức năng tìm kiểm, cá nhân hóa dịch vụ, ứng dụng trực tuyến,…
Portal được phân ra làm nhiều loại như: Cunsomer Portal, Vertical Portal, Horizontal Portal, B2B Portal,...
Các lợi ích của hệ thống Portal này đem lại: Nâng cao hiệu quả làm việc cho các cá nhân, cải thiện các tiến trình hợp tác, duy trì, quản lý, mở rộng, tái sử dụng dễ dàng, …
Có hai công nghệ chủ yếu xây dựng và phát triển Portal là .NET sử dụng C#, VB và J2EE sử dụng JAVA.
Website thông thường và Portal khác nhau ở ba điểm chính Portal cung cấp khả năng truy cập một lần, hỗ trợ khả năng cá nhân hóa theo người sử dụng, và liên kết truy cập tới hàng trăm kiểu dữ liệu.
CHƯƠNG II: HỆ QUẢN TRỊ NỘI DUNG MÃ NGUỒN MỞ DOTNETNUKE
2.1. Tổng quan về hệ quản trị nội dung. 2.1.1. Định nghĩa về hệ quản trị nội dung.
Hệ quản trị nội dung hay còn được gọi là hệ thống quản lý nội dung viết tắt là CMS ( Content Management System ) là một hệ thống quản lý phần mềm ứng dụng được sử dụng để quản lý luồng công việc liên quan đến nhau như tạo mới, chỉnh sửa, xét duyệt, đánh chỉ mục, tìm kiếm, xuất bản và lưu trữ các thông tin điện tử, các tệp tin truyền thông đa phương tiện.
Các hệ quản trị nội dung thường được sử dụng để lưu trữ, quản lý, biên dịch và xuất bản thành các tài liệu cụ thể như thông tin tin tức, các hướng dẫn sử dụng, các tài liệu quảng cáo và tiếp thị. Các nội dung được quản lý bao gồm các tệp tin máy tính, các file hình ảnh, file âm thanh, các file video và nội dung tạo thành các website nội dung.
Xem hình 2 cách làm việc của một hệ quản trị nội dung.
Hệ quản trị nội dung được chia làm hai phần chính: cơ sở dữ liệu giao diện web và cơ sở dữ liệu nội dung. Hệ quản trị nội dung tin tức có hai đối tượng sử dụng chính là người dùng thông thường và người quản trị hệ thống.