Lợi ích của hệ thống Portal

Một phần của tài liệu nghiên cứu công nghệ dotnetnuke và phát triển ứng dụng cổng thông tin điện tử (Trang 25 - 26)

Hệ thống Portal hỗ trợ cộng đồng người dùng trực tuyến, các cán bộ, nhân viên, các đối tác và các nhà cung cấp…dưới nhiều hình thức kết hợp khác nhau. Cơ sở hạ tầng Portal giúp việc khởi tạo, tích hợp, quản lý và cá nhân hóa toàn diện các thông tin và ứng dụng cho mỗi người dùng riêng biệt phục vụ các nhu cầu và sở thích của một cộng đồng riêng biệt. Các lợi ích thực sự của hệ thống Portal này đem lại cái nhìn từ khía cạnh hiệu quả ứng dụng thực tế như sau:

- Nâng cao hiệu quả làm việc cho các cá nhân và tổ chức, đối tác… nhờ truy cập bảo mật, tích hợp tới các thông tin và ứng dụng liên quan, cũng như truy cập tổng thể tới tất cả các cá nhân, thông tin, tổ chức và các nhà cung cấp từ bất kì đâu, bất kì khi nào.

- Cải thiện các tiến trình hợp tác nhờ luồng thông tin tốt hơn giữa con người và các ứng dụng, và nhờ các môi trường cộng tác giúp giảm thời gian để chuyển đổi thông tin thô thành tri thức.

- Giảm gánh nặng của việc triển khai và quản lý thông tin và các dịch vụ ứng dụng trong một tổ chức.

- Duy trì, quản lý, mở rộng, nâng cấp, tái sử dụng dễ dàng, tiết kiệm chi phí đầu tư trong một tổ chức.

- Cho phép các hãng thứ 3 tham gia vào việc cung cấp ứng dụng hệ thống, các dịch vụ trung gian… Khả năng này làm phong phú, đa dạng khả năng ứng dụng và triển khai của hệ thống Portal.

1.5. Các tiêu chuẩn Portal đã được công bố.

Hiện nay có rất nhiều hãng trên thế giới cũng như Việt Nam công bố đã xây dựng thành công giải pháp Portal hoặc đủ năng lực cung cấp các giải pháp Portal nhưng trên thực tế không phải như vậy. Lý do là vì kiến trúc cũng như các thành phần của một Portal rất phức tạp đòi hỏi phải đầu tư trí tuệ cũng như thời gian và tài chính rất lớn mới có thể thực hiện được. Chính vì lý do như trên các kỹ sư và các hãng phần mềm trên thế giới cùng nhau xây dựng bộ tiêu chuẩn công nghiệp cho giải pháp Portal và ứng dụng dành cho Portal để cho phép hệ thống nền tảng và hệ thống ứng dụng có thể hoạt động tương thích được với nhau. Hiện nay có hai tiêu chuẩn về Portal được công bố rộng rãi trên toàn thế giới gồm:

1.5.1. Portlet API ( JSR 168 ).

Là tiêu chuẩn do hiệp hội Java Community Process công bố. Hiện tại chuẩn này chủ yếu được áp dụng cho các Portal xây dựng trên nền tảng Java. Chuẩn này chỉ ra cách tương tác giữa ứng dụng nghiệp vụ với Portal framework. Các Portlet tuân thủ tiêu chuẩn này sẽ có thể hoạt động ở tất cả các Portal server hỗ trợ tiêu chuẩn JSR 168. Ví dụ như một ứng dụng nghiệp vụ do Oracle phát triển, tuân thủ theo tiêu chuẩn JSR 168 thì có thể chạy trên IBM WebSphere Portal mà không phải biên dịch lại hoặc sửa đổi mã cho tương thích.

Cộng đồng .NET cũng đã tích cực áp dụng tiêu chuẩn này để đưa ra chuẩn Portlet cho Portal xây dựng trên . NET Framework nhưng do Microsoft ( hãng sinh ra .NET Framework ) không chịu đứng ra chịu trách nhiệm chuẩn hóa nên đến ngày nay tiêu chuẩn .NET Portlet API vẫn chưa xác định rõ ràng.

1.5.2. Web Services for Remote Portlets ( WSRP ).

Chuẩn này do OASIS ( Organization for the Advancement of Structured Information Standards ) công bố. Chuẩn này chỉ ra cách thức giao tiếp giữa một Portal server với một ứng dụng nghiệp vụ từ xa thông qua dịch vụ Web Services. Các ứng dụng nghiệp vụ tuân thủ tiêu chuẩn này có thể chạy trên bất kỳ một Portal server nào áp dụng tiêu chuẩn WSRP, không cần quan tâm rằng ứng dụng hay Portal server xây dựng trên công nghệ hay ngôn ngữ nào. Hiện tại có hai loại công nghệ hỗ trợ Web Services tốt nhất là J2EE ( Java 2 Enterprise Edition ) và .NET Framework.

Một phần của tài liệu nghiên cứu công nghệ dotnetnuke và phát triển ứng dụng cổng thông tin điện tử (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w