VIII. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
2.2.1. Định hướng chung của tiến trình xây dựng phương án dạy học một số bài cụ
bài cụ thể theo hướng nghiên cứu của đề tài.
- Việc phối hợp các PP&PTDH sao cho phù hợp với mỗi bài học vật lý có tính chất quyết định cho sự thành công của giờ dạy, đảm bảo cho hoạt động của GV và HS có mục đích rõ ràng, tạo ra không khí thuận lợi cho học tập. Nhờ đó nâng cao chất lượng học tập.
dung kiến thức, kĩ năng, thái độ cần hình thành ở HS và những hiểu biết, quan niệm sẵn có của HS, chúng tôi tiến hành thiết kế tiến trình DH một số bài theo hướng nghiên cứu của đề tài theo trình tự sau:
A. Xác định rõ mục tiêu của bài học:
Chỉ rõ kết quảđạt được sau mỗi bài học là gì?
Có những kiến thức, kĩ năng, thái độ nào cần hình thành ở HS?
B. Chuẩn bị:
1. Xác định mục tiêu nghiên cứu
- Sẽ lựa chọn phối hợp các PP&PTDH vào dạy học bài này như thế nào? Vận dụng vào từng đơn vị kiến thức ra sao?
- Sẽ sử dụng những hiểu biết, quan niệm sẵn có của HS vào các hoạt động nhận thức trong giờ học như thế nào? Cần thay đổi, phát triển quan niệm nào ở HS và làm như thế nào?
2. Thiết kế phương án dạy học
Dựa vào những kiến thức kinh nghiệm vốn có của HS và nội dung kiến của bài, lường trước những khó khăn sai lầm mà HS thường mắc phải, GV xác định rõ những kiến thức cần thông báo, những kiến thức sẽ tổ chức cho HS tự xây dựng thông qua các hình thức khác nhau.
Phối hợp các PP&PTDH phù hợp với nội dung. Đây là quá trình rất phức tạp phụ
thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, tài năng và trực giác nhạy bén của mỗi người GV. Ngoài việc căn cứ vào: Mục đích, nhiệm vụ DH; Đặc điểm của HS và GV; Điều kiện làm việc cụ thể của GV và HS; Tính chất, đặc điểm của PP&PTDH để tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS, GV thường xuyên phải tự nêu ra các câu hỏi để
lựa chọn PP&PT thích hợp.
- Có thể nghiên cứu đề tài này bằng PP làm việc độc lập của HS không? (Đây là PP có khả năng tăng cường TTC nhận thức của HS trong DH vật lý).
hình, ... không; hay phải kết hợp các PP&PTDH nào?
- Việc vận dụng CNTT, các phương tiện DH hiện đại vào đơn vị kiến thức nào của bài học, nhằm đảm bảo về thời gian và nội dung kiến thức, kĩ năng cần truyền đạt.
- Việc trả lời các câu hỏi trên phải căn cứ vào khả năng phát huy TTC của các PP&PTDH đối với một nội dung kiến thức cụ thể, vào quỹ thời gian, điều kiện vật chất ...
- Các T/N trong giờ học là những T/N biểu diễn của GV hay T/N do HS thực hiện ... Được tiến hành vào lúc nào? GV cần định hướng như thế nào cho HS quan sát hiện tượng đồng thời tư duy tích cực để nắm bản chất hiện tượng? GV phải tổ
chức cho HS hoạt động trên lớp như thế nào để HS có thể sáng tạo tự xây dựng kiến thức mới? T/N đó có khả năng tăng cường kết quả học tập của HS như thế nào?...
Việc trả lời đúng các câu hỏi này sẽ giúp GV xác định được PP&PTDH chính cho bài dạy. Vì trong một bài dạy không bao giờ chỉ dùng một PP&PTDH, mỗi PP&PTDH chỉ phù hợp với nội dung kiến thức nhất định mà trong mỗi bài học không chỉ có một nội dung kiến thức nên việc phối hợp các PP&PTDH là một việc làm rất quan trọng của mỗi người GV khi đứng trên bục giảng. Song vấn đề là bao giờ cũng có một PP chủ đạo trong mỗi phần của bài học, các PP khác chỉ là hỗ trợ cho PP chủ đạo này nếu không nhận thức được điều đó thì hoạt động của GV ở trên lớp sẽ bị rối loạn.
Như vậy việc phối hợp các PP&PTDH là nghệ thuật sư phạm của GV, phải phù hợp với nội dung kiến thức của bài học và phù hợp với năng lực nhận thức của HS.
3. Chuẩn bị thiết bị dạy học
Cần chuẩn bị những PTDH gì? Nơi thực nghiệm có đáp ứng được không? Có những dụng cụ T/N nào phải tự tạo. GV chuẩn bị gì? HS phải làm gì?...
C. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức các hoạt động học tập trong giờ học vật lý
Tiến trình DH mỗi bài được hoàn thành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập. Kết quả của mỗi hoạt động này là thực hiện được một nhiệm vụ hoặc giải
kiến thức kỹ năng của bài).
2. Hướng dẫn HS giải quyết các nhiệm vụ học tập đặt ra
Đối với từng hoạt động dạy học, GV phối hợp PP&PTDH nào với nhau. Đặc biệt là việc phối hợp CNTT trong giảng dạy vật lý sao cho phù hợp với từng nội dung kiến thức và mục tiêu đề ra với các nội dung đó.
D. Đánh giá kết quả học tập
- Đánh giá mức độ chủ động, tích cực, trong hoạt động nhận thức thông qua quan sát biểu hiện của HS: Mức độ hoàn thành các nhiệm vụ học tập, số lần tham gia ý kiến và chất lượng của nó, thái độ của HS.
- Xây dựng ma trận đề kiểm tra đánh giá mức độ tích cực, sáng tạo bằng các câu hỏi, các bài tập (BT) với nội dung kiến thức có liên quan.