Phối hợp các phương pháp và phương tiện hiện đại trong dạy học Vật lý

Một phần của tài liệu Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học khi dạy các kiến thức về dao động (vật lý 12) theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh miền núi (Trang 32 - 35)

VIII. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.4. Phối hợp các phương pháp và phương tiện hiện đại trong dạy học Vật lý

1.4.1 Các căn cứ lí luận và thực tiễn lựa chọn phương pháp và phương tiện dạy học hiện đại trong dạy học [27], [33]

Trong thực tế lập kế hoạch và tiến hành dạy học, người thầy giáo luôn phải đối diện với câu hỏi: làm thế nào để lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp và có hiệu quả? Các nhà lí luận dạy học đều đưa ra lời khuyên: mỗi phương pháp dạy học

đều có giá trị riêng, không có phương pháp dạy học vạn năng, cần phối hợp sử dụng các phương pháp. Để lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học phù hợp với mỗi bài dạy, mỗi hoạt động dạy học, chúng ta cần quan tâm mối quan hệ của nó với các yếu tố liên quan, đó là mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, điều kiện giảng dạy và học tập, nhu cầu, hứng thú, thói quen học tập của học sinh, năng lực, sở trường, kinh nghiệm sư phạm của giáo viên.

Dưới đây là mấy cơ sở căn bản cần quan tâm khi lựa chọn phương pháp dạy học:

a. Chọn những PPDH có khả năng cao nhất đối với việc thực hiện mục tiêu dạy học

Mỗi một PPDH có những điểm mạnh hay yếu nhất định. Tuy nhiên, khi xem xét thực hiện một mục tiêu dạy học thì có một số PPDH có khả năng cao hơn các PPDH khác. Bảng dưới đây là kết quả nghiên cứu về khả năng của các PPDH trong việc thực hiện các mục tiêu dạy học (Nguồn: Tủ sách khoa học VLOS) [6]

Từ bảng phân loại trên, ta nhận thấy vai trò tích cực của phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm, thảo luận, phát triển năng lực tự lực học tập nhằm thực hiện mục tiêu dạy học hiện nay.

Một kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy sự hạn chế của các phương pháp dùng lời nói và đồng thời khuyến khích tổ chức các hoạt động tự lập của học sinh, phối hợp các phương pháp nhằm huy động đồng thời nhiều giác quan của học sinh tham gia vào quá trình tri giác các đối tượng lĩnh hội (Nguồn: Tủ sách khoa học VLOS) [6]

.

b. Lựa chọn các PPDH tương thích với nội dung

Giữa nội dung và phương pháp dạy học có mối quan hệ tác động lẫn nhau, trong nhiều trường hợp quy định quy định lẫn nhau. Ở bình diện kĩ thuật dạy học, PPDH cần tương thích với nội dung dạy học. Mỗi nội dung dạy học đều liên hệ mật thiết với những hoạt động nhất định.

c. Lựa chọn PPDH cần chú ý tới hứng thú , thói quen của học sinh, kinh nghiệm của giáo viên

- Cần chuẩn đoán nhu cầu, hứng thú của học sinh khi lựa chọn các PPDH. Đối với việc trình bày thông tin, cần ưu tiên lựa chọn các phương pháp sử dụng các phương tiện nghe nhìn, sử dụng truyền thông đa phương tiện càng tốt. Đối với hoạt

động phân tích và xử lí thông tin cần tổ chức các hoạt động tự phát hiện, phối hợp với làm việc theo nhóm, phát huy càng tối đa tính tích cực, sáng tạo của học sinh càng tốt.

- Chú ý thay đổi PPDH và hình thức tổ chức dạy học tránh nhàm chán, gây hứng thú cho học sinh.

- Ưu tiên lựa chọn các PPDH mà học sinh, giáo viên đã thành thạo.

d. Lựa chọn PPDH phù hợp với điều kiện dạy học

- Ở đây đề cập đến PPDH diễn ra trong mối quan hệ với các điều kiện vật chất,

đặc biệt là thiết bị dạy học. Đương nhiên là cần phải lựa chọn PPDH phù hợp với

điều kiện của nhà trường, của phòng thí nghiệm, của tình trạng đang có. - Trong khuôn khổđiều kiện cho phép, cần chọn thứ tựưu tiên tôt nhất.

- Các thiết bị dạy học hiện đại không luôn đồng nghĩa với các thiết bị dạy học

đắt tiền. Tính hiện đại của thiết bị đại học thể hiện ở việc sử dụng các thiết bị sao cho đạt yêu cầu cao nhất trong việc thực hiện các mục tiêu dạy học, thể hiện rõ tư

tưởng sư phạm hiện đại.

Một phần của tài liệu Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học khi dạy các kiến thức về dao động (vật lý 12) theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh miền núi (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)