Các biện pháp phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học hiện đạ

Một phần của tài liệu Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học khi dạy các kiến thức về dao động (vật lý 12) theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh miền núi (Trang 35 - 125)

VIII. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.4.2.Các biện pháp phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học hiện đạ

hiện đại trong dạy học vật lí

Để có thể phối hợp các phương pháp dạy học và phương tiện dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí, giáo viên nên thực hiện đồng bộ những biện pháp sau đây:

1. Nắm vững ưu, nhược điểm của từng phương pháp dạy học và cách vận dụng các phương pháp đó vào dạy học.

2. Nắm vững chức năng và cách sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. 3. Nghiên cứu kĩ các nội dung kiến thức cần truyền tải trong giờ học, phân tích các hiện tượng Vật lí xảy ra để thấy rõ cơ chế của hiện tượng.

4. Lựa chọn phương pháp và phương tiện dạy học phù hợp với từng mục tiêu kiến thức. Sử dụng các chức năng của phương tiện dạy học hiện đại để phát huy ưu

điểm của PPDH đã lựa chọn.

5. Mỗi đối tượng học sinh cần có sự điều chỉnh phương pháp dạy học khác nhau và mức độ đòi hỏi tư duy khác nhau. Do vậy khi thiết kế phương án dạy học, cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi, hình ảnh mô phỏng, minh hoạ theo cấp độ yêu cầu

6. Sử dụng các tính năng ưu việt của máy vi tính để đổi mới hình thức kiểm tra, hình thức đặt vấn đề, tổng hợp kiến thức của từng bài học, từng chương, của từng phần.

Trên đây là những biện pháp cơ bản mà chúng tôi vận dụng để phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học trong giảng dạy Vật lí nhằm phát triển tính tích cực và sáng tạo củaHS ở trường THPT.

1.5.Tính tích cực, sáng tạo 1.5.1. Tính tích cực

1.5.1.1. Khái niệm tính tích cực[4]

Theo quan điểm triết học, tính tích cực nhận thức thể hiện thái độ cải tạo của chủ

thể nhận thức đối với đối tượng nhận thức, nghĩa là con người không chỉ hiểu được các qui luật của tự nhiên, xã hội mà còn nghiên cứu cải tạo chúng phục vụ lợi ích của con người.

Tác giả Bùi Hiển coi tính tích cực là nét tính cách rất quan trọng của nhân cách, một thuộc mục tiêu lâu dài, bao quát các hoạt động của con người. Tiến sĩ I.F. Khalamốp thì coi nó là trạng thái hoạt động của các chủ thể, nghĩa là của người hành động chỉ đề cập trong quá trình nhận thức, thuộc mục đích trước mắt. Như

vậy, khi vận dụng vào PPDH thì quan niệm của I.F. Khalamốp là phù hợp hơn. Nói chung, tính tích cực là trạng thái hoạt động của các chủ thể, nghĩa là của người hành động. Vậy tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của HS, đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức.

GS Trần Bá Hoành cũng quan niệm, "Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt

động của HS, đặc trưng bởi khát vọng học tập, có gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. Nói cách khác, là thái độ cải tạo của chủ thểđối với khách thể thông qua sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí nhằm giải quyết những vấn đề học tập- nhận thức ". Chúng tôi thấy quan niệm của hai tác giả trên là có ý nghĩa cao trong hoạt động giáo dục.

Tính tích cực của học sinh có mặt tự phát và mặt tự giác:

Mặt tự phát của TTC nhận thức là những yếu tố tiềm ẩn, bẩm sinh thể hiện ở

tính tò mò, hiếu kỳ, hiếu động linh hoạt và sôi nổi trong hành vi mà ở trẻ đều có trong các mức độ khác nhau.

Mặt tự giác của TTC là trạng thái tâm lý mà TTC có mục đích và đối tượng rõ rệt. Do đó có hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng đó, thể hiện ở óc quan sát, tính phê phán trong tư duy, trí tò mò khoa học.

1.5.1.2. Vai trò và biểu hiện của tính tích cực trong học tập[20]

a. Vai trò: Trong học tập, HS chỉ có thể chiếm lĩnh được kiến thức và phát triển được tư duy của mình khi họ tích cực hoạt động nhận thức. Hoạt động nhận thức là nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình học tập của HS. Thông qua hoạt động nhận thức, HS chiếm lĩnh được kiến thức và năng lực tư duy cũng đồng thời được phát triển.

b. Biểu hiện: Để phát hiện xem HS có tích cực hoạt động nhận thức không, ta dựa vào các dấu hiệu sau:

+ HS có chú ý học tập không? Có hăng hái tham gia vào các hoạt động học tập không?

+ Có hoàn thành nhiệm vụđược giao không? + Có ghi nhớ tốt những điều đã học không?

+ Có hiểu bài không? Có thể trình bày lại nội dung bài học theo ngôn ngữ

riêng không?

+ Có vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn không? + Có đọc thêm, làm thêm các bài tập khác không?

+ Thực hiện yêu cầu của thày giáo tối thiểu hay tối đa? + Tích cực nhất thời hay thường xuyên liên tục?

+ Tốc độ học tập có nhanh không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Có quyết tâm, có ý chí vượt khó khăn trong học tập không? + Có sáng tạo trong học tập không?

Trong hoạt động học tập nói chung, trong hoạt động học Vật lí nói riêng, tính tích cực hoạt động nhận thức của HS thường thể hiện ở:

+ Hoạt động trí tuệ: tập trung suy nghĩđể trả lời câu hỏi nêu ra, kiên trì tìm cho

được lời giải hay của một bài toán khó.

+ Hoạt động chân tay: say sưa lắp ráp tiến hành và quan sát thí nghiệm.

Hai hình thức biểu hiện này thường đi kèm nhau, tuy có lúc biểu hiện riêng lẻ

với những dấu hiệu thường thấy như sau: HS khao khát tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của GV, bổ sung các câu trả lời của bạn và thích được phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay thắc mắc và đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn

đề trình bày chưa rõ; chủđộng vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã có để

nhận thức các vấn đề mới; mong muốn được đóng góp với thầy, với bạn những thông tin mới nhận từ các nguồn kiến thức khác nhau có thể vượt ra ngoài phạm vi bài học.

1.5.1.3. Các biện pháp nâng cao tính tích cực trong học tập của học sinh

Phát huy TTC nhận thức của HS, có thể tóm lược như sau:

+ Nói lên ý nghĩa lí thuyết và thực tiễn, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu. + Nội dung DH phải mới, nhưng không qúa xa lạ với HS mà cái mới phải liên hệ, phát triển cái cũ và có khả năng áp dụng trong tương lai. Kiến thức phải có tính thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt, suy nghĩ hàng ngày, thỏa mãn nhu cầu nhận thức của HS.

+ Phải dùng các PP dạy học đa dạng: nêu vấn đề, thí nghiệm, thực hành, so sánh, tổ chức thảo luận, sêmina và phối hợp chúng với nhau.

+ Kiến thức phải được trình bày trong dạng động, phát triển và mâu thuẫn với nhau, tập trung vào những vấn đề then chốt, có lúc diễn ra một cách đột ngột, bất ngờ.

+ Sử dụng các hình thức tổ chức DH khác nhau: cá nhân, nhóm, tập thể, tham quan, làm việc trong vườn trường, phòng thí nghiệm...

+ Luyện tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong các tình huống mới.

+ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và kỉ luật kịp thời, đúng mức. + Kích thích TTC qua thái độ, cách ứng xử giữa GV và HS.

+ Phát triển kinh nghiệm sống của HS trong học tập qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hoạt động xã hội.

+ Tạo không khí đạo đức lành mạnh trong lớp, trong trường, tôn vinh sự học nói chung và biểu dương những HS có thành tích học tập tốt.

+ Có sựđộng viên, khen thưởng từ phía gia đình và xã hội.

Trong thời gian tới nên điều chỉnh công tác nghiên cứu và chỉ đạo vấn đề TTC hóa hoạt động nhận thức của HS theo một số hướng cơ bản sau:

+ Nghiên cứu PP nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức sáng tạo chứ không dừng lại mức độ tái hiện như hiện nay.

+ Phát huy sức mạnh bản chất của người học, mà theo K.Mark đó là: trí tuệ, tâm hồn và ý chí. Đặc biệt là sức mạnh tâm hồn (hứng thú, xúc cảm...) là điều lâu nay chưa được chú ý đúng mức.

+ Phối hợp chặt chẽ và khoa học hơn nữa giữa các thày giáo, các nhà quản lí, các nhà văn hóa và phụ huynh HS.

1.5.2. Tính sáng tạo

1.5.2.1. Khái niệm về tính sáng tạo [5][14]

Theo nghĩa thông thường, sáng tạo là một tiến trình phát kiến ra các ý tưởng và quan niệm mới, hay một kết hợp mới giữa các ý tưởng và quan niệm đã có. Hay đơn giản hơn, sáng tạo là một hành động làm nên những cái mới.

Theo Bách khoa toàn thư Liên Xô (Nga): "Sáng tạo là một loại hoạt động mà kết quả của nó là một sản phẩm tinh thần hay vật chất có tính cách tân, có ý nghĩa xã hội, có giá trị".

Hay từ điển bách khoa Việt Nam (tập 3): Sáng tạo là "Hoạt động tạo ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có ".

Khó tìm được một định nghĩa rõ ràng nào cho khái niệm sáng tạo và năng lực sáng tạo. Các từđiển thường chỉ cho ta một vài hiểu biết khái quát và phiến diện về (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nội dung phong phú của các khái niệm đó. Ta biết hoạt động sáng tạo là một loại hoạt động tinh thần riêng có của con người, mà sản phẩm của nó thường là những phát minh hoặc phát hiện mới mẻ, độc đáo của tư duy và trí tưởng tượng. Có người nói "...sáng tạo là nhìn cùng một việc như mọi người nhưng nghĩ về một điều nào đó khác". Tính mới, tính độc đáo là những tính chất cốt yếu của kết quả sáng tạo; khả năng tư duy và trí tưởng tượng là những năng lực cần thiết cho sáng tạo.

Như vậy, có thể hiểu năng lực sáng tạo là khả năng tạo ra những giá trị mới về

vật chất và tinh thần, tìm ra cái mới, giải pháp mới, công cụ mới, vận dụng thành công những hiểu biết đã có vào hoàn cảnh mới.

Năng lực sáng tạo phản ánh hoạt động lí tính của con người, đó là khả năng nhận thức thế giới, phát hiện ra các quy luật khách quan và sử dụng những quy luật

đó vào việc cải tạo thế giới tự nhiên, phục vụ loài người. Năng lực sáng tạc biểu hiện trình độ tư duy phát triển ở mức độ cao của con người.

Phát triển tư duy và năng lực sáng tạo của học sinh là bồi dưỡng cho hệ cách suy nghĩ, phong cách học tập, làm việc khoa học, rèn luyện các thao tác tư duy logic, tư duy biện chứng, rèn luyện các kĩ năng, phát triển ở họ tư duy khoa học, tư

duy Vật lí và năng lực vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau.

1.5.2.2.Vai trò và những biểu hiện của tính sáng tạo a. Vai trò của tính sáng tạo [14]

- Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp diễn với nhịp độ cao, đã đặt ra nhiều vấn đề mới không chỉ trong các lĩnh vực Khoa học - Công nghệ mà cả những vấn đề

rất chung, rất tổng quát như trong lĩnh vực tư duy và hoạt động kinh tế xã hội.

Mỗi phát minh xuất hiện kéo theo hàng loạt phát minh khác, nó được ứng dụng nhanh chóng vào kĩ thuật và sản xuất, đưa lại những thành tựu kì diệu cho khoa học

và cuộc sống con người. Điều đó tác động trực tiếp đến mục tiêu, nội dung và phương thức dạy học; Đồng thời, là đòi hỏi bức thiết phải phát triển tư duy và năng lực sáng tạo cho thế hệ trẻ... Việc đào tạo người lao động cho xã hội hiện đại, không chỉ học tập trong nhà trường mà còn có khả năng tự học, tự hoàn thiện mình, nghĩa là "Học một biết mười". Muốn vậy người học sinh phải có tư duy phát triển, có năng lực sáng tạo, có tri thức khoa học, sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu của thời đại.

Phát triển tư duy và năng lực sáng tạo có tác dụng thiết thực để học sinh chủđộng xây dựng, chiếm lĩnh kiến thức, biết vận dụng kiến thức vào thực hành, từđó kiến thức của họ

trở nên vững chắc và sinh động. Đồng thời, giúp cho việc phát hiện và bồi dưỡng đội ngũ

những người lao động có trình độ cao, những nhân tài cho đất nước.

Kiến thức Vật lí được hình thành, phát triển và ứng dụng vào thực tiễn luôn luôn gắn liền với hoạt động tư duy và sáng tạo của con người trong hoàn cảnh xác

định. Do đó, phát triển tư duy và năng lực sáng tạo của học sinh vừa là mục đích vừa là phương tiện trong nghiên cứu và dạy học Vật lí ở trường phổ thông.

b. Biểu hiện của tính sáng tạo.[5]

Mặc dù còn có những điểm chưa thống nhất, nhưng quá trình sáng tạo của con người thường bắt đầu từ một ý tưởng mới, bắt nguồn từ tư duy sáng tạo của mỗi người.

Người có tư duy sáng tạo thường có các đặc trưng sau: có óc tư duy độc lập và óc phê phán; không suy nghĩ gò bó, không phụ thuộc vào cái cũ, không theo đường mòn; luôn luôn đi vào các vấn đề bản chất nhằm tìm ra quy luật; có khả năng say sưa nung nấu các ý tưởng mới; trước một tình huống, một vấn đề phải giải quyết, họ luôn tìm ra giải pháp mới, độc đáo tối ưu… và đôi khi, họ có các phát minh, kiến giải mà một số người đương thời chưa hiểu, cho là họ phiêu lưu, mạo hiểm…

Theo Guiford và Loowenfield (hai nhà nghiên cứu Mĩ có công trình độc lập: một người có nghiên cứu về tính sáng tạo khoa học, người kia về tính sáng tạo nghệ

thuật) đã thống nhất về tiêu chí của tính sáng tạo (1958): Có tính nhạy cảm về thế giới, tính linh hoạt và năng động tư duy, có cá tính, năng khiếu biến đổi sự vật, tư duy phân tích và tổng hợp, năng lực tổ chức.

1) Trong rất nhiều trường hợp quá trình sáng tạo đòi hỏi phải có sự tự lực chuyển các tri thức và kĩ năng sang một tình huống mới sự liên hệ giữa tri thức cũ

và tình huống mới càng xa nhau bao nhiêu thì độ sáng tạo càng cao.

2) Nhìn thấy vấn đề mới trong những điều kiện quen biết đúng quy cách. 3) Nhìn thấy chức năng mới của đối tượng quen biết.

4) Nhìn thấy cấu trúc của đối tượng nghiên cứu thực chất của đối tượng này là nhanh chóng nhìn thấy cấu trúc của đối tượng như các bộ phận các yếu tố các mối quan hệ giửa chúng

5) Kĩ năng nhìn thấy nhiều lời giải cho một bài toán thực chất của kĩ năng này là tâm lí chấp nhận những lời giải khác nhau những cách giải quyết khác nhau xem xét đối tượng ở những khía cạnh khác nhau đôi khi mâu thuẫn nhau

6) Kĩ năng biết phối hợp các phương thức giải quyết vấn đề đã biến thành một phương thức mới

7) Kĩ năng sáng tạo một phương thức giải độc đáo khi đã biết các phương thức giải mới

8) Biết kiểm tra đánh giá giải quýêt vấn đề của bản thân và của những người khác 9) Biết điều chỉnh các phương án giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và phù hợp với điều kịên thực tiễn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10) Tự chủ, tin tưởng vào khả năng giải quyết các vấn đề bản thân không nản trí trước một vấn đề khó mà tìm mọi cách để tìm mọi cách để có phương án giải quyết tốt nhất

Những phẩm chất của một người nghĩ sáng tạo

- Ðộc lập. - Tự tin.

- Chấp nhận rủi ro. - Nhiều năng lượng. - Nồng nhiệt.

- Không gò bó. - Thích phiêu lưu. - Tò mò, hiếu kỳ. - Nhiều sở thích. - Hài hước. - Trẻ con, hiếu động

Một phần của tài liệu Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học khi dạy các kiến thức về dao động (vật lý 12) theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh miền núi (Trang 35 - 125)