Nhận xét về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty từ năm 2010 đến năm

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và một số GIẢI PHÁP THÚC đẩy HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ sản PHẨM dệt KIM của CÔNG TY TNHH MTV dệt KIM ĐÔNG XUÂN (Trang 35 - 38)

đến năm 2013

3.1 Những thành tựu công ty đã đạt được

Thứ nhất chất lượng sản phẩm của công ty luôn được khách hàng đánh giá là sản phẩm có chất lượng tốt. Đây là một lợi thế quan trọng của công ty trên các thị trường xuất khẩu so với các doanh nghiệp nước khác. Thành công đó là nhớ ban lãnh đạo công ty chủ trương áp dụng triệt để hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001 được tổ chức GLOBAL của Anh chứng nhận. Công ty luôn cố gắng cải tiến dây chuyền sản xuất khi áp dụng công ghệ thiết bị tiên tiến của các nước phát triểnBên cạnh đó bằng sự cố gắng nỗ lực hết mình cùng tinh thần đoàn kết trách nhiệm cao của các cán bộ công nhân viên toàn công ty.Liên tục nhiều nưm công ty Doximex đã đạt được huy chương vàng tại các hội chợ thương mại lớn trong và ngoài nước và được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao Thứ hai : Công ty có đội ngũ lao động chuyên nghiệp và có rất nhiều kinh nghiệm được đào tạo bài bản. Ngoài ra đội ngũ lao động của công ty có độ tuổi trung bình còn rất trẻ vì vậy có nhiều nhiệt huyết lao động và cống hiến đây cũng là một lợi thế to lớn mà công ty dầy công đạt được. Công ty luôn thường xuyên quan tâm đến đời sống công nhân và cán bộ luôn khuyến khích người lao động thường xuyên nâng cao tay nghề cũng như tham gia các hoạt động du lịch, hoạt động ngoài giờ ngoại khóa nhằm gắn kết cộng đồng trong công ty.

Thứ ba: Xu hướng dệt may của thế giới ngày càng phát triển nhu cầu về các sản phẩm dệt may có chất lượng cao ngày càng được nhiều đối tượng khách hàng ưa thích và tin dùng.Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đứng thứ hai sau dầu khí. Công ty đã tạo được mối quan hệ vững chắc với bạn hàng trong và ngoài nước và tích cực tìm kiếm thêm bạn hàng mới do đó trong những năm khủng hoảng công ty luôn đứng vững và dạt nhiều kết quả lớn.

Thứ tư: Công ty có nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất khá ổn định được nhập khẩu từ các nước như Ấn Độ, Paskitan, Indonesia, Nhật Bản , Trung Quốc với các nguyên liệu là sợi bông, sợi polieste cùng các nguyên liệu hóa chất phục vụ cho quá trình nhuộm, sấy. Trong quá trình mua hàng công ty đã thiết lập mối quan hệ thân thiết và uy tín với các nhà cung ứng đầu vào nước ngoài

này.Ngoài ra để chủ động về nguồn nguyên liệu công ty có nhập thêm nguyên liệu sợi dệt trong nước của công ty dệt Nam Định hay từ Nha Trang. Công ty đã tranh thủ được sự giúp đỡ của các bạn hàng để kí kết hợp đồng có giá trị. Đây chính là điều kiện thuận lợi để công ty có thể chủ động trong sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhanh chóng kịp thời các đơn đặt hàng của các thị trường xuất khẩu.

3.2 Những khó khăn còn tồn tại trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm

3.2.1 Vấn đề trong quá trình nghiên cứu thị trường

Việc nghiên cứu thị trường còn nhiều hạn chế khi thông tin thu thập được mang tính tượng trưng không thực tế thiếu tính dự báo cụ thể hay đi vào hành động thực sự. Điều này sễ gây ra hậu quả rất lớn bởi toàn bộ hoạt động tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào công đoạn thu thập thông tin này nếu làm không tốt sẽ gây lãng phí nguồn lực, sản phẩm không phù hợp, hệ thống phân phối không đến được với khách hàng, tiêu thụ khó khăn dẫn tới việc thu hồi vốn chậm hay tồn kho ảnh hưởng rất lớn đến công ty.

3.2.2 Vấn đề về chính sách định giá

Mặc dù công ty đã có rất nhiều cố gắng đầu tư nâng cao chất lượng máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động của công nhân cùng với lợi thế chi phí lao động rẻ tuy nhiên việc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài làm chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào của công ty tăng lên dẫn đến giá thành sản phẩm của Công ty sản xuất cao. Do đó giá xuất khẩu của Công ty vì thế cũng tăng lên.

Hiện tại Công ty Dệt kim Đông Xuân đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Băng La Đet… nên việc đẩy mạnh xuất khẩu của Công ty gặp nhiều khó khăn. Phía Nhật Bản thường so sánh mức giá nhập khẩu của Trung Quốc để gây sức ép buộc Công ty phải giảm giá ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của Công ty.

3.2.3 Vấn đề thiết kế mẫu mã sản phẩm

Công tác thiết kế mẫu còn yếu, chưa thật sự được chú trọng. Đây cũng là vấn đề còn hạn chế đối với ngành dệt may của nước ta nói chung và của Công ty nói

riêng. Mặc dù nước ta có đội ngũ các nhà thiết kế mẫu trẻ, giàu năng lực, thế nhưng mẫu thiết kế chưa thực sự đi vào cuộc sống,đơn điệu chủ yếu còn nặng về trình diễn, còn thời trang hàng ngày phần lớn là được sưu tập từ catalogue nước ngoài.

Công ty không có phòng thiết kế riêng, chủ yếu làm theo đơn đặt hàng của nước ngoài, mẫu mã không đa dạng, ít được đổi mới. Khâu thiết kế còn nhiều hạn chế, chưa xây dựng được thương hiệu mang nét đặc trưng và đạt tầm cỡ quốc tế.

3.2.4 Vấn đề hoạt động marketing

Công ty đã thành lập một phòng marketing riêng biệt. Công tác marketing được theo dõi sát sao, điều tra nghiên cứu thị trường nhạy bén, hoạt động quảng cáo xúc tiến bán hàng đã có bước chuyển biến rõ rệt so với những năm trước. Tuy nhiên, còn vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà công tác marketing của Công ty đạt được những điều như mong đợi. Hoạt động quảng cáo trên báo và tạp chí chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn chưa đủ để tạo ra ấn tượng về sản phẩm của Công ty cho khách hàng. Mặc dù có tham gia các hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm của Công ty song hoạt động này cũng không thể tiến hành thường xuyên vì tính chất của các hoạt động triển lãm chỉ tổ chức một vài lần trong năm.

3.2.5 Vấn đề về thương hiệu

Trong những năm qua, mặc dù Công ty đã củng cố và dần nâng cao được vị thế của mình trên thị trường Nhật Bản. Sản phẩm của Công ty đã trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng Nhật Bản. Song điều đáng nói ở đây là sản phẩm của Công ty không trực tiếp đến với người tiêu dùng dưới thương hiệu của Công ty mà là của các nhà phân phối Nhật Bản. Điều này làm cho hoạt động xuất khẩu của Công ty phụ thuộc vào các đơn đặt hàng từ các nhà phân phối Nhật Bản. Họ đặt hàng thì Công ty mới xuất khẩu. Đây là một yếu tố bất lợi đối với Công ty và là nguyên nhân dẫn đến việc Công ty bị các đối tác Nhật Bản gây khó dễ, tạo sức ép buộc Công ty phải giảm giá thành xuất khẩu.

3.2.6 Vấn đề nguồn nhân lực

Để có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay thì yếu tố con người đóng vai trò quan trọng. Hiện nay Công ty Dệt kim Đông Xuân đang gặp khó khăn về nhân lực đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực. Số lượng cán bộ kĩ thuật có trình độ cao trong Công ty còn ít so với quy mô hoạt độngcủa Công ty. Lao động sống ở thành thị chi phí đắt đỏ nên cuộc sống khó khăn. Nếu đưa được

nhà máy ra vùng nông thôn, mở rộng ra các tỉnh khác sẽ tận dụng được nguồn lao động giá rẻ làm giảm giá thành sản xuất từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh.

3.3 Những nguyên nhân chủ yếu

3.3.1 Nguyên nhân chủ quan

Quy mô sản xuất của nhà máy lớn tuy nhiên phân bố rời rạc làm giảm hiệu quả hay xảy ra sơ suất trong quá trình quản lý. Công tác quản lý quy mô rộng còn thiếu trang thiết bị cần thiết tối ưu do đó quá trình giám sát hoạt dộng sản xuất của công ty chưa hiệu quả.Mô hình quản lý chức năng tuy có nhiều ưu điểm tuy nhiên vào một số thời điểm còn chồng chéo quản lý hay quá tải tại một số công đoạn hay phòng ban.

Phòng Thị trường một số nhân lực đảm nhiệm một số chức năng còn chưa tốt do không có cán bộ chuyên trách mà phải làm rất nhiều công việc khác nhau dẫn tới lộn xộn công việc chưa thâm nhập sâu thị trường, chiến lược sản phẩm hay chiến lược giá còn nhiều bất cập. Phòng thị trường còn ít kinh nghiệm trong quá trình quảng bá, tiếp thị sản phẩm.

Các chính sách sản phẩm, chính sách giá hay chính sách marketing phải được thực hiện triệt để, thường xuyên và hiệu quả thì mới có thể giữu chân được khách hàng. Theo đánh giá khách hàng dệt may có tỷ lệ rời bỏ nhà cung cấp là khá cao so với các ngành khác do nhu cầu mẫu mã xu hướng thới trang thay đổi rất nhanh.

3.3.2 Nguyên nhân khách quan

Bên cạnh các yếu tố chủ quan đến từ nội lực của công ty thì ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài cũng tác động không nhỏ đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Đây là yếu tố mà công ty không kiểm soát được . Sự ảnh hưởng của các yếu tố này nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào khả năng dự báo trong ngắn và dài hạn. Trên cơ sở thông tin thu thập được công ty mới lựa chọn ra phương án đối phó phù hợp nhất để công ty tận dụng tối đa lợi thế khắc phục hạn chế.

Bảng 2.3: Tổng hợp phân tích những ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động sản xuất của công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các yếu tố bên ngoài Cơ hội(O) Nguy cơ(T)

Kinh tế

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và một số GIẢI PHÁP THÚC đẩy HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ sản PHẨM dệt KIM của CÔNG TY TNHH MTV dệt KIM ĐÔNG XUÂN (Trang 35 - 38)