Sử dụng phân bón:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững tại huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 74 - 75)

3. Yêu cầu của đề tài

3.3.5.1.Sử dụng phân bón:

Theo TS. Đỗ Nguyên Hải, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm độ phì ở những vùng thâm canh cao là vấn đề sử dụng phân bón mất cân đối giữa N:P:K. Việc thâm canh tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng, thay thế phân hữu cơ bằng phân bón hoá học, thay công làm cỏ, diệt trừ sâu bệnh bằng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đất, nước. Trong việc sử dụng phân bón hoá học thì người nông dân lại quan tâm nhiều hơn đến sử dụng phân đạm mà ít quan tâm đến việc sử dụng cân đối giữa các loại phân đạm, lân, kali và các nguyên tố vi lượng.

Kết quả điều tra khảo sát các loại hình sử dụng đất ở các vùng kinh tế chúng tôi có một số nhận xét sau:

- Mức độ đầu tư phân bón cho các loại cây lương thực là ở mức trung bình, các loại rau màu ở mức cao. Nguồn đạm chủ yếu là phân urea, lân chủ yếu là dạng super lân, kali chủ yếu là Kali clorua.

- Tỷ lệ N:P:K chưa cân đối, người nông dân thường bón theo tỷ lệ là 1:0,40:0,25. trong khi yêu cầu kỹ thuật phải đạt 1:0,5: 0,3; mức bón ở Việt Nam hiện nay là 1:0,3:0,1; mức bón ở các nước đang phát triển là 1:0,6:0,5. Một số loại cây trồng được bón phân mất cân đối nghiêm trọng như rau thường bón quá nhiều N, làm giảm chất lượng nông sản do tích luỹ nhiều NO3.

Bảng 3.18: So sánh mức phân bón của nông hộ với quy trình kỹ thuật

Cây trồng

Mức bón của các nông hộ Theo quy trình (tiêu chuẩn)

(Kg/ha) P/C (tấn/ha) (Kg/ha) P/C (tấn/ha) N P2O5 K2O N P2O5 K2O Lúa xuân 72,3 64,5 65,6 8,3 120-130 80-90 30-60 8-10 Lúa mùa 65,9 52,0 65,6 5,6 80-100 50-60 0-30 6-8 Ngô 193,7 77,0 65,6 6,2 120-150 80-90 30-60 8-10 Đ. tương 21,2 19,5 - 4,0 20 40-60 40-60 5-6 Lạc 21,2 12,0 20,4 4,5 20 40-60 40-60 5-6 Cải bắp 155,3 42,0 104,3 15 180-200 80-90 110-120 25-30 Su hào 129,8 37,0 91,4 11,5 180-200 80-90 110-120 25-30 Cà chua 155,3 42,0 117,3 6,3 180-200 90-180 150-240 20-40 Bí xanh 193,7 52,0 130,2 9,5 180-200 80-90 110-120 25-30

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

- Lân và kali được đầu tư ít hơn và không đều, đa số cây trồng không được bón đủ lân và kali. Một số cây trồng đòi hỏi nhiều kali như cà chua, ngô, cải bắp, khoai lang... nhưng lượng bón mới chỉ đạt khoảng 60% so với tiêu chuẩn. Một số cây trồng gần như không được bổ sung hoặc bổ sung rất ít lượng kali từ phân hoá học mà chỉ có một ít từ phân hữu cơ như lúa, đậu tương, lạc... Việc bón không đủ lượng kali cần thiết dẫn đến suy kiệt hàm lượng kali trong đất và gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững tại huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 74 - 75)