0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG (Trang 25 -26 )

3. Yêu cầu của đề tài

1.3.1.2. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp

* Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp

Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, trong khi đó nhu cầu của con người lấy từ đất ngày càng tăng, mặt khác đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do bị trưng dụng sang các mục đích khác. Vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta với mục tiêu nâng cao hiệu quả KT-XH trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu. Sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát triển KT-XH, tận dụng tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai thác sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất [17]. Do đó, đất nông nghiệp cần được sử dụng theo nguyên tắc “đầy đủ và hợp lý”, phải có các quan điểm đúng đắn theo xu hướng tiến bộ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, làm cơ sở thực hiện việc sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao.

Thực hiện sử dụng đất nông nghiệp đầy đủ và hợp lý là cần thiết vì:

- Nó sẽ làm tăng nhanh khối lượng nông sản trên 1 đơn vị diện tích, xây dựng cơ cấu cây trồng, chế độ bón phân hợp lý, góp phần bảo vệ độ phì đất.

- Là tiền đề để sử dụng có hiệu quả cao các nguồn tài nguyên khác, từ đó nâng cao đời sống của nông dân.

- Trong cơ chế kinh tế thị trường cần phải xét đến tính quy luật của nó, gắn với các chính sách vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển nền nông nghiệp bền vững [12].

* Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:

- Tận dụng triệt để các nguồn lực thuận lợi, khai thác lợi thế so sánh về khoa học - kỹ thuật, đất đai, lao động qua liên kết trao đổi để phát triển cây trồng, vật nuôi có tỉ suất hàng hoá cao, tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu [16].

- Trên quan điểm phát triển hệ thống nông nghiệp, thực hiện sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tập trung chuyên môn hoá, sản xuất hàng hoá theo hướng

ngành hàng, nhóm sản phẩm, thực hiện thâm canh toàn diện và liên tục. Thâm canh cây trồng, vật nuôi vừa để đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp vừa đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp ổn định [12].

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở thực hiện “đa dạng hoá” hình thức sở hữu, tổ chức sử dụng đất nông nghiệp, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với sinh thái và bảo vệ môi trường [1].

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất và quá trình tập trung ruộng đất nhằm giải phóng bớt lao động sang các hoạt động phi nông nghiệp khác [16].

- Các quan điểm sử dụng đất nông nghiệp cụ thể là:

+ Khai thác triệt để, hợp lý, có hiệu quả quỹ đất nông nghiệp + Chuyển mục đích sử dụng phù hợp

+ Duy trì và bảo vệ đất nông nghiệp + Tiết kiệm, làm giàu đất nông nghiệp + Bảo vệ môi trường đất để sử dụng lâu dài.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG (Trang 25 -26 )

×