Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững tại huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 43 - 46)

3. Yêu cầu của đề tài

3.1.2.1. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới đất nước, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tân Yên lần thứ XXI và 6 chương trình phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2001 - 2010, nền kinh tế của huyện có những chuyển biến khá rõ nét, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó nông nghiệp nông thôn đã có những bước chuyển biến quan trọng, đời sống của người dân từng bước được cải thiện; Trong gần 10 năm qua, kinh tế của huyện Tân Yên đã có bước phát triển khá, tăng trưởng bình quân đạt gần 9,5%/năm; trong đó trong kỳ kế hoạch 2001 - 2005 đạt 8,3%/năm và trong 4 năm qua đạt bình quân 10,5%/năm; vượt so với mục tiêu đề ra (mục tiêu giai đoạn 2006 - 2010 tăng trương khoảng 10%/năm). Giá trị sản xuất bình quân đầu người năm 2001 đạt 2,47 triệu đồng, năm 2005 đạt 3,45 triệu đồng và năm 2009 ước đạt 5,3 triệu đồng (giá cố định 1994), tăng bình quân 10,3%/năm, vượt so với mục tiêu đề ra. Thu ngân sách trên địa bàn tăng khá, từ 12.799 triệu đồng năm 2000, tăng lên 114.084 triệu đồng năm 2005 và năm 2009 đạt 230.732 triệu đồng; tăng bình quân 47,7%/năm. [2], [4]....

- Cơ cấu kinh tế của huyện trong gần 10 năm qua đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp có xu hướng giảm bình quân mỗi năm trên 1 điểm phần trăm. Từ 76,7% năm 2000 xuống còn 69,8% năm 2005 và năm 2009 giảm xuống còn 62,3%, cao hơn 13% so với mục tiêu năm 2010 (mục tiêu tỷ trọng nông nghiệp đến năm 2010 giảm xuống còn 49%). Khu vực công nghiệp- xây dựng tăng bình quân mỗi năm khoảng 1,5 điểm phần trăm; tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng từ 10,6% năm 2000, tăng lên 17,1% năm 2005 và năm 2009 đạt 23,4%. Tỷ trọng khu vực Dịch vụ- Thương mại tăng từ 12,7% năm 2000 lên 14,2% năm 2005 và đạt 14,3% năm 2009.

Tuy cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch theo hướng tích cực; song đến nay tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản trong cơ cấu kinh tế của huyện vẫn ở mức cao. Do vậy đã làm cho tốc độ tăng trưởng không thể cao và ồn định (vì tốc độ tăng trưởng khu vực nông nghiệp thấp và sản xuất nông nghiệp thiếu ổn định, năm được mùa, năm mất mùa). Vì vậy trong thời gian tới để kinh tế của huyện phát triển với tốc độ cao và ổn định cần có sự chuyển dịch mạnh cơ cấu sang tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

Bảng 3.3: Tình hình chuyển dịch cơ cầu kinh tế của huyện từ 2001 - 2011

Cơ cấu ngành Năm 2000 Năm 2005 Năm 2011

I. Giá trị SX ( Tr. đồng, giá HH) 593.511 985.240 2.559.700

1. Nông lâm nghiệp, thủy sản 454.904 687.983 1.596.145 2. Công nghiệp - xây dựng 63.118 168.472 598.000 3. Dịch vụ - Thương mại. 75.489 128.785 365.560

II. Cơ cấu GTSX (%) 100,0 100,0 100,0

1. Nông lâm nghiệp, thủy sản 76,7 69,8 64,3

2. Công nghiệp - Xây dựng 10,6 17,1 23,4

3. Dịch vụ - Thương mại 12,7 13,1 14,3

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện và Phòng Tài chính-Kế hoạch.)

Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2011 cho thấy nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu của huyện, chiếm 63,69 % tổng giá trị sản xuất của huyện

+ Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần từ 72,5% năm 2005 xuống còn 63,69% năm 2011.

+ Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản có bước phát triển khá, tăng từ 7,7% năm 2005 lên 12,94% năm 2011.

+ Tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ có sự tăng trưởng từ 19,8% năm 2005 lên 23,37% năm 2011.

Năm 2011 bình quân thu nhập đầu người của toàn huyện Tân Yên là 5,7 triệu đồng.

Huyện Tân Yên có 22 xã và 02 thị trấn, tính đến ngày 31/12/2011 dân số của huyện Tân Yên là 160.020 người, trong đó có 151.699 nhân khẩu ở nông thôn và 8.351 nhân khẩu ở thị trấn. Mật độ dân số trung bình của toàn huyện là 775 người/km2; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 11,1‰ (năm 2006) xuống còn 10,86‰ (năm 2011). Tình hình biến động dân số, tỷ lệ gia tăng dân số của huyện được thể hiện qua bảng 3.4:

Bảng 3.4: Tình hình dân số huyện Tân Yên qua các giai đoạn

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1. Tổng số nhân khẩu (ngƣời) 158.534 159.018 160.020

- Phân theo giới tính

+ Nam 78.196 78.374 78.655 + Nữ 80.365 80.644 81.365 - Phân theo vùng + Thành thị 8.114 8.138 8.351 + Nông thôn 150.420 150.880 151.699 2. Tỷ lệ sinh (‰) 18,07 17,27 16,89 3. Tỷ lệ chết (‰) 6,3 6,18 6,03 4. Tỷ lệ tăng tự nhiên (‰) 11,1 11,77 10,86

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Yên)

Tân Yên là huyện nông nghiệp, dân số đông, số người trong độ tuổi lao động là 100.269 người, chiếm 63% tổng dân số. Theo điều tra thì số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân khoảng 85.229 người, chiếm 85% lao động trong độ tuổi; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm khoảng 80% và khu vực phi nông nghiệp chiếm khoảng 20%. Nhìn chung lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao còn ít, chủ yếu lao động thủ công. Lao động qua đào tạo hiện nay chiếm khoảng 25% tổng số lao động của huyện, trong đó lao động qua đào tạo nghề là 17%. Đây cũng chính là một áp lực lớn đối với huyện Tân Yên trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn đến năm 2015 và xa hơn; bên cạnh đó dân số ngày một tăng, diện tích đất nông nghiệp bình quân trên nhân khẩu ngày một giảm... Vì vậy cần chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh

tế và phát triển nền nông nghiệp đa dạng hoá cây trồng, hiệu quả để tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững tại huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)