Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính ở tiểu vùng 2

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững tại huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 54 - 56)

3. Yêu cầu của đề tài

3.3.2.2.Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính ở tiểu vùng 2

Với địa hình chủ yếu là đồi núi và độ cao cao nhất của toàn huyện cây trồng điển hình của vùng 2 này ngoài cây lúa là các cây lương thực khác. Tuy GTGT của lúa, ngô, khoai lang còn tương đối thấp nhưng với đặc tính của các loại cây này phù hợp với tính chất đất của vùng, nhu cầu về an ninh lương thực và thị trường luôn có

sẵn nên được người nông dân rất quan tâm phát triển mở rộng diện tích các loại cây này. GTGT của cây lúa đạt từ 16.317 - 17.775 nghìn đồng/ha, cây ngô đạt 15.153 nghìn đồng/ha, cây khoai lang đạt 3.984 nghìn đồng/ha.

Một vài năm trở lại đây người dân đã thực hiện chính sách của Nhà nước về việc phủ xanh đồi núi trọc và đã thực hiện chuyển đổi, tích cực trồng các cây ăn quả đặc biệt là cây vải. Kết quả điều tra cho thấy hiệu quả kinh tế cao nhất của vùng là cây vải đạt GTGT là 85.768 nghìn đồng/ha với năng suất 191,61 tạ/ha, hiệu quả thấp nhất là cây ngô và khoai lang với GTGT chỉ đạt 3 3.984 - 15.153 nghìn/ha.

Bảng 3.8: Hiệu quả kinh tế trên 1ha một số cây trồng chính vùng 2

Đơn vị tính: 1000 đồng

Cây trồng Năng suất tạ/ha GTSX CPTG Số công

GTGT Lúa xuân 61,09 48.875 31.100 275 17.775 Lúa mùa 55,54 44.432 28.115 265 16.317 Ngô 61,09 39.711 24.558 272 15.153 Sắn 124,97 37.490 15.620 326 21.870 Lạc 30,55 64.149 23.250 265 40.899 Kh. Lang 97,20 24.299 20.315 193 3.984 Đ. Tương 36,10 55.957 23.015 213 32.942 Bí xanh 280,48 42.072 11.198 266 30.874 Xu hào 283,25 56.651 15.120 212 41.531 Vải 191,61 114.968 29.200 295 85.768

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Các loại cây rau màu cho GTSX & GTGT là tương đối cao như cây lạc GTSX là 64.149 nghìn đồng/ha, xu hào, bí xanh GTSX đạt từ 42.072 - 56.651 nghìn/ha nhưng diện tích không được chú trọng phát triển rộng do không có khả năng mở rộng diện tích và chỉ mang tính thời vụ.

Hiệu quả thu lại tính trên một đồng vốn bỏ ra của các cây rau màu là cao hơn hẳn cây lương thực và thực sự đem lại hiệu quả cho người nông dân điển hình là các cây súp lơ, xu hào và bí xanh.

vùng này do vùng có nhiều diện tích đất có độ dốc cao rất thích hợp cho sự phát triển của 4 loại cây này tuy hiệu quả kinh tế đem lại không cao, sản phẩm sau thu hoạch chủ yếu phục vụ nguồn tại, năng suất của cây ngô đạt 61,09 tạ/ha, GTSX đạt 39.711 nghìn đồng/ha, cây Đậu tương có năng suất đạt 36,1 tạ/ha, GTSX đạt 55.957 nghìn đồng/ha, năng suất cây lạc đạt 30,55 tạ/ha, GTSX đạt 64.149 nghìn đồng/ha và năng suất cây sắn đạt 124,97 tạ/ha, GTSX đạt 37.490 đồng/ha. Đây là vùng thích hợp cho việc trồng các loại cây ăn quả như (vải, na, ...); các cây lương thực như: lúa, lạc, đậu tương và rau màu các loại cho hiệu quả kinh tế cao …Hướng phát triển trong tương lai là luân canh nhiều loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao để phát huy thế mạnh của vùng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững tại huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 54 - 56)