Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính ở tiểu vùng 3

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững tại huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 56 - 58)

3. Yêu cầu của đề tài

3.3.2.3.Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính ở tiểu vùng 3

Gồm diện tích của các xã, thị trấn: Quế Nham, Việt Lập, Hợp Đức, Liên Chung với 2.663,3m2

ha đất nông nghiệp, chiếm 20,62% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện.

Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế trên 1ha một số cây trồng chính vùng 3

Đơn vị tính: 1000 đồng

Cây trồng suất tạ/ha Năng GTSX CPTG Số công

GTGT Lúa xuân 69,4 55.540 31.565 275 23.975 Lúa mùa 63,9 51.097 28.812 265 22.285 Ngô 72,2 46.931 25.550 268 1.381 Khoai lang 256,7 38.498 18.550 159 19.948 Lạc 23,5 49.292 23.750 260 25.542 Bắp cải 283,3 54.152 16.779 290 37.373 Su hào 239,4 50.708 20.913 270 29.795 Cà chua 374,2 130.963 25.212 380 105.751 Dưa chuột 483,2 48.320 13.752 201 34.568 Khoai tây 382,5 153.013 29.472 285 123.541 Bí xanh 280,8 42.115 15.423 263 26.692 Rau cải 265,7 39.850 11.621 282 28.229 Súp lơ 223,2 55.790 19.575 275 36.215 Đỗ tương 37,3 57.762 24.150 210 33.612 Vải 177,3 106.350 26.550 285 79.800 Cá nước ngọt 130,5 130.519 32.445 395 98.074

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

thịt trung bình đến nặng, độ chua (pH từ 4,0-5,3), nghèo lân dễ tiêu, chủ yếu trồng hai vụ lúa, lúa màu, trồng cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả (Na) ... Hướng phát triển trong tương lai đòi hỏi phải chuyên môn hoá sản xuất của tiểu vùng này theo hướng sản xuất tập trung, tăng năng suất và chất lượng nông sản kết hợp với mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và phát triển công nghiệp chế biến tại chỗ. Việc phát triển sản xuất rau tập trung ở tiểu vùng này sẽ là nền tảng cho Tân Yên nhanh chóng trở thành vành đai cung cấp thực phẩm, rau sạch cho thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, TP Bắc Ninh và các huyện trong tỉnh.

Năng suất lúa của vùng 3 cũng cao hơn các vùng khác trên toàn huyện, cao nhất là của lúa xuân đạt 69,4 tạ/ha, một số khu vực trồng lúa lai năng suất rất cao đạt từ 72 đến 75 tạ/ha.

Thế mạnh của vùng là cây lúa, bí xanh, cà chua, bắp cải, đậu tương, lạc và nuôi trồng thuỷ sản. Vùng có điều kiện phát triển các loại cây rau màu như lạc, ngô, các cây họ đậu.

Với địa hình bằng phẳng, độ cao toàn vùng thấp hơn so với độ cao trung bình của toàn huyện cây trồng điển hình của vùng 3, ngoài cây lúa là các cây lương thực khác. Tuy GTGT của lúa, ngô, khoai lang còn tương đối thấp nhưng với đặc tính của các loại cây này phù hợp với tính chất đất của vùng, nhu cầu về an ninh lương thực và thị trường luôn có sẵn nên được người nông dân rất quan tâm phát triển mở rộng diện tích các loại cây này. GTGT của cây lúa đạt từ 22.285 - 23.975 nghìn đồng/ha, cây ngô đạt 21.381 nghìn đồng/ha, cây khoai lang đạt 19.948 nghìn đồng/ha.

Hiệu quả kinh tế cao nhất của vùng là cây khoai tây và cây cà chua đạt GTGT là từ 105.751 - 123.541 nghìn đồng/ha, với năng suất từ 374,2 - 382,5 tạ/ha, hiệu quả thấp nhất là khoai lang với GTGT chỉ đạt 19.948 nghìn/ha.

Các loại cây rau màu cho GTSX & GTGT là tương đối cao như cây cà chua GTSX là 105.751 nghìn đồng/ha, súp lơ, xu hào, dưa chuột, bắp cải GTSX đạt từ 48.320 - 55.790 nghìn/ha nhưng diện tích không được chú trọng phát triển rộng do không có khả năng mở rộng diện tích và chỉ mang tính thời vụ; cây bí xanh GTSX đạt là 26.692 nghìn đồng /ha, cây vải cũng cho GTSX tương đối cao là 106.350 nghìn đồng/ha, GTGT đạt 79.800 nghìn đồng/ha.

hẳn cây lương thực và thực sự đem lại hiệu quả cho người nông dân điển hình là các cây cà chua, bắp cải, bí xanh.

Một vài năm trở lại đây, các hộ gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi mục đích sử dụng trong nội bộ đất nông nghiệp từ đất lúa một vụ không ăn chắc sang nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với chăn nuôi. Theo số liệu điều tra thì hiệu quả thu lại từ nuôi cá nước ngọt GTSX là 130.519 nghìn đồng/ha, GTGT đạt 98.074 đồng/ha. Đây cũng là một trong những định hướng chính của UBND huyện trong những năm tới nhằm xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững tại huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 56 - 58)