Tăng trưởng là do tín dụng, hiệu quả đầu tư kém

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế và liên hệ thực tế Việt Nam (Trang 53 - 55)

- Đóng góp của đầu tư nước ngoà

1. Số doanh nghiệp hoạt động trong nền

2.4.1. Tăng trưởng là do tín dụng, hiệu quả đầu tư kém

Đầu tư tại Việt Nam tăng nhảy vọt trong những năm vừa qua, năm 1999 tổng số đầu tư toàn quốc chỉ với 120,8 ngàn tỉ đồng (28% GDP, tương đương 8,6 tỉ USD) nhưng đến năm 2010 con số đầu tư lên tới 830,3 ngàn tỉ đồng (42,6% GDP). Nghĩa là, chỉ trong vòng 11 năm mức đầu tư tăng trưởng gấp 7 lần:

Hình 13: Đầu tư hàng năm trên tỷ lệ GDP.

Nguồn: ADB & Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư

Tài khoản đầu tư đổ vào xã hội làm tăng tổng sản lượng nội địa (GDP), do đó tăng trưởng của Việt Nam chủ yếu dựa vào đầu tư. Nguồn đầu tư trực tiếp từ ngoại quốc vào Việt Nam năm 2010 với 156 ngàn tỉ đồng, số còn lại 674 ngàn tỉ đồng là nguồn đầu tư xuất phát từ trong nội địa Việt Nam. Chi phí cho các dự án đầu tư này từ các tín dụng được cung cấp bởi các ngân hàng.

Xét tới đóng góp của TFP vào tăng trưởng ở Việt Nam có thể thấy tỷ lệ này ngày càng thấp, thể hiện chiều sâu tăng trưởng còn hạn chế. Tính bình quân cho thời kỳ 2003 -2009, mức đóng góp của TFP trong tăng trưởng chỉ là 16,4%, thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Chẳng hạn, ở Đài Loan mức đóng góp của TFP vào tăng trưởng là 35%, Trung quốc là 32,2%, Thái Lan là 36%, Indonesia là 28%,vv… Còn đối với các nước phát triển, tỷ lệ đóng góp TFP vào kết quả tăng trưởng thường là rất cao, ở mức 60 - 75%. Chính do sự hạn chế vai trò của TFP đối với tăng trưởng là một rào cản lớn cho việc thực hiện nâng cao hiệu quả tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu năng suất lao động, hiệu quả đầu tư, nhất là đến khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và khả năng khai thác triệt để các tiềm năng của đất nước.

28 30 31 33 35 35 36 33 35 35 36 41.5 46.5 41.5 42.6 42.5 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 199920002001200220032004200520062007200820092010

Đầu tư hàng năm tính trên tỷ lệ GDP (%)

Hình 14: Hệ số ICOR Việt Nam.

Nguồn: TCTK & Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư

Hệ số ICOR của Việt Nam tăng trưởng đều từ 3,5 trong thời kỳ 1991- 1995 lên đến 7,14 lần trong hai năm 2009, 2010. So với tỉ lệ 2,7 của Đài Loan trong thời kỳ 1961-1980, 3 là của Hàn Quốc trong thời kỳ 1961- 1980, của Indonesia trong thời kỳ 1981-1995 là 3,7 và của Trung Quốc trong giai đoạn 2001-2006 là 4.

ICOR xác định mức độ sử dụng vốn trong nền kinh tế. Nhìn chung những quốc gia thiết bị máy móc cho nền công nghệ tân tiến sử dụng nhiều vốn thì ICOR trong giai đoạn đầu tư cao. Tuy nhiên ở Việt Nam, việc đầu tư vốn vào công nghệ, khoa học kĩ thuật chưa nhiều, chủ yếu là các ngành phát huy lợi thế nguồn lao động dồi dào, giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên. Như vậy, ICOR cao thể hiện hiệu quả tăng trưởng kinh tế đạt được chưa xứng đáng với nguồn vốn đầu tư đã bỏ ra.

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế và liên hệ thực tế Việt Nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)