Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế và liên hệ thực tế Việt Nam (Trang 36 - 38)

Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế là 3 yếu tố đầu vào: vốn, lao động và nhân tố năng suất tổng hợp (TFP). Mức độ đóng góp của từng yếu tố đầu vào này trong giai đoạn 1998-2006 thể hiện bảng sau

Bảng 8: Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2006 Năm Tốc độ tăng GDP (%)

Đóng góp các yếu tố vào tăng GDP (%) Tổng số

Trong đó do Tăng vốn Tăng lao

động Tăng TPF 1 2=3+4+5 3 4 5 2001 6,89 100 59,79 23,12 17,08 2002 7,08 100 58,97 21,82 19,21 2003 7,34 100 49,27 23,27 27,47 2004 7,79 100 51,00 20,15 28,85 2005 8,43 100 51,38 16,84 31,67 2006 8,17 100 48,88 22,29 28,92

Nguồn: Tính toán từ các số liệu trong niên giám thống kê 2010

Tăng trưởng của Việt Nam chủ yếu dựa vào sự đóng góp yếu tố số lượng vốn đầu tư. Theo sự phân tích về đóng góp của các yếu tố tới tăng trưởng thì yếu tố đầu tư đóng góp 3,7% theo điểm phần trăm hay 57,5% theo tỷ lệ phần trăm. Những con số trên cho thấy đầu tư đóng góp hơn một nửa cho tăng trưởng kinh tế. Cùng với đó, tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP là rất cao từ năm 2001 đến 2005 trung bình chiếm 37,7%, năm 2006 chiếm 40%. Đây là tỷ lệ thuộc loại cao nhất thế giới, chỉ sau tỷ lệ trên dưới 44% của Trung Quốc.

Hình 4: Tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP và hệ số ICOR của Việt Nam giai đoạn 2000-2007

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hình 5: Hệ số ICOR của Việt Nam và một số quốc gia châu Á giai đoạn 1996-2008

Nguồn: Tổng cục thống kê

Mặc dù lượng vốn đầu tư bỏ ra là rất lớn tuy nhiên hiệu quả đầu tư ở Việt Nam lại thấp. Tập trung vào giai đoạn 2001-2006 của hệ số ICOR Việt Nam qua hai biểu đồ thấy rằng, từ năm 2001 cho đến năm 2004 hệ số ICOR luôn ở mức rất cao từ 5,1(2001) cho đến 5,3 (2004). Đến năm 2005 và 2006, hệ số ICOR đã giảm đi chỉ còn tương ứng 4,9 và 5.

3032 32 34 36 38 40 42 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 % 4,4 4,5 4,6 4,7 4,8 4,9 5 5,1 5,2 5,3 5,4

Tương ứng với sự gia tăng của hệ số ICOR là sự đi di chuyển của đường đầu tư xuống mức kém hiệu quả khi so sánh với các quốc gia Châu Á khác. Điều này cho thấy, để có thể làm gia tăng được 1 đơn vị sản lượng chúng ta phải mất đến hơn 5 đơn vị vốn trong khi đó ở Campuchia chỉ mất có hơn 2 đơn vị vốn, cao gấp rưỡi đến gấp hai lần nhiều nước xung quanh trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá hay nói cách khác hiệu suất đầu tư của nước ta chỉ bằng một nửa so với các nước trong khu vực vào thời kỳ này. Với các nước phát triển khác, ICOR của họ thời kỳ đầu công nghiệp hóa chỉ là trên dưới 3.

ICOR càng cao đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế càng thấp. Chất lượng tăng trưởng thấp kéo dài là tiền đề gây nên lạm phát, khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Nguyên nhân chủ yếu là do đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm; tình trạng thất thoát, lãng phí trong sử dụng vốn nhà nước vẫn còn xảy ra; công tác cải cách hành chính được thúc đẩy nhưng còn nhiều bất cập. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng tăng trưởng.

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế và liên hệ thực tế Việt Nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)