Đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế và liên hệ thực tế Việt Nam (Trang 49 - 50)

- Đóng góp của đầu tư nước ngoà

2.2.3.3.Đầu tư trực tiếp nước ngoà

1. Số doanh nghiệp hoạt động trong nền

2.2.3.3.Đầu tư trực tiếp nước ngoà

Bảng 13: Vốn và tỉ trọng trên Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2006-2011 Chỉ tiêu Ðơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Vốn đăng ký Tỉ USD 12 21,3 71,7 22 18 14,7 Vốn thực hiện Tỉ USD 4,1 8,0 11,5 10,0 11 11 Tỉ lệ % vốn FDI thực hiện/ tổng vốn đầu tư toàn xã hội

% 16,3 16,0 29,8 25,7 25,8 Ước 25,0

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài

Giai đoạn 2007-2009, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, thu hút mạnh nguồn đầu tư nước ngoài lý giải sự tăng đột biến tỷ lệ vốn đầu tư trong tăng trưởng GDP. Bên cạnh đó, Việt Nam có lợi thế về lao động hơn vốn nhưng tăng trưởng kinh tế trong hai thời kỳ đều nghiêng về yếu tố vốn hơn yếu tố lao động nhiều lần. Cụ thể, tỷ trọng đóng góp của yếu tố vốn cao gấp 2,83 lần yếu tố lau động giai đoạn 2003-2006 và gấp 3,74 lần giai đoạn 2007-2009. Điều này càng khẳng định tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian qua bị chi phối chủ yếu bởi yếu tố vốn đầu tư.

Đầu năm 2007, khi Việt Nam hoàn tất đàm phán gia nhập WTO thì dòng vốn FDI đăng ký tăng lên 12 tỷ USD - con số cao nhất trong 18 năm Việt Nam thu hút vốn nước ngoài thời kỳ trước đó. Năm 2007, vốn FDI đăng ký đạt 21,3 tỷ USD, tăng 77,9% so với năm 2006; năm 2008 được coi là năm có

số vốn đăng ký FDI cao nhất trong lịch sử thu hút đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với 71,7 tỷ USD, gấp hơn ba lần so với năm 2007.

FDI tăng vọt là tác động tích cực nhất đối với nền kinh tế Việt Nam sau 3 năm gia nhập WTO. Nếu xét về tổng vốn đầu tư toàn xã hội, cả thời kỳ 2001-2006 chỉ tăng 13,3% thì sau một năm tham gia WTO (năm 2007) đã tăng lên 27%. Nguyên nhân khiến cho đầu tư toàn xã hội năm 2007 tăng cao là khu vực FDI và ngoài nhà nước tăng với tốc độ kỷ lục 93,4% và 26,9%.

Năm 2010, số vốn FDI chiếm 25,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, cao hơn con số 25,5% của năm 2009; giá trị sản xuất công nghiệp của khối doanh nghiệp FDI trong năm 2010 tăng 17,2% so với năm 2009 và cao hơn mức tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước năm 2010 ước tăng 14,7%; tổng giá trị xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 38,8 tỷ USD, tăng 27,8% so với năm 2009 và chiếm 53,1% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 36,4 tỷ USD, tăng 39% so với năm 2009 và chiếm 42,8% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Nhờ đó, xuất siêu của FDI năm 2010 đạt 2,35 tỷ USD. Đây là điểm nổi bật của hoạt động đầu tư nước ngoài năm 2010, là đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam, giảm mức nhập siêu cho nền kinh tế.

Năm 2011 chứng kiến sự sụt giảm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới và không có tăng trưởng trong vốn FDI thực hiện (11 tỉ USD - tương đương năm 2010 và thấp hơn năm 2008). Không tăng, thậm chí số vốn FDI của những dự án bị thu hồi giấy phép còn nhiều hơn số vốn đăng ký mới có thể được xem là những đặc điểm nổi bật trong thu hút vốn FDI của năm 2011. Năm 2011, FDI đóng góp vào GDP khoảng 19%, riêng vốn thực hiện 11 tỉ USD, chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam cũng giảm xuống 5,89%.

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế và liên hệ thực tế Việt Nam (Trang 49 - 50)