Giai đoạn 2011 – 2012 là một giai đoạn khó khăn với tất cả các doanh nghiệp nói chung và Halong Canfoco nói riêng. Là một doanh nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu với thị trường chủ lực là EU, Halong Canfoco gặp rất nhiều khó khăn khi cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu lan rộng và chưa có dấu hiệu chấm dứt, thêm vào đó là suy thoái kinh tế, lạm phát tăng cao sức mua nội địa giảm mạnh. Bằng những nỗ lực của mình Halong
Canfoco đã có những biện pháp nhằm duy trì, giúp công ty đứng vững trong thời kì khó khăn và đạt được những hiệu quả nhất định:
- Bằng việc tăng cường công tác quản lí giám sát luân chuyển tiền nên đã giảm được các khoản phải thu khách hàng, không phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi thu hồi được các khoản tiền trả trước cho người bán.
- Giá trị hàng tồn kho giảm để tránh tồn đọng vốn.
- Hoãn lại các dự án đầu tư để tập trung vốn cho sản xuất, nhằm quản trị chi phí tài chính, giảm tiền vay ngân hàng
- Quản trị hiệu quả chi phí quản lí doanh nghiệp
- Mặc dù có giảm tuy nhiên hiệu suất sử dụng tài sản là tương đối tốt.
Bên cạnh những hiệu quả nhất định đạt được trong quản trị tài chính, Halong Canfoco vẫn còn rất nhiều điều cần làm để cản thiện tình hình tài chính của công ty.
- Cơ cấu nguồn vốn tương đối mạo hiểm nợ phải trả chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn. - Đang trong tình trạng thiếu hụt ngân quỹ, ngân quỹ âm khá lớn, nhu cầu tài trợ từ
bên thứ 3 tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao. Vốn lưu động thường xuyên có xu hướng giảm
- Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm mạnh làm lợi nhuận giảm hơn 66%.
- Chi phí bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu tăng cao, công tác quản trị chi phí chưa đạt được hiệu quả mong muốn
- Khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn ở mức thấp so với mức hợp lí - Vòng quay hàng tồn kho giảm làm tăng thời gian lưu kho của hàng hóa.
Do đó cần đề ra những biện pháp phù hợp để tăng cường sức khỏe tài chính và giúp công ty đứng vững trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế.