Kinh nghiệm XKLĐ nữ đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động nữ của Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á (Trang 42)

Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước vì vậy kết quả hoạt động này phụ thuộc rất lớn vào các chủ chương, chính sách của Nhà nước và sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương. Qua nghiên cứu tình hình XKLĐ nữ một số nước trong khu vực có thể rút ra một số kinh nghiệm cho hoạt động XKLĐ nữ của Việt Nam trong thời gian tới:

39

 Cần coi XKLĐ nói chung và XKLĐ nữ nói riêng là hoạt động mang tính chiến lược, là quốc sách lâu dài nên phải có chương trình quốc gia về XKLĐ và lao động nữ; xây dựng chính sách phối hợp giữa các cơ quan quản lý để củng cố và mở rộng thị trường lao động ngoài nước, quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

 Cung cấp kế hoạch tổng thể về thị trường lao động và thông tin cần thiết đã được thu thập, xử lý cho các đơn vị XKLĐ nhằm giảm chi phí đầu tư và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tiếp cận công khai với thị trường lao động.

 Chú trọng đến công tác bảo về quyền lợi chính đáng cho lao động nữ ở nước ngoài, thành lập các quỹ hỗ trợ cho người lao động khi tham gia XKLĐ hoặc gặp khó khăn khi đang làm việc ở nước ngoài.

 Xây dựng các văn bản pháp luật quy định chặt chẽ các chế độ, chính sách tài chính liên quan đến hoạt động XKLĐ đối với lao động nữ như: chính sách chuyển tiền kiều hối, thuế, phí và lệ phí, chính sách bảo hiểm xã hội, thu và quản lý tiền đặt cọc đối với lao động, chính sách đầu tư cho doanh nghiệp...

 Chủ động hình thành một kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao chất lượng lao động nữ xuất khẩu đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhà nước cần củng cố và tăng cường năng lực đào tạo nghề của các trường dạy nghề, các trung tâm đào tạo lao động hiện có, thành lập các trường và trung tâm chuyên đào tạo lao động nữ phục vụ cho xuất khẩu.

 Nâng cao nhận thức cho lao động nữ, đảm bảo ý thức chấp hành kỷ luật, tôn trọng các cam kết trong hợp đồng, giữ uy tín và truyền thống dân tộc, giảm thiểu đến mức thấp nhất tình trạng lao động đơn phương phá bỏ hợp đồng.

 Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nữ tham gia tìm việc ở nước ngoài. Mặt khác cần quan tâm tới vấn đề hậu xuất khẩu lao động.

40

Kết luận chƣơng 1

Chương 1 đã nêu một cách khái quát lý luận chung về XKLĐ - một hình thức hoạt động đặc thù của kinh tế đối ngoại, đã được nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam xem là một lĩnh vực kinh tế – xã hội quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước nhằm khai thác tối đa nguồn lực con người. Chương này cũng đi sâu phân tích những vấn đề về XKLĐ nữ như đặc điểm của lao động nữ và XKLĐ nữ, những yếu tố tác động đến XKLĐ nữ; nghiên cứu XKLĐ nữ của một số nước trong khu vực và rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam. Có thể nói, XKLĐ nữ là một xu hướng đang diễn ra phổ biến hiện nay. Trong những năm gần đây, hoạt động XKLĐ nói chung và XKLĐ nữ nói riêng ngày càng phát triển. Lao động tri thức với trình độ cao được đổ về các nước đang phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới về khoa học – công nghệ, kỹ năng quản lý sản xuất, kinh doanh…, lao động phổ thông được dồn về các nước phát triển nhằm bù đắp phần lao động thiếu hụt trong nước cũng như tận dụng được nguồn lao động với giá rẻ từ bên ngoài. Đây là quy luật tự nhiên góp phần tích cực cho sự phân công lao động quốc tế, mang lại lợi ích cho mỗi quốc gia tham gia cũng như lợi ích chung cho toàn thế giới.

Thông qua việc nghiên cứu lý luận chung của hoạt động XKLĐ và XKLĐ nữ sẽ là tiền đề và cơ sở cho việc phân tích thực trạng hoạt động XKLĐ nữ của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc Á được trình bày trong chương 2.

41

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NỮ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG ĐÔNG BẮC Á.

2.1. NHU CẦU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI Ở KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á VÀ ĐỔI MỚI TƯ DUY VỀ XKLĐ CỦA VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động nữ của Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)