Kinh nghiệm xuất khẩu lao động nữ ở một số nước trong khu vực

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động nữ của Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á (Trang 35)

TRONG KHU VỰC.

1.3.1. Xuất khẩu lao động nữ của một số nƣớc trong khu vực.

1.3.1.1 Xuất khẩu lao động nữ của Philippines.

Philippines thực hiện XKLĐ từ giữa những năm 1970 - một quốc sách của Nhà nước có tác động nhiều mặt đến nền kinh tế cũng như xã hội của quốc gia này. Trong thời gian qua, số lao động nữ tham gia xuất khẩu tăng rất nhiều. Vào năm 1976, số lao động nữ chỉ chiếm 15% tổng số lao động xuất khẩu của Philipines. Đến năm 1987, con số này lên đến 27% và đạt đến khoảng 50% vào giữa thập niên 1990. [37]

Chỉ tính riêng số lao động mới đi làm việc ở nước ngoài (không kể số tiếp tục được thuê mướn và số làm việc trên biển). Sự phân bố giữa lao động nam và nữ từ năm 1998 đến năm 2004 như sau:

Bảng 3: Tỷ lệ lao động Philippines làm việc ở nƣớc ngoài giai đoạn 1998-2004. Phân theo giới tính

Năm Nam Nữ

1998 39% 61%

2003 24% 76%

2004 25% 75%

Nguồn: POEA, Annual Report 1998 và 2004.

Hơn 57.5% lao động nữ người Philippines làm việc trong ngành buôn bán và những nghề cần lao động giản đơn như quét dọn và những nghề tương tự, đặc biệt là giúp việc gia đình. Lao động nữ Philippines đã trở thành nguồn cung cấp quan trọng nhất về người giúp việc nhà cả về số lượng và chất

32

lượng. Vào năm 1993, số người giúp việc nhà là 76.367 (13,86% số lao động được gửi ra nước ngoài trong năm), năm 1994 là 76.744 (13,6%). [38]

Tỷ phần lao động nữ gia tăng trong những năm gần đây. Những ngành nghề được nhiều lao động nữ làm là giúp việc gia đình và y tá. Số lao động Philippines ở nước ngoài làm nghê giúp việc gia đình, hầu hết là ở Trung Đông, Singapore và Hồng Kông. Các dòng chính xuất khẩu lao động nữ là đến các nước vùng Vịnh hay đến các nước Đông Nam Á để làm người giúp việc gia đình, đến Nhật Bản để làm việc trong công nghệ giải trí và đến những nước công nghiệp để làm y tá và giáo viên. Phụ nữ cũng chiếm đa số trong số các công nhân kỹ thuật và chuyên nghiệp.

Phương châm phát triển XKLĐ nói chung cũng như XKLĐ nữ của quốc gia này là phải kết hợp giữa việc phát triển thị trường XKLĐ với việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, coi giảm chi phí XKLĐ là một trong những biện pháp hữu hiệu để mở rộng thị trường lao động. Philippines xây dựng một cơ chế quản lý, điều hành hoạt động XKLĐ hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương, ở trong và ngoài nước, ban hành nhiều luật lệ, chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy XKLĐ và tránh những vụ việc tiêu cực trong hoạt động này.

Để tăng cường sức cạnh tranh của LĐXK, chính phủ Philippines có các kế hoạch nâng cao tay nghề cho LĐXK cũng như hợp tác chặt chẽ với các tổ chức phi chính phủ và ILO trong việc giáo dục, giúp đỡ về mặt pháp lý, đào tạo nghề cho người lao động. Cục quản lý việc làm ngoài nước Philippines (POEA) tổ chức các lớp giao dục định hướng cho người lao động trước khi tham gia xuất khẩu. Việc tuyển chọn lao động nữ làm giúp việc gia đình ở nước ngoài phải dựa trên tiêu chuẩn sức khoẻ và trình độ ngoại ngữ khá, họ phải trải qua một khoá học về các công việc trong gia đình, cách sử dụng đồ gia dụng hiện đại, cách giao tiếp, ứng xử và sau khi được cấp giấy chứng nhận đào tạo mới được tham gia vào hoạt động XKLĐ.

33

Philippines cũng thực hiện chính sách hỗ trợ cho lao động trở về tái hoà nhập với cộng đồng như tuyển dụng lại với mức lương cao hơn; khuyến khích, tạo điều kiện cho họ dùng vốn của mình để kinh doanh, sản xuất. Nhà nước không đánh thuế thu nhập và thuế chuyển tiền về nước đối với người lao động ở nước ngoài, khuyến khích người nhận tiền do lao động Philippines ở nước ngoài gửi về sử dụng vào những hoạt động thiết thực, có lợi cho bản thân và xã hội, đặc biệt là đầu tư cho sản xuất kinh doanh.

1.3.1.2 . Xuất khẩu lao động nữ của Indonesia.

Cũng như một số nước trong khu vực, lao động Indonesia ra nước ngoài làm việc không phải là một hiện tượng mới lạ. Lịch sử Indonesia đã từng chứng kiến những đợt người lao động đi tìm việc ở nước ngoài, dù tự phát hay có tổ chức, nhưng chưa bao giờ LĐXK trở thành một trong những vấn đề xã hội như giai đoạn hiện nay. So với các nước trên thế giới, Indonesia đang là một trong những nước có lực lượng LĐXK lớn và XKLĐ trở thành một trong những chiến lược về kinh tế – xã hội quan trọng của chính phủ Indonesia.

Một đặc điểm nổi bật trong lực lượng LĐXK Indonesia là phụ nữ tham gia ngày càng nhiều. Indonesia là một trong ba nước có số nữ LĐXK lớn nhất Châu Á, tuy nhiên trường hợp Indonesia càng đặc biệt hơn vì đây là quốc gia hồi giáo duy nhất XKLĐ nữ.

Trong quá khứ việc tham gia của phụ nữ Indonesia vào quá trình XKLĐ không được chú ý vì họ hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của người đàn ông. Tuy nhiên, trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, số lượng nữ LĐXK Indonesia gia tăng một cách đáng kể. Đây là kết quả của chính sách kế hoạch hoá gia đình mà Chính phủ Indonesia áp dụng từ những năm 1970. Tỷ lệ sinh giảm, độ tuổi kết hôn được nâng lên trình độ học vấn cho phụ nữ được cải thiện và những thay đổi về thái độ đối với phụ nữ là những nhân tố thúc đẩy phụ nữ Indonesia tham gia vào thị trường lao động. Phong trào phụ nữ đi làm

34

việc ở nước ngoài trở thành một hiện tượng xã hội những năm 1980 và số lượng không ngừng gia tăng theo thời gian. Thí dụ, giai đoạn từ 1989-1994 trong số lao động ra nước ngoài làm việc có 442.310 lao động nữ và 209.962 lao động nam. Từ năm 1994 đến năm 1999, số lao động nữ được đưa ra nước ngoài gia tăng khá nhanh với 2.042.206 người so với 880.226 lao động nam.[36] Đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, mặc dù nhìn chung số lượng LĐXK ra nước ngoài có giảm, tỷ lệ LĐXK nữ vẫn còn ở mức khá cao. Trong hai năm 1995-1996, cứ 100 LĐXK nữ mới có 48 LĐXK nam.

Đến cuối năm 2002, cũng theo các số liệu thống kê chính thức lao động nữ xuất khẩu Indonesia vẫn còn chiếm đa số với 358.718 người trên tổng số lao LĐXK ở nước ngoài là 465.485 người.

Theo quy định của Nhà nước Indonesia, phụ nữ muốn làm việc ở nước ngoài phải từ 30 tuổi trở lên, biết chữ và có khả năng làm được các công việc cơ bản trong gia đình như: nấu ăn, may vá...Họ phải được trang bị những kiến thức cơ bản về văn hoá và ngôn ngữ. Bên cạnh đó, người phụ nữ cần có thư bảo đảm của chồng hay cho mẹ họ trong trường hợp còn độc thân.

Trên thực tế, đại đa số LĐXK Indonesia không đáp ứng được những điều kiện này. Theo số liệu trong cuộc nghiên cứu tại miền Tây Jawa trên 133 nữ LĐXK trở về từ vùng Trung Đông cho thấy, 75% ở trong độ tuổi từ 20 đến 35 có trình độ học vấn kỹ năng lao động thấp. Một cuộc nghiên cứu khác cũng về nữ LĐXK tại Trung Đông cho thấy một phần ba trong số họ ở trong độ tuổi dưới 30. Về trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp, cũng theo kết quả nghiên cứu trên số lao động nữ xuất khẩu trở về, phần lớn trong số họ chỉ mới hoàn tất chương trình tiểu học và chưa bao giờ tham gia một lớp đào tạo hay huấn luyện nào có liên quan đến công việc của họ ở nước ngoài. Chỉ có một số ít có trình độ trung học (cấp 2 và cấp 3), thậm chí còn một số ít không đọc và nói tiếng Indonesia một cách thành thao, và họ chỉ nói được tiếng dân tộc họ thí dụ như tiếng Sundan.[39]

35

Với những đặc điểm trên, LĐXK Indonesia kể cả lao động hợp pháp và lao động bất hợp pháp thường làm những công việc mà giới trẻ các nước như Malaysia, Đài Loan thường không muốn làm vì cho là các công việc khó khăn, dơ bẩn và nguy hiểm [38]. Nhìn chung, công việc được phân bố theo giới tính: nữ LĐXK thường đảm nhận các công việc trong gia đình, trong khi đó, LĐXK nam thường làm trong các lĩnh vực xây dựng hay nông nghiệp.

Một trong những hậu quả của LĐXK ra nước ngoài của Indonesia là tình trạng thiếu lao động trong một số lĩnh vực sản xuất, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Tình trạng thiếu lao động này đã đưa người phụ nữ Indonesia từ vị trí thứ yếu trở thành người chủ thực sự của gia đình. Vị trí của phụ nữ ngày càng cao hơn khi họ tham gia vào XKLĐ trong khi người chồng ở lại chăm lo gia đình. Họ được sự kính trọng của mọi người trong cộng đồng, kể cả của người chồng vì họ giữ vai trò chính trong việc tạo lập kinh tế cho gia đình.

Tuy nhiên, những lợi ích về kinh tế trên không phải lúc nào cũng bù đắp được tâm lý lo âu, tình trạng căng thẳng của gia đình có LĐXK, nhất là khi những thông tin về tình trạng LĐXK nữ Indonesia ở nước ngoài bị ngược đãi, bị bóc lột, bị cưỡng hiếp. Nhiều gia đình bị phá vỡ vì một số LĐXK nữ Indonesia bị hãm hiếp ở nước ngoài thường bị người chồng từ bỏ, hoặc cũng có trường hợp người chồng sử dụng tiền vợ gửi về để xây dựng cuộc sống mới với một phụ nữ khác.

Ngoài ra, các điều kiện làm việc khắc nghiệt, dơ bẩn và sự lạm dụng của chủ cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng cho LĐXK, đặc biệt là lao động nữ một khi họ trở về nước, nhất là vấn đề sức khoẻ. Kết quả của thời gian làm việc kéo dài không được nghỉ ngơi, những bữa ăn thiếu thốn, điều kiện sống chật hẹp được thấy rõ qua tình trạng thể chất bị cạn kiệt và tinh thần bị suy sụp. Đó là chưa kể đến tình trạng đối xử cay nghiệt của gia đình và cộng đồng đối với họ do sự thiếu kiến thức, thiếu lòng khoan dung và thiếu sự cảm thông với những người bị nhiễm HIV/AID trong thời gian lao động ở nước ngoài.

36

Trước sự việc này, Chính quyền Indonesia phải tìm những giải pháp thích hợp trong đó các lĩnh vực cần ưu tiên can thiệp gồm có:

 Bảo vệ LĐXK Indonesia: Để bảo vệ lao động của mình, Chính phủ Indonesia cần phải có sự phối hợp với Chính phủ các nước, đặc biệt là các quốc gia vùng Vịnh, nơi mà Luật lao động không áp dụng cho người giúp việc gia đình, nhằm đưa ra những quy định chung về điều kiện làm việc và những lợi ích cơ bản cho LĐXK.

 Cải thiện và nâng cao chất lượng người lao động: Để phục vụ cho XKLĐ, những lớp huấn luyện tay nghề cũng như ngôn ngữ phải được tổ chức thường xuyên với thời gian lâu hơn để người lao động có thời gian thực tập trước khi khởi hành.

 Đơn giản hoá hệ thống tuyển mộ lao động hợp pháp, giảm chi phí và thời gian chờ đợi cho người lao động. Mở mạng lưới thông tin rộng rãi cho người lao động về cơ hội, điều kiện làm việc, tiền công được hưởng.... nhằm giảm bớt hoạt động của mạng lưới tuyển mộ bất hợp pháp, giảm số lượng LĐXK bất hợp pháp ra nước ngoài đồng thời giải phóng người lao động khỏi những bóc lột của mạng lưới này.

1.3.1.3 . Xuất khẩu lao động nữ của Thái Lan.

Thái Lan XKLĐ chủ yếu sang thị trường khu vực Đông Á với lao động phổ thông làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, phục vụ và nấu bếp; lao động lành nghề làm trong các ngành điện tử, cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm và chủ yếu XKLĐ có tay nghề cao sang các nước khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ. Khoảng 70% lao động Thái tại Đài Loan làm việc trong các công ty xây dựng, xí nghiệp may, lắp ráp điện tử và giúp việc gia đình.

Lao động Thái Lan ra nước ngoài làm việc chủ yếu là nam, nữ chiếm một số lượng rất ít, theo tỷ lệ khoảng 10:1. Về độ tuổi, dù là lao động nam hay nữ, số LĐXK của Thái Lan chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 25 - 44. Về trình độ học vấn và tay nghề, nhìn chung trình độ của LĐXK Thái Lan rất

37

thấp, chủ yếu mới đạt trình độ tiểu học và không có chuyên môn tay nghề cụ thể. Điều này cũng không có gì ngạc nhiên vì hầu hết LĐXK của Thái Lan đều ra đi từ vùng Bắc và Đông Bắc của Thái Lan. [40].

Theo Supang sự chênh lệch giữa số lượng lao động nữ ra nước ngoài làm việc của Thái Lan khá cao, nhưng nếu tính theo địa bàn làm việc, tại Hồng Kông và Nhật Bản, số lượng lao động nữ lại nhiều hơn lao động nam. Và càng về sau số lao động nữ tham gia XKLĐ so với nam cũng tăng lên đáng kể. Chẳng hạn, năm 1986 số lao động nữ Thái ra nước ngoài làm việc chỉ chiếm khoảng 6.4% trên tổng số LĐXK, nhưng đến năm 1988 con số này tăng lên khoảng 12.7% [35]. Trường hợp lao động Thái ở Đài Loan cho thấy, mặc dù số lao động nam nhiều hơn nữ, nhưng với hơn 10.000 lao động nữ đang làm việc ở nước này là một con số đáng kể. Khi xét đến yếu tố kênh tham gia XKLĐ và giới tính, cho thấy số lượng lao động nữ đi theo kênh Nhà nước nhiều hơn số lượng lao động nam. Điều này là do Chính phủ Thái Lan thực hiện các chính sách ưu tiên.

Bên cạnh đó, theo Wickramasekara [41] và Supang còn phải tính đến số lượng LĐXK bất hợp pháp khá lớn. Trường hợp này thấy rõ tại Nhật Bản, số lao động nữ cư trú quá thời hạn nhiều gấp đôi nam giới. Theo các số liệu phi chính thức của Nhật Bản, số lao động nữ Thái ở lại làm việc bất hợp pháp khá lớn và chủ yếu hoạt động trong ngành Thương mại hay tại các nhà hàng, khách sạn… Nhìn chung, tỷ lệ lao động nữ tham gia vào thị trường lao động quốc tế ngày càng có xu hướng gia tăng.

Khi hoạt động XKLĐ ngày càng được chú trọng, nó cũng đồng thời đặt ra một số vấn đề cơ bản cần có sự can thiệp của Chính phủ như:

 Vấn đề tuyển dụng và đào tạo: Chính sách của Chính phủ Thái Lan trong vấn đề này là: để các tổ chức tư nhân chủ động quy định các tiêu chuẩn, các nội dung đào tạo và tự thực hiện. Nhà nước một mặt chỉ kiểm tra tính hợp pháp của các hoạt động này, mặt khác, nhà nước hỗ trợ dịch vụ và tạo cơ sở

38

vật chất cho các tổ chức tư nhân thuê khi họ có nhu cầu. Đối với các trường hợp đi theo kênh Nhà nước, Nhà nước đưa ra các chính sách ưu tiên vì thực chất kênh này chủ yếu cũng chỉ dành cho các đối tượng ưu tiên và các đối tượng không thể đi theo được các tổ chức tư nhân. Các đối tượng ưu tiên trong nhóm này là lao động nữ, lao động thuộc các gia đình nghèo hoặc có hoàn cảnh khó khăn, người cư trú ở các vùng kém phát triển của Thái Lan.

 Vấn đề giúp vốn để người lao động, đặc biệt là lao động thuộc đối tượng ưu tiên: Chính phủ Thái áp dụng các hình thức thế chấp, tín chấp, bảo lãnh cho vay và tạo kênh để các ngân hàng ký kết với người lao động. Chính sách này giàng buộc người lao động chuyển tiền về nước qua các ngân hàng qua đó vừa đảm bảo vốn cho các ngân hàng vừa có khả năng sinh lợi.

 Vấn đề cân bằng nguồn nhân lực trong nước, tận dụng lại nguồn nhân lực đã đi lao động nước ngoài sau khi họ về nước: Thái Lan chưa có chính sách cụ thể đối với vấn đề này. Tuy nhiên, họ cũng đang tiền hành nghiêm cứu để sớm đưa ra chính sách phù hợp. Nghiên cứu mà họ đang tiến hành

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động nữ của Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)